Ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo và tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 69 - 74)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

3.3. Ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo và tín ngƣỡng

Ngôn ngữ là chất liệu, là phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc với tác phẩm. Ngôn ngữ của tác phẩm văn học là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ của toàn dân, nhƣng đã đƣợc nâng lên đến trình độ nghệ thuật, nói cách khác đó là ngôn ngữ toàn dân đƣợc trau dồi mài dũa, đƣợc tinh luyện.

Một tác phẩm văn xuôi đƣợc đánh giá thành công chủ yếu đƣợc đánh giá trên các phƣơng diện nhƣ: Chủ đề tƣ tƣởng, nhân vật, cốt truyện,… Tất cả các phƣơng diện này chính là nơi tác giả gửi gắm những tƣ tƣởng của mình. Bên cạnh bên cạnh những yếu tố trên, ta còn thấy ngôn ngữ của các tác phẩm đƣơng đại nói chung và ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng đều ẩn chứa triết lí tôn giáo, tín ngƣỡng.

Chúng ta có thể gặp lại có triết lý về cái đẹp, tiết hạnh ngƣời phụ nữ thâm thúy và chát chúa: “Hoa này lạ lắm, (…). Nó có cái lạ là cứ để yên thì chẳng làm sao, nhƣng hễ đụng đến là thơm lựng lên. Ngƣời ta đặt tên là hoa cỏ đĩ. Y hệt đàn bà, để yên thì hạnh kiểm phi thƣờng, đụng vào tan nát nhƣ chơi, đầu tiên nát tiền, đến nát tâm hồn, rồi tan gia đình, tan cơ nghiệp”; “Vợ ngƣời thì đẹp. Vợ mình lại tử tế” (Những bài học nông thôn). Có triết lý của trẻ con về đời ngƣời và đồng tiền thực tế nhƣ những điều trông thấy: “Đời ngƣời cần không biết bao nhiêu tiền. Chết cũng cần” (Tướng về hưu). Ngƣời lăn lộn với đời triết lý về tình mẫu tử vừa bụi bặm, vừa hoa mỹ lại vừa thực dụng: “…Tất cả những tiếng kêu trong đêm đều là tiếng kêu bệnh hoạn của dục vọng suy đồi. Tình mẫu tử không bao giờ toáng lên nhƣ thế. Tình mẫu tử là thứ nƣớc mắt chảy ngƣợc vào lòng, nó bào tan nát ruột gan ra, hoặc nó biến thành máu để bắt cơ thể làm việc, buộc phải đẻ ra một sản phẩm vật chất cụ thể thiết thực, không hề phù phiếm” (Những người thợ xẻ). Nhà chân tu triết

70

lý về đúng sai vừa rất đời vừa rất đạo: “Khi mở miệng là đã sai rồi. Còn phật vô ngôn” (Hoa sen nở ngày 29 tháng 4).

Hay ngôn ngữ trong Con gái thuỷ thần đƣợc nhà văn sử dụng khá đa dạng và phong phú nhƣng nét nổi bật vẫn là hệ thống ngôn ngữ mang đậm màu sắc Thiên chúa giáo của các nhân vật.

