Tinh thần giải thiêng

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 51 - 53)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

2.2. Cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng và tinh thần giải thiêng

2.2.1. Tinh thần giải thiêng

“Giải thiêng” là một khuynh hƣớng sáng tác của lý thuyết “hậu hiện đại”, có nguồn gốc từ phƣơng Tây, du nhập vào nƣớc ta khoảng vài chục năm nay. Cảm hứng “giải thiêng” thƣờng gắn với các sáng tác về đề tài lịch sử, với nhu cầu khám phá bản chất thật của sự vật, sự việc; khám phá bản chất NGƢỜI của những nhân vật lịch sử là thần tƣợng của công chúng, giúp cho công chúng có cái nhìn toàn diện hơn đối với những sự kiện, nhân vật lịch sử. Trong bầu không khí đổi mới của đất nƣớc hơn ba chục năm qua, văn học nghệ thuật Việt Nam cũng có những tác phẩm tìm tòi sáng tạo theo khuynh hƣớng này và đạt đƣợc những giá trị tƣ tƣởng, giá trị nghệ thuật nhất định. Những tác phẩm ấy đã phần nào giúp công chúng tiệm cận gần hơn với các bậc vĩ nhân, anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử… khi họ đƣợc miêu tả gần hơn với cuộc sống đời thƣờng, để công chúng chiêm ngƣỡng và học tập; qua đó góp phần vun đắp cho một hiện tại tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân văn mà tinh thần văn học nghệ thuật “giải thiêng” hƣớng đến.

Giải thiêng là sự xóa bỏ tính chất thiêng liêng của một đối tƣợng nào đó, là làm cho hình tƣợng nào đó mất đi tính chất huyền thoại, sự trang nghiêm; làm mất đi giá trị, tƣ cách thần tƣợng, tính kiểu mẫu của đối tƣợng, khiến cho ngƣời ta không còn nể sợ, ngƣỡng mộ, sùng bái, tin tƣởng "đi theo" đối tƣợng đó nữa. Giải thiêng đi liền với hạ bệ, giải thiêng bằng cách hạ bệ, giải thiêng để lật đổ

52

địa vị văn hóa xã hội, lịch sử của hình tƣợng/ đối tƣợng nào đó, khiến cho nó bật ra khỏi niềm tin, tâm thức của ngƣời khác.

Giải thiêng có thể đƣợc thực hiện bằng cách giễu nhại, xuyên tạc. Điều đáng lo ngại ở chỗ, hiện nay một số ngƣời cầm bút lợi dụng tự do dân chủ, nhân danh lịch sử, sự thật, đổi mới, kêu gọi giải thiêng, phủ định các biểu tƣợng văn hóa của cộng đồng, giễu nhại danh nhân, hạ bệ anh hùng dân tộc và đáng tiếc là cũng đã có những nhà nghiên cứu phê bình vội vã ủng hộ sự hạ bệ giải thiêng đầy ắp động cơ chính trị, mà không biết rằng điều đó đã góp phần làm xói mòn những giá trị tinh thần cao đẹp, đánh mất lòng tự tôn, tự hào dân tộc, coi nhẹ giá trị nhân văn cốt lõi của sáng tạo văn chƣơng nghệ thuật.

Trong vòng khoảng ba mƣơi năm trở lại đây, cùng với trào lƣu đổi mới trong văn học Việt Nam đã xuất hiện những hiện tƣợng “giải thiêng”, nhìn lại một thời kì, một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, trả mọi thứ về với bản lai diện mục của nó. Có thể kể đến Nguyễn Huy Thiệp là ngƣời tiên phong trong việc “giải thiêng” với những truyện ngắn nhƣ Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, hay Dƣơng Thu Hƣơng với tác phẩm Những thiên đường mù, Nguyễn Qung Lập với

Những mảnh đời đen trắng... Có thể nói trong mấy chục trở lại đây, công chúng

quan tâm đến văn học Việt Nam không xa lạ gì với những tác phẩm “giải thiêng”. Những tác phẩm này cũng đƣợc in ấn, xuất bản rộng rãi, chứng tỏ một tƣ duy đổi mới và tiếp nhận sự thật, nhìn thẳng vào sự thật của mọi tầng lớp ngƣời trong xã hội, tự nhà lãnh đạo cho đến ngƣời dân thƣờng.

“Giải thiêng” trong văn chƣơng là điều cần thiết vì văn học bằng những hình tƣợng của mình có thể chuyển tải nhiều ý nghĩa, mà đôi khi sự tác động của chúng còn mạnh mẽ và lan toả những câu chuyện thực tế, đến đƣợc với động đảo công chúng hơn, qua đó thấy đƣợc tƣ duy, nhân cách và tài năng của ngƣời cầm bút. Đặc biệt, trào lƣu “giải thiêng” những nhân vật có thật trong lịch sử dƣờng nhƣ chiếm vai trò chủ đạo trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử. Những nhân vật lịch sử dƣới ngòi bút hƣ cấu của nhà văn hiện lên với đầy đủ những ái, ố, hỉ, nộ đời thƣờng, giúp cho hình tƣợng của họ sống động hơn, ngƣời hơn và gần gũi với nhân dân hơn.

53

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 51 - 53)