Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy văn học đương đại

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 37)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong dòng chảy văn học đương đại

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên, quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ ông cùng gia đình lƣu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Năm 1960, gia đình chuyển về quê, định cƣ ở xóm Cò, thôn Khƣơng Hạ, xã Khƣơng Ðình, huyện Thanh Trì (nay là phƣờng Khƣơng Đình, quận Thanh Xuân), Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp Khoa Sử - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Nguyễn Huy Thiệp bị đƣa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp cho nên lý lịch ông bị xếp vào loại "không sạch".

30

Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi rời cơ quan nhà nƣớc vào năm 1992.

Sau chiến tranh, đặc biệt là từ năm 1986, xã hội Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc trên mọi phƣơng diện. Cơ hội ấy đối với sự phát triển của Việt Nam chính là công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng vào năm 1986. Cùng với “Perestroika” ở Liên Xô (cũ), khẩu hiệu đổi mới đã thổi một luồng gió đầy sinh khí vào đời sống xã hội Việt Nam, kích thích những cải cách kinh tế và khơi dậy những suy nghĩ mới, những tìm tòi, sáng tạo trong giới trí thức, văn nghệ sỹ. Về kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang đƣợc đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Nghị quyết 05 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, trong khi yêu cầu cụ thể hoá đƣờng lối đổi mới trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ: “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đƣa văn học nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bƣớc mới” đã thúc đẩy việc đổi mới tƣ duy và dân chủ hoá xã hội. Về văn học – nghệ thuật, văn học nói chung và văn xuôi nói riêng dần tách chia thành hai tuyến. Đổi mới vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với mỗi nhà văn. Trong bối cảnh xã hội đƣợc dân chủ hoá, đời sống văn học dần mang một sắc diện mới trong quan niệm và cách đánh giá. Sự đa dạng về nhu cầu và thị hiếu của ngƣời đọc đƣợc tôn trọng, thị trƣờng văn học đƣợc hình thành theo đúng quy luật vừa rộng rãi vừa khắc nghiệt của cung - cầu. Lịch sử xã hội luôn tác động và chi phối đến văn học. Đó là một quy luật. Văn học Việt Nam sau năm 1975 cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Là bộ phận nhạy cảm nhất của xã hội, văn học nghệ thuật hƣởng ứng hết sức mạnh mẽ đƣờng lối đổi mới và thực thi ngay tƣ tƣởng đổi mới trong sáng tác, trong tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà lý luận phê bình. Dần dần đến lƣợt mình, văn học cũng tự biến đổi trong công cuộc đổi mới, có thêm những tác giả và tác phẩm mới, có những đặc điểm về phong cách và nội dung khác với thời kỳ trƣớc, cho phép nói về một giai đoạn mới trong văn học.

31

Trên con đƣờng đi tìm quan niệm, triết lý văn chƣơng của mình Nguyễn Huy Thiệp đã vấp phải bao ý kiến, bão táp trong suốt chặng đƣờng đi. Giờ đây, có thể minh chứng ở trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều chứa đựng một hoặc vài lời triết lý của ông về văn chƣơng. Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Huy Thiệp là ngƣời hay trăn trở, tìm tòi, khám phá về văn chƣơng và ý nghĩa của nó. Những triết lý đó, đƣợc phát biểu gián tiếp qua các nhân vật, qua tình huống truyện hoặc đôi khi phát biểu một cách trực tiếp, gián tiếp. Trƣớc đây, Nam Cao cũng thƣờng thể hiện những quan niệm của mình trên trang viết của mình. Nhƣng với Nguyễn Huy Thiệp, văn chƣơng không đơn giản và rành mạch nhƣ Nam Cao. Cái nhìn của ông về văn chƣơng có gì đó rất phức tạp - phức tạp nhƣ chính cuộc đời, cái nhìn đa chiều trong chính bản thân cuộc sống, khi thì “văn chƣơng là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thoáng Xuân Hương), khi thì “văn chƣơng có cái gì từa tựa lẽ phải” (Giọt máu), khi thì: “văn chƣơng có nhiều thứ lắm, văn chƣơng có nhiều điều bí ấn lắm. Có thứ văn chƣơng hành nghề kiếm sống, để ở đó văn chƣơng nhƣ một công cụ khô cứng, không có hồn, có thứ văn chƣơng sửa mình, có thứ văn chƣơng trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chƣơng làm loạn” (Giọt máu).

