Giọng điệu triết lí tôn giáo

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 75 - 77)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

3.4. Giọng điệu trần thuật

3.4.1. Giọng điệu triết lí tôn giáo

Trƣớc tiên là giọng điệu triết lí tôn giáo đƣợc Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong nhiều tác phẩm. Gây ấn tƣợng nhất là truyện ngắn Con gái thuỷ thần mang một sắc thái triệt lí sâu sắc. Tạo nên một sức sống riêng có của tác phẩm.

Bất cứ nhân vật hay biểu tƣợng nghệ thuật nào không tự nó xuất hiện, tự nó tồn tại một cách tự nhiên trong tác phẩm văn học. Ở đây dƣới giọng điệu nghệ thuật đa dạng, sinh động và phong phú của Nguyễn Huy Thiệp triết lí đạo Thiên chúa đƣợc đến với ngƣời đọc một cách vô cùng tự nhiên và thấm thía.

Đọc toàn bộ truyện ngắn chúng ta sẽ có lúc thấy mình nhƣ lạc vào thế giới của đạo Thiên chúa. Đó là khi chúng ta đắm chìm trong giọng điệu đặc sắc, đậm tính chất đạo Thiên chúa của nhà văn. Tất cả không phải chỉ là những câu văn triết lý giáo điều, viết suông, bỏ lửng của tác giả mà đó giọng điệu đƣợc đúc rút từ chính vốn hiểu biết, từ chính cái cuộc đời từng trải của nhà văn. Giọng điệu ấy đã hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc đắm chìm vào trong câu chuyện của tiểu thuyết để chiêm nghiệm thật nhiều qua những biểu tƣợng nghệ thuật.

76

Ngƣời đọc dễ dàng nhận ra giọng điệu triết lí tôn giáo thông qua câu nói của bà Thiều trong truyện ngắn Huyền thoại phố phường (Cứ đi lễ chùa là cô khoẻ mạnh nhƣ vâm mới lạ. Thần thánh cũng linh thiếng thật! Ngay cả đƣờng đi chùa Hƣơng treo leo là thế mà năm nào cô cũng đi đấy nhé. Cô cứ ngậm ít sâm. Vừa đi vừa nam mô niệm Phật phù hộ đồ trì….) [1;239]

Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo đƣa ra những câu nói để lồng ghép vào trong đó những triết lí mang đậm nét tôn giáo nhƣ phật giáo trong bài Thương

nhớ đồng quê các câu nói của sƣ Thiều:

“Đạo không tâm hợp người

Người không tâm hợp đạo”

“Tâm” không phải là trái tim bằng thịt của con ngƣời, mà là cái tâm có cảm giác, tri giác nó sẽ hình thành nên vạn vật. Đạo và tâm là hai triết lí luôn đi đôi xong hành với nhau. Trong cuộc sống có rất nhiều đạo nhƣng đạo trong Phật phải là đạo đứng đắn, đạo lẽ phải. Đạo phải mang trong mình một sứ mệnh là răn dạy con ngƣời ta làm những điều hay lẽ phải, là làm con ngƣời ta chỉ suy nghĩ và hành động đẹp không phải dạy con ngƣời làm việc xấu, làm những việc bất nhân. Ngƣời không hợp đạo chính là đạo có chức năng cản hoá con ngƣời thành con ngƣời tốt, soi đƣờng chỉ lỗi con ngƣời, thức tỉnh con ngƣời từ những suy nghĩ và hành động xấu xa đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trong con ngƣời ta có hai phần là phần CON và phần NGƢỜI. Đạo chính là yếu tố góp phần hình thành và phát triển, hoàn thiện phần NGƢỜI. Đạo làm con ngƣời ta tốt đẹp hơn chứ không phải đạo xui khiến con ngƣời ta làm những việc xấu, việc ác, việc hại ngƣời.

Hay sƣ Thiều đọc thơ có câu:

“Cô luân độc chiếu giang sơn tịnh

Tự tiếu nhất thinh thiên địa kinh”

Nghĩa là:

“Một vầng riêng chiếu nên sông lặng

77

Câu thơ của sƣ Thiều có ý nghĩa đạo làm cho tâm hồn con ngƣời ta trong sáng. Tâm trong sạch là tâm không bị nhiễm bẩn bởi những điều điều là sự hung dữ, ác độc; sự tham lam, ích kỉ; sự sân hận và sự hiểu sai đạo lý. Tâm trong sạch là tâm đƣợc hỗ trợ bởi cái phƣớc, chứ không phải cái tâm tự đứng một mình. Tâm trong sạch là tâm không ƣa thích hƣởng thụ, dục lạc; việc ăn uống không phải là ăn cho no, cho chán mà ăn đủ chất để đảm bảo sức khỏe; biết từ bỏ những thú vui của cuộc đời (ma túy, nhậu nhẹt, game,…). Tâm trong sạch là tâm thƣờng khởi lên những ý niệm lành và thiện. Đó là ý niệm thƣơng ngƣời; ý niệm tôn kính Phật, tôn kính các bậc Thánh, kính trọng những ngƣời đáng kính; ý niệm bao dung với những ngƣời kém hơn mình về tài sản, tài năng, đạo đức, phƣớc lành,… Tâm trong sạch là tâm có tu tập thiền định, đạt đƣợc chánh niệm hoặc cao hơn là chánh định nhƣng kín đáo, khiêm tốn, không kiêu mạn. Tâm mà trong sáng sẽ đƣợc thanh tịnh.

Nói nhƣ vậy có ý nghĩa giọng điệu là một yếu tố quan trọng giúp giới thiệu quảng bá phong cách nhà văn, nhà văn ấy có đƣợc ghi ấn tƣợng với ngƣời đọc hay không là nhờ vào giọng điệu. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ tạo nên phong cách của tác giả, tác phẩm phải thật sự có giọng điệu riêng hay phải tạo ra trong đó một hệ thống giọng điệu riêng, môi trƣờng giọng điệu này là thƣớc đo đánh giá tài năng ngƣời nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 75 - 77)