Thực trạng di tích

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 71)

6. Bố cục đề tài

3.1.2. Thực trạng di tích và lễ hội đền Lăng Sƣơng

3.1.2.1. Thực trạng di tích

Đền Lăng Sƣơng đƣợc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2004. Hiện nay, kiến trúc chủ yếu của di tích là mới đƣợc tôn tạo lại vào thế kỷ XX. Mặt bằng của di tích rộng lớn, bằng phẳng (gần 3000m2), bao gồm nhiều di tích nhỏ trong một quần thể di tích lớn. Toàn bộ khu di tích đều đƣợc tôn tạo khang chang vững chắc, đáp ứng đƣợc nhu cầu văn hóa, tâm linh của nhân dân. Địa thế cảnh quan của di tích rất đẹp, hấp dẫn nhân dân và du khách.

Theo nội dung tấm văn bia (niên hiệu Tự Đức thứ nhất 1849) còn lại ở đền thì đền Lăng Sƣơng đƣợc xây dựng thời Thục An Dƣơng. Đến thời Lê thì đƣợc trùng tu lại. Thời Nguyễn, vào năm Thiệu Trị thứ 7 (19 – 6 – 1847) ngôi

đền đƣợc tu sửa lớn. Năm Tự Đức nguyên niên thì khắc bia đá để lại đời sau. Trải qua thời gian và sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, đền Lăng Sƣơng đã bị hƣ hỏng nhiều. Năm 1991 chính quyền và nhân dân địa phƣơng đã tôn tạo khu di tích đền Lăng Sƣơng trên tổng diện tích gần 3000m2 bao gồm nhiều công trình kiến trúc hợp lại:

Đền Lăng Sƣơng còn bảo lƣu đƣợc một số cổ vật giá trị, đó là: Bia đá, cột đá thời Lê Sơ, đá kê cột, hòn đá quỳ, chậu đá, hòn đá nén bụng, dấu ấn đồng, ngọc phả, văn tế...

Khảo sát tổng thể, hiện nay, khuôn viên đền Lăng Sƣơng nằm diện tích bảo vệ theo quy hoạch điều chỉnh là 20,983m2. Hiện nay tƣờng gạch đá ong bao quanh đã xuống cấp nhiều, nhiều đoạn thay thế bằng gạch chỉ. Mảng sân trƣớc đền nhiều lần tu bổ nên có nhiều loại gạch khác nhau, có chỗ nứt vỡ, rêu mốc.

Trong khuân viên đền còn nhiều khoảng đất trống nhƣng rất ít cây xanh bóng mát. Phía trƣớc đền, miếu Hai Cô đã bị hƣ hỏng, kiến trúc mới làm lại cần đƣợc tu bổ.

Nền di tích thấp hơn so với mặt đƣờng có thể xảy ra tình trạng úng ngập khi mƣa to. Hệ thống cấp và thoát nƣớc chƣa đƣợc quy hoạch.

Căn cứ vào tình hình thực tế, khu di tích đền Lăng Sƣơng đã đƣợc tiến hành thực hiện dự án tu bổ tôn tạo tổng thể do Công ty cổ phần kiến trúc đô thị Việt Nam thực hiện (Theo quyết định phê duyệt số 845/QD-UBND ngày 27/3/2006 của UBND Tỉnh Phú thọ quy hoạch tổng mặt bằng và quyết định 3644/QD-UBND ngày 29/12/2006 của UBND Tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình). Quy mô dự án bao gồm 27 hạng mục bao gồm: Mộ Hai Cô, giếng Thiên Thanh, nghi môn, nhà bia đá, nhà võng, nhà tả mạc, nhà hữu mạc, đền chính, bếp mới + kho sắp lễ, lăng Thánh Mẫu, sân cờ ngƣời, sân chơi đập niêu, sân đu tiên, sân chọi gà, sân đa năng, thảm hoa, tƣợng trang trí, cây thuốc nam, gò Đống bò, hồ nƣớc, nhà dịch vụ kết hợp Ban quản lý, khu vệ sinh, chòi nghỉ chân, bãi lau, bãi để xe, khu bãi cửa đình, bến trƣờng sa, bãi cửa ải.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đền Lăng Sƣơng, từ năm 2006 đến nay đã thực hiện đƣợc các hạng mục sau: đền chính, nhà tả mạc, nhà hữu mạc, nhà võng, lăng Thánh Mẫu và một phần sân vƣờn. Các hạng mục còn lại sẽ tiếp tục tiến hành vào giai đoạn 2 và giai đoạn 3. [17;tr.144 – 147]

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 71)