Nhóm giải pháp phát triển mô hình văn hóa lễ hội

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 84)

6. Bố cục đề tài

3.2. Một số giải pháp khai thác giá trị của di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng trong

3.2.5. Nhóm giải pháp phát triển mô hình văn hóa lễ hội

Một khó khăn đối với hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, lễ hội ở huyện Thanh Thủy chính là vấn đề kinh tế. Vì vậy cần phải chú ý khai thác, tận dụng các nguồn lực từ cá nhân, tổ chức cũng nhƣ huy động sự đóng góp của nhân dân để góp phần giữ gìn các di sản văn hóa về lễ hội trên địa bàn huyện.

Để có thể thu hút đƣợc các nguồn đầu tƣ thì các lễ hội phải làm sống lại đƣợc các giá trị văn hóa truyền thống. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc lòng tin trong nhân dân, từ đó thu hút đƣợc sự đóng góp, ủng hộ của toàn thể nhân dân. Sự đóng góp đó có thể bằng tiền, bằng nhân lực, vật lực... góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống lễ hội huyện Thanh Thủy

Các giá trị văn hóa lễ hội cần đƣợc tôn vinh và phát huy dƣới góc độ kinh tế du lịch nhƣ một “ tài sản văn hóa đặc trƣng”. Để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong và ngoài huyện thì cần kết hợp giới thiệu đến du khách những sản vật đặc trƣng của địa phƣơng nhƣ về ẩm thực có rau sắn, thịt chua, cọ, tƣơng làng bợ,...

Để khai thác lễ hội – nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, mỗi lễ hội phải tạo ra đƣợc sự hấp dẫn mang tính riêng biệt đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú mang đậm đƣợc sắc thái địa phƣơng. Bên cạnh mỗi lễ hội đơn lẻ cần có kế hoạch tổ chức một số lễ hội lớn, trọng điểm, có sự đầu tƣ thích đáng nhƣ lễ hội đình làng Đào Xá, Đình Hữu Khánh, Đình La Phù... nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, đồng thời khai thác kinh doanh du lịch, cùng các dịch vụ khác về lễ hội.Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống nhà khách, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách.Việc làm này không dễ dàng, đòi hỏi hết sức thận trọng, nhƣng nó có tác dụng bảo tồn lễ hội, nhằm giáo dục tinh thần dân tộc cho các thế hệ trẻ.

Hiện nay nhiều lễ hội đã đƣợc khôi phục sau nhiều năm gián đoạn, tuy vậy nhiều sinh hoạt văn hóa mang sắc thái riêng, mang tính đặc trƣng của mỗi địa phƣơng chƣa đƣợc khôi phục lại. Cơ sở để phục hồi các hoạt động này là lớp ngƣời cao tuổi, những nghệ nhân dân gian trong cộng đồng. Tuy nhiên đến nay những ngƣời nắm giữ kho vốn di sản này đang vắng dần và chính quyền địa phƣơng cần sớm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những ngƣời cao tuổi có cơ hội để truyền lại những tri thức của mình cho lớp hậu thế và cả cộng đồng.

Những năm gần đây, Nhà nƣớc đã dành kinh phí (thuộc chƣơng trình mục tiêu Quốc gia) để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong đó có hoạt động lễ hội nhƣng thực chất viêc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể trong đó có lễ hội so với đầu tƣ kinh phí bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể chƣa có sự tƣơng xứng. Mặt khác, chƣơng trình bảo tôn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội hiện nay mới chủ yếu tập trung kinh phi cho việc bảo tồn, gồm sƣu tầm tƣ liệu, quay phim lễ hội để lƣu giữ băng

đĩa CD, chụp ảnh hay ghi chép văn bản. Việc phát huy một cách cụ thể các giá trị của lễ hội nhƣ thế nòa thì chƣa đƣợc thực thi.

Lễ hội cổ truyền tích hợp nhiều tầng văn hóa từ nguyên thủy đến hiện đại. Trải qua các giai đoạn của lịch sử, đặc biệt trƣớc sự phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhƣ hiện nay, lễ hội này đang biến đổi mạnh mẽ. Nếu chúng ta không khẩn trƣơng quy hoạch và tiến hành bảo tồn lễ hội với những yếu tố truyền thống đang biến đổi mạnh, e rằng những mĩ tục cổ truyền.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong Chƣơng 3 tác giả đã trình bày các giải pháp khai thác giá trị di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng. Với các giá trị lịch sử - văn hóa tâm linh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Thủy nói riêng. Đền Lăng Sƣơng sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách thập phƣơng trong và ngoài tỉnh.

