Giọng giễu nhại khi nói về tinh thần giải thiêng

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 77 - 85)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

3.4. Giọng điệu trần thuật

3.4.2. Giọng giễu nhại khi nói về tinh thần giải thiêng

Đọc Nguyễn Huy Thiệp ta gặp không ít kẻ bình thƣờng triết lý về những vấn đề vĩ đại; ngƣời đại diện cho tín ngƣỡng triết lý nhƣ kẻ vô thần; ngƣời chẳng mấy học hành lại triết lý nhƣ bậc cao nhân… Đó là cơ sở để ông mang giọng điệu giễu nhại vào trong tác phẩm của mình. Đó cũng là cơ hội để nhà văn phát huy vai trò của lời văn nhại nói chung và tính giễu nhại trong lời đối thoại của nhân vật nói riêng và giọng điệu của tác phẩm nói chung.

Đối tƣợng nhại mà Nguyễn Huy Thiệp hƣớng đến khá phong phú. Chùm truyện Những ngọn gió Hua tát, Trương Chi hƣớng đến đối tƣợng nhại là cổ tích; Huyền thoại phố phường, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần là truyện ngắn nhại huyền thoại; diễn ngôn nhại lịch sử, truyền thuyết có ở Kiếm sắc,

78

Vàng lửa, Phẩm tiết; ngoài ra, Nguyễn Huy Thiệp còn nhại cả hình thức thƣ tín,

nghị luận văn học, thơ, báo chí… Lời văn hƣớng đến mục đích giải thiêng, hạ bệ đối tƣợng. Ít trực tiếp “nhại” qua các diễn ngôn kể, trữ tình ngoại đề, mà Nguyễn Huy Thiệp thƣờng để nhân vật tự phát biểu với giọng điệu nhại triết lí.

Nguyễn Huy Thiệp quan niệm (Cuộc sống là những bi hài kịch lẫn lộn. Cƣời đƣợc nghĩa là bay trên các bi kịch, trên các thành kiến và nguyên tắc… Cũng giống nhƣ một kiếm thủ, chỉ khi nào làm chủ đƣợc cây kếm trong tay, anh ta mới biến hóa, mới “đánh nhƣ đùa” đƣợc) [7; 91]. Những phạm trù mĩ học Bi, Hài ngầm chảy thành những mạch ý nghĩa sâu kín thông qua việc nhà văn xử lý, tổ chức lời thoại của nhân vật. Cái Hùng là chỗ dựa của lời ngợi ca, cái Bi là lý do của lời thƣơng xót, còn cái Hài vừa là đối tƣợng, vừa là cơ sở sinh ra lời châm biếm, giễu nhại.

Trong truyện ngắn Kiếm sắc, khi lập đàn tế thần vào sáng mồng Một, Lân nói (Nghiệp chúa công chƣa thành, thế mà đã có kẻ dâng lễ vật nhiều, dâng lễ vật ít, ngƣời tranh công nhiều, ngƣời tranh công ít. Biết lễ vật của từng ngƣời, chúa công sau này dùng họ khó) [1;142]. Lễ vật là vật thể hiện lòng thành kính của ngƣời dâng lên với thần, dù ít dù nhiều cũng là lòng thành kính, không phải là lễ ít thần ban cho công ít, lễ nhiều ban cho công nhiều. Tác giả mƣợn giọng điệu của Lân mà phê phán những ngƣời dâng lễ vật.

Hay trong truyện ngắn Phẩm Tiết, tác giả mƣợn giọng của nhà vua nói với Nguyễn Văn Thành (Làm đến đại tƣớng rồi còn ngu. Bậc đế vƣơng giữ nƣớc là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác). Nếu các tƣớng sẽ đƣợc nghe những lời ca tụng ngon ngọt của ngƣời đời, nhƣng ở đây tƣớng vẫn bị chửi. Nhận lời chửi của vua một cách thô bạo là “ngu”. Nếu một mặt tác giả dùng giọng văn chế nhạo vị tƣớng, mặt khác cũng muốn phô ra nhà vua cũng là con ngƣời cũng có lúc tức giận mà nói tục với vị thần tử của mình.

Với lời văn mang giọng điệu giễu nhại của Nguyễn Huy Thiệp, ông giễu nhại các vị anh hùng, các vị vua mà ngƣời đời coi là bức tƣợng của sự hoàn hoả. Qua ngòi bút của ông những điều này thật nực cƣời. Đều là con ngƣời làm gì có sự hoàn hảo đến mức cực độ nhƣ vậy. Nhờ giọng điệu của ông mà đã làm cho

79

các vị anh hùng đến gần với trần thế. Nếu nhƣ giải thiêng là tinh thần phơi bày cuộc sống hàng ngày, những mặt khuất lấp của các vị vua, vị tƣớng, vị anh hùng thì giọng điệu giễu nhại của ông đã góp phần làm cho tinh thần này đƣợc phong phú hơn, đƣợc diễn tả một cách toàn diện hơn.