Nguyễn Huy Thiệp tự phát biểu những triết lý của mình về văn chƣơng Xen lẫn với những lời phát biểu của những nhà chính trị về văn chƣơng là những trăn trở, suy nghĩ của chính Nguyễn Huy Thiệp.

Trong sự nghiệp sáng tác, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng nhận nhiều giải thƣởng văn chƣơng, trong đó nổi bật là Huân chƣơng Văn học nghệ thuật Pháp (năm 2007); giải thƣởng Premio Nonino Italia (năm 2008). Ông vừa đƣợc Hội đồng cấp cơ sở gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp nhà nƣớc đề nghị xét tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật năm 2021. 2 tác phẩm đƣợc đề nghị xét giải của ông là truyện ngắn Tướng về hưuNhững ngọn gió Hua Tát.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận. Tên tuổi của ông với hàng chục truyện ngắn nhƣ: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Kiếm

32

sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Trong đó, truyện ngắn Tướng về hưu đã đƣợc chuyển

thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên vào năm 1988. Bộ phim này cũng gây tiếng vang lớn, đến nay vẫn là một trong những phim truyện Việt Nam nổi tiếng, để lại dấu ấn khó quên cho ngƣời xem.

Ngoài truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã xuất bản nhiều tiểu thuyết nhƣ: Tuổi 20 yêu dấu, Gạ tình lấy điểm, Tiểu long nữ… Ông cũng là tác giả của nhiều kịch bản nhƣ: Gia đình (hay Quỷ ở với người, dựa theo truyện ngắn Không có vua), Nhà tiên tri… Bên cạnh đó, ông còn làm thơ (chƣa xuất bản tập thơ nào, nhƣng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và viết tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nƣớc.

Năm 2020, tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với phần minh họa của nhiều họa sĩ nổi tiếng nhƣ: Lê Thiết Cƣơng, Quách Đông Phƣơng, Thành Chƣơng... ra mắt bạn đọc nhân dịp ông tròn 70 tuổi. Tuyển tập gồm 42 truyện chọn lọc và tâm đắc nhất của ông, do NXB Văn học và Công ty Đông A ấn hành với nhiều phiên bản chất lƣợng phục vụ bạn đọc gần xa.

Với ngòi bút đầy bản lĩnh và tài năng sáng tạo, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc cách mạng trong tƣ duy nghệ thuật so với truyền thống. Những tác phẩm của ông mang lại cho bạn đọc một cảm giác vừa thân quen, vừa lạ lẫm, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Nét cá tính và phóng khoáng, không bị gò bó bởi khuôn mẫu đã khiến cho văn chƣơng của ông có sức hút một cách kỳ lạ, khó có thể diễn tả. Điều đó cho thấy ông không chỉ bao quát cuộc sống, không chỉ xoáy vào nhiều đề tài mà còn mở ra một phong cách mới của văn học Việt Nam hiện đại.

Nguyễn Huy Thiệp tự phát biểu những triết lý của mình về văn chƣơng Xen lẫn với những lời phát biểu của những nhà chính trị về văn chƣơng là những trăn trở, suy nghĩ của chính Nguyễn Huy Thiệp.

Cuối truyện Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp đã khái quát về công việc viết văn của mình: “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa”. Nhọc nhằn, phức tạp vì văn Nguyễn Huy Thiệp không phải là thứ văn dễ dãi, không phải là thứ văn nhàm chán, đơn điệu, ngƣời ta viết thứ văn ấy nhƣ

33

một sự giải thoát. Nguyễn Huy Thiệp viết nhƣ một sự chất vấn chính mình – chất vấn về nghĩa lý của văn chƣơng, về ý nghĩa của cuộc đời cầm bút.