Ngƣời kể chuyện ở đây xƣng tôi, đọc toàn bộ câu chuyện có đôi lúc chúng ta cảm nhận rằng đây là những dòng nhật ký của nhân vật tôi. Từ đầu cho đến cuối tác phẩm nhân vật tôi luôn xƣng tôi để nói về mình, về những con ngƣời xung quanh. Ngôn ngữ của nhân vật tôi – ngƣời kể chuyện dƣờng nhƣ làm cho mọi thứ nhƣ trở nên gần gũi hơn, dễ lay động vào trái tim bạn đọc hơn. Những lời nói, tâm tƣ của nhân vật tôi nhƣ chất chứa bao suy tƣ trong lòng tác giả. Nhân vật tôi suy ngẫm trong lòng với bao thổn thức của một trái tim tƣởng chừng nhƣ đã vụn vỡ bằng những ngôn từ rất gần gũi, rất quen thuộc, có khả năng đi sâu vào tâm khảm bất cứ ai. Đó liệu có phải là thứ ngôn ngữ tự nhiên, bình dị đến tầm thƣờng mà nhà văn đã gửi gắm qua ngôn ngữ trần thuật của nhân vật hay không? Tất nhiên không phải nhƣ vậy, những từ ngữ ấy đúng là rất tự nhiên, rất bình dị nhƣng lại không tầm thƣờng. Bởi ngôn từ khi đi vào tác phẩm văn học, mà đặc biết lại dƣới cây bút có thể gọi là “lão luyện” nhƣ Nguyễn Huy Thiệp thì nó không chỉ dừng lại ở cấp độ ngôn từ thông thƣờng mà ẩn giấu trong đó là biết bao nhiêu triết lý sâu xa về đạo lý làm ngƣời ở đời mà nhà văn muốn qua nhân vật gửi gắm đến bạn đọc. “Tôi ở nhà cô Phƣợng. Ngƣời ta hứa nuôi tôi một tháng. Bố cô Phƣợng là trùm xứ đạo. Công việc của tôi là sơn, quét vôi lại toàn bộ nhà thờ. Công việc khó khắn nhất là phải tô sơn lại bức tƣợng Chúa đứng trên nóc gác chuông, bức tƣợng cao hai mét, tạc hình chúa Giêsu mặc áo choàng đổ giang hai tay ra, chân đứng trên quả cầu tròn. Đây là điểm cao nhất của nóc gác chuông, hoàn toàn không có mặt bằng để dựng dàn giáo. Muốn tô sơn lại bức tƣợng, tôi chỉ còn cách buộc thừng vào ngƣời rồi chằng thừng vào thân tƣợng. Hợp đồng công việc của tôi không có bảo hiểm. Bố cô Phƣợng bảo: “Xứ đạo chúng tôi nuôi anh ba bữa, anh chết thì chúng tôi chôn. Làm xong anh đƣợc hai trăm nghìn đồng”. Tôi nhớ đến khoản tiền công đóng

71

gạch cho bà cụ ngƣời Sơn Tây mà cƣời ra nuóc mắt. Cô Phƣợng bảo tôi: “Anh nghĩ lại đi. Bức tƣợng làm cách đây hai trăm năm rồi, vôi vữa không khéo đã mục, leo lên đấy nhỡ chết thì sao?”. Tôi bảo: “Chúa giúp tôi. Nếu không thì chẳng có chúa” [1;84]. Những câu văn của nhân vật tôi trong việc dẫn dắt ngƣời đọc đến với cái câu chuyện sửa chùa nhƣng chan chứa tình cảm thiêng liêng của con ngƣời với chúa đƣợc viết nên bằng những ngôn từ giản dị, gần gũi là vậy nhƣng nó lại thấm đẫm cái tình, cái chất suy tƣ triết luận, khiến ai đọc cũng đều phải nghiêng mình ngẫm nghĩ, rồi soi chiếu nó vào chính bản thân mình. Cái tài của ngƣời cầm bút là ở chỗ đó.

Hay trong truyện Thương nhớ đồng quê ở chuyện Thiền sƣ, Sƣ Thiều có những câu nói mang đậm ngôn ngữ tôn giáo (Sƣ Thiều bảo: “Phật dạy con ngƣời thu một cách thực tế, tìm lại bản lai diện mục của mình. Phật quá thực tế nên không phải ai cũng hiểu”) [1;172]. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp luôn đƣa vào trong tác phẩm của mình những câu nói mang màu sắc tôn giáo. Sẽ nói về Phật giáo, Đạo giáo hay bất kì ngôn ngữ nào liên quan đến một hoạt động của tôn giáo đó. Vẫn trong câu chuyện này, cuộc giao tiếp của nhân vật Quê và sƣ Thiều (Sƣ Thiều bảo: “Tôi vẫn nhớ giành cho cậu cây hồng tú cầu”. Tôi bảo: “Đến lúc nào qua chùa con xin”) [1;171]. Địa điểm đƣợc nhắc đến không phải ở đâu khác mà là nhà chùa.

