Biểu tƣợng tôn giáo, tín ngƣỡng đặc sắc

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 62 - 64)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

3.1. Biểu tƣợng tôn giáo, tín ngƣỡng đặc sắc

Biểu tƣợng nhƣ là thuật ngữ của mĩ học, lý luận ngôn ngữ học và lý luận văn học còn đƣợc gọi là tƣợng trƣng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng nghệ thuật. Đặc điểm cơ bản của hình tƣợng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con ngƣời và cuộc sống hiện lên y nhƣ thật. Nhƣng hình tƣợng cũng là hiện tƣợng đầy tính ƣớc lệ. Bằng hình tƣợng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tƣợng. Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tƣợng là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng hay một triết lí sâu xa về con ngƣời và cuộc đời, nhƣ hình tƣợng “Đạm Tiên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tƣợng “cây sồi” trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tôn- xtoi, hay hình tƣợng “bò khoang” trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.

Nghệ thuật nói chung, văn chƣơng nói riêng muôn đời luôn hàm ẩn, dung chứa và đƣợc khu biệt bởi tính biểu tƣợng. Trong văn chƣơng, ngôn ngữ là dấu hiệu biểu hiện đầu tiên của tính cá nhân, tinh thần của mỗi dân tộc cũng đƣợc phản ánh trong ngôn ngữ của nó. Theo Levy – Bruhl, Freud, Saussure, biểu tƣợng là một dấu hiệu không đầy đủ và hoàn toàn chính xác, và cũng theo Augustine, biểu tƣợng chỉ là một cách khác để nói về những gì mà một dấu hiệu nói. Dẫu có nhiều quan niệm khác nhau, biểu tƣợng trong văn chƣơng vẫn đƣợc biểu đạt qua mã ngôn ngữ và chuyển hóa thành biểu tƣợng nghệ thuật, vừa lƣu giữ các giá trị văn hóa, tồn tại nhƣ các biểu tƣợng thẩm mỹ, cổ mẫu, vừa chuyển

63

tải, sáng tạo văn hóa. Tùy thuộc vào môi trƣờng, thời điểm văn hóa cụ thể và những kiến giải mà mỗi biểu tƣợng đƣợc khám phá ở những chiều kích khác nhau. Nhƣ là một đơn vị cơ bản của văn hóa, biểu tƣợng trong sự đan kết các tầng ý nghĩa, lấy hình ảnh làm sức mạnh, luôn lấp lánh nhiều giá trị vẫy gọi. Tìm hiểu các biểu tƣợng gốc mang tâm thức mẫu, tức giải mã những chất liệu nghệ thuật kiến tạo tác phẩm từ những gì tồn tại trong huyền thoại dân tộc. Đồng thời, lý giải bản chất giá trị nghệ thuật vừa từ chính bản thân văn bản, vừa từ bên ngoài văn bản, từ những năng lƣợng đặc biệt nƣơng mình trong khả năng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những biểu tƣợng thể hiện tín ngƣỡng, tôn giáo dân gian của ngƣời Việt nhƣ bàn thờ, chùa, miếu… xuất hiện với mật độ khá nhiều trong sáng tác. Chúng ta có thể tìm thấy đƣợc hình ảnh ngôi chùa trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi – một biểu tƣợng đắt giá mang cảm quan Phật giáo. Chính thực thể đó là nơi tƣ tƣởng nhà Phật đƣợc lan tỏa và truyền thụ đến mỗi con ngƣời. Ngôi chùa gây ấn tƣợng trƣớc hết với ngƣời đọc đó là nơi bình yên nhất, nơi cứu vớt những mảnh đời rơi vào bế tắc hay nói đúng hơn là nơi dung hợp sự sống của con ngƣời, nơi ƣơm mầm những triết lý nhân sinh của Phật giáo.

Việt Nam ta có câu “chim có tổ, ngƣời có tông” bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp đó đã ăn sâu vào trong tâm khảm của ngƣời dân Việt Nam. Tại một số vùng miền nhiều dòng họ đã đầu tƣ xây dựng nhà thờ họ lƣu giữ những nét văn hóa đẹp và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực gắn với sự phát triển của địa phƣơng. Nhà thờ họ của họ Phạm trong truyện ngắn Giọt máu mang đậm phong cách Phật giáo: (Khánh thành nhà, ông Liên mổ hai lợn, một bò, làm lễ tế trời đất, bày la liệt chín mƣơi mâm cỗ. Dinh cơ quả đồ sộ, giữa là nhà thờ ba gian, chạm trổ long, ly, quy, phƣợng. Nhà tiền tế năm gian, cửa bức bàn, cột tròn, gốc xoan rừng. Hai nhà ngang hai bên, sân gạch Bát Tràng, bình phong, bể nƣớc, lại xây tƣờng cao ba mét xung quanh, trên cắm mảnh sành, mảnh thuỷ tinh. Vữa là vôi cát trộn mật, đặc quánh) [1;243] Nhà thờ họ Phạm đƣợc xây dựng kì công, là nơi thờ các vị tiền bối đi trƣớc, ngoài ra còn bày tỏ tấm lòng

64

của con cháu với nguồn gốc. Ông Liên là ngƣời rất coi trọng nơi này và dạy con cháu phải có trách nhiệm với tổ tiên sinh ra. Đến đời con là ông Gia sau khi bố chết đã cho sang sửa nhà thờ để nhà thờ trở nên khang trang hơn. Những đời con cháu tiếp theo là Phạm Ngọc Chiểu – cháu đích tôn của ông Gia là ngƣời có chữ nghĩa, là ngƣời học cao hiểu rộng nên rất coi trọng tổ tông. Đời đời nhà họ Phạm đều đề coi trọng lễ nghĩa và đặc biệt là tròn trách nhiệm ơn nghĩa sinh thành với tổ tiên.

Nói tới nhà thờ của đạo Thiên Chúa, ngƣời đọc có thể nghĩ đến ý nghĩa huyền nhiệm và là biểu tƣợng của Thiên Chúa hiện diện giữa loài ngƣời, là hình ảnh của dân đƣợc cứu độ, là sự nhắc nhở của một lịch sử cứu độ, là sự tiên báo của một Giêrusalem thiên quốc. Hình ảnh này chúng ta cũng bắt gặp trong tập truyện ngắn Con gái thuỷ thần của Nguyễn Huy Thiệp. (Tôi gánh hàng đi theo cô Phƣợng về nhà. Hàng toàn vôi với sơn, tôi không biết mua để làm gì. Nhà cô Phƣợng ở vùng đất bãi, giống hệt quê tôi, chỉ khác ở đây có nhà thờ đạo Thiên chúa; Tôi quét vôi nhà thờ gần một tháng; Sau khi quét vôi xong lại sơn lại toàn bộ cửa kính nhờ thờ, tôi bắt tay vào việc tô tƣợng Chúa. Trƣớc ngày tôi trèo lên nóc gác chuông, cô Phƣợng nấu cho tôi một nồi nƣớc hƣơng nhu bảo tôi tắm gội) [1;84,85,86].

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)