Vì thế, trang viết của ông nhƣ một sự trăn đi trở lại, nhƣ một sự dằn vặt, cào xé chính mình. Ông cho rằng viết văn phải có sự suy nghĩ, nhìn nhận thấu hiểu lẽ đời, viết từ những con ngƣời bình thƣờng, mộc mạc, giản dị: “Ở trƣờng Đại học, tôi đã thuyết giảng về sự vô minh của con ngƣời và thế giới, lòng khao khát của cá nhân tôi với cuộc sống mà thƣợng đế đã ban cho. Giờ nhớ lại những điều tôi nói hôm ấy thật xa xỉ và phù phiếm, thậm chí dối trá” (Quan Âm chỉ lộ). Nguyễn Huy Thiệp sợ mình trở thành một thằng lừa đảo, những ngƣời làm văn chân chính với nhận thức điều đó. Với Thiệp, những kẻ lừa đảo trong văn chƣơng còn đáng sợ hơn nhiều những kẻ lừa đảo tiền bạc, tài sản. Nhƣng thật trớ trêu, vì sự thật bao giờ mà chẳng đắng và khó nghe, sự thật không phải là những miếng mật ngọt để giót vào tai ngƣời nghe, để thồi vào hồn ngƣời đọc những ánh màu hồng. Ông đau đớn nhận ra thứ văn chƣơng sự thật của mình đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho ngƣời đời: “Văn chƣơng là thứ bỉ ổi nhất. Nó gây ra sự nổi lọan trong đời thƣờng. Cuộc đời trôi đi đơn giản. Day đi dứt lại để làm gì?

(Chút thoáng Xuân Hương). Nhƣng rồi, ông không thể làm khác đƣợc. Ông

không thể viết ra thứ văn chƣơng dễ dãi, sẵn sàng ca ngợi, tung hô, sẵn sàng dối trá, thứ văn chƣơng đƣợc cho là rẻ tiền, thứ văn chƣơng bán rẻ tâm hồn ngƣời viết. Ông thà để ngƣời ta đau đớn trong đời thật còn hơn chìm đắm trong thứ hạnh phúc giả tạo.

Từng mang khuôn mặt của một kẻ kiêu ngạo cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp đã ý thức đƣợc nỗi cô đơn tột cùng trong sáng tạo, một mình một diễn đàn, một mình một hƣớng đi. Trong Giọt máu, ông đã từng thốt lên đau đớn: “Thằng bé mơ hồ hiểu rằng học đòi văn chƣơng là nó bƣớc vào một cõi mà ở đấy, nó không thể nƣơng tựa vào bất cứ thứ gì, ngoài bản thân nó”… Nguyễn Huy Thiệp cô đơn trong sáng tạo, hay cô đơn để sáng tạo? Ông chấp nhận sự cô đơn để đƣợc là mình, đƣợc là riêng ông, không lẫn vào đâu, không lẫn với ai. Để viết đúng mình. Tức là viết khác ngƣời. “Ngƣời đời bao giờ chẳng bạc bẽo” - ông từng

34

than vãn. Ngƣời ta bảo ông có tài nhƣng không có tâm, ngƣời ta bảo ông bán rẻ quá khứ, ngƣời ta bảo…

Ngƣời ta còn bảo nhiều lắm. Còn ông, ông đã tự bảo mình không trông chờ vào lòng hào hiệp của ngƣời đời. Mà văn chƣơng cũng chẳng cần đến lòng thƣơng hại, văn chƣơng phải thẳng thắn đối diện, phê phán. Ông cứ ung dung mà đi tiếp con đƣờng của mình, đúng hơn đi tiếp trên một sợi dây mảnh, nhƣ thể một nghệ sĩ xiếc trong một pha mạo hiểm, dù một mình đi với bao nguy hiểm, một mình một đầu song để chống lại một hƣớng đi khác.… Và ông biết, chỉ cần ông chệch chân ra khỏi sợi dây, ngƣời ta sẽ phỉ báng ông, vùi lấp ông nhƣ thể vùi lấp một ngôi mộ. Đời vốn nghiệt ngã! Đời ngƣời sáng tạo còn nghiệt ngã hơn. Một số tác phẩm tiêu biểu nói lên sự đổi mới trong quan niệm văn học của ông. Không có vua là truyện ngắn mang đặc trƣng nhất phong cách Nguyễn Huy Thiệp. Với ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh đến bất ngờ, ông viết về đề tài mâu thuẫn trong gia đình với thế hệ cha con. Những hổ lốn đến khó chấp nhận đƣợc trong cái gia đình nhìn vẻ bề ngoài có vẻ cao sang và lịch sự kia là một bức màn về sự giả tạo nhân nghĩa, thứ bậc trong gia đình bị đảo lộn. Một bức tranh hiện thực đầy tính chân thực trong gia đình thời kì đó đƣợc Nguyễn Huy Thiệp thể hiện thành công. Có thể nói, “Không có vua” là tác phẩm điển hình cho phong cách, cũng nhƣ giọng văn của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn là câu chuyện xoay quanh những hỗn loạn, không có tôn ti trật tự trong gia đình lão Kiên, thợ sửa xe già. Thông qua Không có vua, ngƣời đọc thấy đƣợc những điểm xấu xa đƣợc ẩn sâu đằng sau vẻ ngoài đạo đức giả.