Ngoài ra trong truyện ngắn Tội ác và trừng phạt ở câu chuyện thứ 3 Đoạn kết, nhà văn đã đƣa vào một bài kinh tụng:

Thuyết thông với tâm thông Mặt trời chốn hư không Diệu pháp giúp thấy tính Ra đời dẹp tà tông

Pháp vốn không lâu chóng Mê tỉnh có chậm nhanh Nhứng pháp môn kiến tính Phàm phu chẳng hiểu rành

72

Thuyết pháp dẫu muôn cách Quy một lại, chẳng ngoài Nhà âm u phiền não Vầng tuệ nhật sáng soi Nghĩ tà, phiền não đến Nghĩ chính, phiền não trừ Chính tà đều chẳng thiết Thanh tịnh đến vô cùng Bồ đề chân giác ngộ Tham cầu là hư vọng Tịnh ngay trong vọng tâm Chính niệm hết ba chướng Người đời tu đạo Phật

Pháp môn chẳng ngại đường Thường tự mình xét lỗi

Tức cũng Phật một đường

Sắc thân tuy khác loại Tự tu chẳng trái nhau Lìa đạo mà cầu đạo Suốt đời chẳng thấy đâu

Gió bụi bôn ba mãi Chỉ chuốc toàn buồn não Muốn thấy đạo chân thực Ngay chính: ấy đạo màu

73

Không có lòng cầư đạo Mò mẫm chẳng tới nơi Người tư đạo chân chính Chẳng trách lỗi người đời

Thấy người khác có lỗi Tự trách đường lối mình Người sai ta chẳng chê Ta sai tự trách mình

Phải bỏ ý chê bai Phiền não trừ hết thảy Yêu ghét chẳng để tâm Khểnh chân nằm thoải mái

Muốn giáo hóa người đời Phải tự có phương tiện Chớ để họ sinh ngờ Tự tính liền ờiêủ hiện

Phép Phật ở thế gian Vì thế gian giác ngộ Lìa thế gian cầu đạo Tìm sừng thỏ khác nào Chính kiến là xuất thế Tà kiến ấy thế gian Chính tà đều quét sạch Tính Bồ đề huy hoàng

74

Tụng này phép Đốn giáo Gọi tên Đại Pháp thuyền Mê thì chìm kiếp kiếp Tỉnh chỉ một chớp sao!

Bài kinh mang tính chất giác ngộ những việc làm sai trái không chỉ là nhân vật trong câu chuyện mà bài tụng còn giác ngộ cho những đƣợc đƣợc biết đƣợc đọc. Con ngƣời ta trong đời cũng làm những việc sai trái nhƣng điều quan trọn họ có biết lỗi lầm và nhận ra lỗi làm hay không? Có sửa chữa đƣợc lỗi lầm của mình hay không? Đó mới là điều quan trọng của mỗi con ngƣời. Mà Phật đã dăn dạy con ngƣời nhƣ vậy

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đƣa ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo vào trong chuyện ngắn của của mình có thể là những câu nói của con ngƣời để con ngƣời bám víu vào đó mà mang lại niềm tin, khát vọng sống mới làm cho tinh thần thoải mái trong cuộc sống. Nhƣng cũng có thể ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo chỉ là cái cớ để con ngƣời ta đƣa ra một triết lí sống nào đó. Từ những điều hay lẽ phải mà các tôn giáo đem sẽ làm cho ngƣời ta biết sống hơn, sống với cái đức, cái tâm của mình.

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 69 - 74)