Song, không vì vậy mà tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống các di tích một cách nóng vội, vô nguyên tắc, mà phải tiến hành theo một quy trình với các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và lƣu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống vốn có của di tích.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ vùng đất lịch sử và một cộng đồng ngƣời nhƣ thế, Thanh Thủy đã nảy sinh một nền văn hóa văn nghệ dân gian phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Lễ hội huyện Thanh Thủy phản ánh sự thích nghi, lối ứng xử của cộng đồng cƣ dân đối với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Lễ hội phong phú về quy mô loại hình, đa dạng trong tổ chức lễ hội, trong nghi lễ, lễ vật dâng cúng, trò diễn... phản ánh sự đa dạng văn hóa của cộng đồng cƣ dân Thanh Thủy.

Phát triển du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mói quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lƣu kinh tế, văn hóa khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một vùng, của một quốc gia ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Thông qua du lịch, ngân sách địa phƣơng đƣợc nâng lên từ việc thực hiện nghĩa vụ và những đóng góp của các đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tƣ phát triển y tế, giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, thực tế những năm qua cho thấy du lịch Thanh Thủy phát triển còn nhiều hạn chế, nhiều khó khăn, trở ngại, chƣa có bƣớc phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Kết quả chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Phát triển nhƣng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.

Trƣớc bối cảnh và xu hƣớng đó, du lịch Thanh Thủy cần thiết phải đƣợc định hƣớng phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để cơ sở cho những giải pháp khai thác phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Lăng Sƣơng. Do vậy, bảo tồn - phát triển giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Thủy là trách nhiệm của toàn nhân dân và của toàn huyện. Để bảo tồn, phát huy tốt giá trị của các lễ hội truyền thống ở huyện Thanh Thủy nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cần phải có mô hình tổ chức quản lý và quy hoạch lễ hội, mô hình

giáo dục, nghiên cứu khoa học và truyền thông và mô hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn kết với phát triển sinh kế cộng đồng thật sự đồng bộ, hợp lí và khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2003), Khu di tích Đền Hùng trong tiến trình lịch sử dân tộc, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội.

2. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tằng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Quang Lê (1999), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ trong xã hội hiện nay, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội.

4. Hoàng Lƣơng (2002), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Thu Linh, Phan Văn Tú (2004), Quản lý lễ hội cổ truyền: Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

6. Vũ Mão – Phan Thị Bảo (2016), Khu di tích lịch sử Đền Lăng Sương,

nxb Thanh niên, Hà Nội.

7. Lê Thị Tuyết Mai (2006), Du lịch lễ hội Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), Phát triển du lịch huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa quản lý kinh tế, Thái Nguyên.

9. Khổng Thị Nhung, Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Lăng Sương xã Trung

Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ.

10.Thạch Phƣơng, Lê Trung Vũ (1995), 60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh.

11.Trần Quang, Phạm Bá Khiêm (2006), Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ và hội văn nghệ dân gian Phú Thọ, Phú Thọ.

12. Dƣơng Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,

nxb Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

13. Sở Văn hóa thông tin, thể thao Phú Thọ, hội văn nghệ dân gian Phú Thọ (2001), Tổng tập văn nghệ dân gian đất Tổ, tập 2, Phú Thọ.

14. Sở Văn hóa thông tin, thể thao Phú Thọ, hội văn nghệ dân gian Phú Thọ (2002), Tổng tập văn nghệ dân gian đất Tổ, tập 3, Phú Thọ.

15. Sở Văn hóa và hội văn nghê dân gian Phú Thọ (2006), Lễ hội truyền thống vùng đất tổ, Phú Thọ.

16. Sở Văn hóa thông tin, thể thao Phú Thọ, hội văn nghệ dân gian Phú Thọ (2007), Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, Phú Thọ.

17. Sở Văn hóa Thể thao và Phú Thọ (2014), Nghiên cứu, xây dựng các điểm du lịch gắn với lễ hội truyền thống nhằm đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ.

18. Huyện Ủy – HDND – UBND Huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (2009), Văn hóa dân gian huyện Thanh Thủy, Phú Thọ.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA LỄ HỘI

ĐỀN LĂNG SƢƠNG – HUYỆN THANH THỦY

Đền Lăng Sƣơng nhìn từ trên cao (phutho.gov.vn)

Đền Lăng Sƣơng gắn với lễ hội (thanhthuy.phutho.gov.vn)

Cổng đền Lăng Sƣơng (thanhthuy.phutho.gov.vn)

Một phần của tài liệu Di tích lịch sử đền lăng sương trong việc phát triển du lịch văn hóa huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 84)