Nguyễn Huy Thiệp mất ngày 20.3.2021, hƣởng thọ 71 tuổi. Sự ra đi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã để lại niềm tiếc nuối khôn nguôi trong lòng bao thế hệ bạn đọc và nhiều thế hệ nhà văn hôm nay. Nhà văn Trần Thu Hằng (Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai) cho biết, mặc dù chƣa có dịp gặp gỡ trực tiếp nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ngoài đời nhƣng những sáng tác của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong chị và trong nhiều thế hệ học sinh, sinh viên.

Có dịp gặp gỡ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong một lần đến Hà Nội dự hội nghị văn chƣơng do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, nhà văn Nguyễn Trí kể:

35

“Ấn tƣợng về Nguyễn Huy Thiệp trong tôi là ngƣời gần gũi, hiền hòa và thân tình. Lần ra Hà Nội ấy, tôi đƣợc một ngƣời bạn dẫn đi uống trà cùng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, lúc đó tôi chƣa đƣợc kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Trong buổi nói chuyện, chúng tôi đề cập đến chuyện đời, chuyện nghề và Nguyễn Huy Thiệp có khuyên tôi rằng nên làm đơn xin vào Hội để sinh hoạt”.

[24].

Riêng đối với những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn Nguyễn Trí cho biết ông đã đọc gần hết và có ấn tƣợng sâu sắc với nhiều tác phẩm nhƣ: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt,

Chuyện ông Móng… “Văn chƣơng của Nguyễn Huy Thiệp đã đọc thì không thể

rời mắt, mỗi câu, mỗi từ đều tròn trịa, không thừa, không thiếu. Ông viết về những vấn đề của cuộc sống xã hội mà trƣớc đó chƣa ai nói, bằng cách viết và bút pháp rất riêng biệt. Một số tác phẩm của ông đi vào đầu tôi một cách tự nhiên, đọc xong gần nhƣ tôi đã thuộc lòng” - nhà văn Nguyễn Trí bộc bạch. [17]. Nhà văn Bùi Quang Tú cũng chia sẻ: “Cha tôi thƣờng nói Nguyễn Huy Thiệp có bút pháp “lạnh” [17]. Trong dòng chảy văn học hậu chiến, nhiều nhà văn đang khai thác đề tài chiến tranh thì Nguyễn Huy Thiệp lại in khá đậm nét về đề tài nông thôn và những ngƣời lao động. Tác phẩm của ông chủ yếu lên án cái xấu, cái ác, khơi gợi niềm tin, sự hƣớng thiện. Chính cái nhìn mạnh mẽ, quyết liệt về xã hội ấy đã tạo nên sự đổi mới trong văn chƣơng của ông. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với các đánh giá, Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tƣợng” độc đáo của văn đàn Việt Nam sau 1975.

36

Tiểu kết chƣơng 1

Tín ngƣỡng, tôn giáo là một trong những thành phần tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc. Những lễ nghi, phong tục, tâm linh, tín ngƣỡng ảnh hƣởng mật thiết đến đời sống hàng ngày của cộng đồng cƣ dân, nó phản ánh niềm tin của con ngƣời vào một hiện tƣợng, sự vật ấy có tác động trở lại đối với cuộc sống của mỗi ngƣời và cộng đồng. Đến với văn học Việt Nam, ngƣời đọc bắt gặp rất nhiều những “chất liệu” văn hóa dân gian đó. Trong đó Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn tiêu biểu thành công ở mảng truyện ngắn. Mỗi tác phẩm của ông khi xuất hiện đều trở thành những “tâm chấn” trong đời sống văn xuôi Việt Nam hiện đại. Dòng chảy của văn học không ngững thay đổi, đòi hỏi các nhà văn phải vạch ra hƣớng đi riêng cho mình, không lẫn vào ai và Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, ông hòa nhập nhƣng không hòa tan. Ông hòa đƣợc vào với đời sống mới của văn học, nhƣng ông luôn tìm cho mình một hƣớng đi mới, một cách tiếp cận đời sống mới từ phƣơng diện tín ngƣỡng, tôn giáo dân gian.

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)