Giọng giễu nhại trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm của tƣ duy nghệ thuật hƣớng tới xóa bỏ khoảng cách sử thi trong trần thuật văn chƣơng, làm cho tất cả trở nên bình thƣờng, hạ bệ độc tôn, “giải thiêng” tất cả, làm cho văn chƣơng vƣợt khỏi phạm vi bầu khí quyển đơn âm, đơn nghĩa. Vì lẽ đó mà không ít ngƣời cho rằng Nguyễn Huy Thiệp hay ám chỉ. Nhiều lời phát biểu của nhân vật của ông có sức khái quát cao, có khả năng tách khỏi văn cảnh để trở thành khuôn hình lời nhại gắn với khuôn miệng bất cứ ai trong đời sống.

Là một ngƣời có vốn sống phong phú, nhất là khi bản thân Nguyễn Huy Thiệp đã trải qua những tháng năm tuổi trẻ trong chiến tranh, những khó khăn thời bao cấp về kinh tế và tƣ tƣởng, đã ít nhiều bị “tai nạn” nghề nghiệp, ông cũng là ngƣời chịu đọc, nghiên cứu đạo Thiên chúa, đạo Phật và văn hóa dân gian, truyện ngắn của ông thật sự thu hút ngƣời đọc. Trong tình hình văn hóa đọc đang xuống cấp, tín hiệu đó chắc chắn là một hạnh phúc đối với ông. Tuy nhiên ngƣời đọc kỹ tính cũng muốn ƣớc giá nhƣ tác giả có thể đừng ham kể về gốc rễ nhân vật, bớt đi những “trữ tình ngoại đề”, cô gọn hơn phần viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cũng nhƣ cá tính hóa hơn nữa giọng đối thoại của nhân vật.

Tín ngƣỡng và tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Cùng với cải cách ruộng đất và hợp tác hóa, đây là những vấn đề khá nhạy cảm dù rằng cho đến thời điểm này nhiều nhà văn đã không còn né tránh. Từ bi hỷ xả là tƣ tƣởng chủ đạo, đƣợc tác giả sử dụng để xử lý toàn bộ hệ thống nhân vật, lý giải những vấn đề sâu xa trong thâm tâm con ngƣời và đời sống xã hội.

80

Tiểu kết chƣơng 3:

Đến với những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp, ta có thể thấy hiểu hơn những đặc sắc của văn hóa tâm linh, của những giá trị truyền thống dân gian qua các biểu tƣợng mang đậm màu sắc tôn giáo, tín ngƣỡng. Có thể là lồng ghép vào câu chuyện, cũng có thể tách ra là một thực thể riêng, cũng có thể là miêu tả chi tiết biểu tƣợng đó ở trong một câu chuyện, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã giúp ngƣời đọc có thể hình dung rõ nét hơn về biểu tƣợng đó trong cuộc sống hiện đại đƣơng thời.

Cũng trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã "tái huyền thoại hóa" những tôn giáo, tín ngƣỡng dân tộc. Những truyện ngắn mang màu sắc huyền thoại với những motip quen thuộc trong truyện của ông là kết quả của sự vận động, phát triển từ nội lực truyền thống văn hoá, văn học Việt Nam. Đến với hiện tại từ cội nguồn folklore truyền thống, ở hƣớng tƣơng tác này, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đi con đƣờng riêng của mình để hòa nhập vào thành tựu phát triển của truyện ngắn đƣơng đại thế giới.

Bên cạnh đó, để truyền tải sâu sắc những yếu tố tôn giáo và tín ngƣỡng dân tộc trong cuộc sống đƣơng đại, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một thế giới ngôn từ đậm màu sắc triết lí với một giọng điệu riêng. Đó cũng là cách những huyền thoại mới của Nguyễn Huy Thiệp miêu tả muôn mặt của cuộc sống đƣơng đại đa diện, đa sắc màu.

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xuất hiện trong diễn đàn văn học hiện mang trong mình những quan niệm đổi mới về văn học từ nội dung đến nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp luôn trăn trở về thực tại, trăn trở để làm sao văn học phải phản ảnh tất cả góc khuất của con ngƣời, gia đình và xã hội? Với ông, văn học không phải là một bản minh họa cho những học thuyết chính trị sáo điều, không phải là bức tranh toàn màu hồng khiến con ngƣời ngủ quên trong mộng ảo mà là mỗi tác phẩm văn chƣơng phải là nơi phơi bày đƣợc chính thực tại ngổn ngang, muôn màu của xã hội đƣơng thời.

Tôn giáo, tín ngƣỡng chắc hẳn không còn xa lạ gì với đời sống con ngƣời. Xã hội Việt Nam ở thời đại nào cũng tồn tại nhiều tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau. Đó là hai khái niệm khác nhau nhƣng đều tồn tại trong một chỉnh thể là đời sống tâm linh của con ngƣời. Từ xƣa đến nay, tôn giáo và tín ngƣỡng đều tồn tại song song trong tâm hồn ngƣời Việt. Đƣợc văn học ghi lại từ văn học dân gian đến văn học trung đại và đến văn học hiện đại. Xƣa kia, văn học dân gian nói đến các vị thần, dùng các vị thần để lý giải hiện tƣợng tự nhiên, đến văn học trung đại các vị thiền sƣ cũng viết những bài kệ của mình để nói về thiên nhiên, dăn dạy con ngƣời. Đến với hiện đại, những câu chuyện tâm linh cũng đƣợc nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tái tạo trong những truyện ngắn của mình.

Đọc những truyện ngắn của ông ngƣời ta luôn thấy một phần cuộc sống của mình trong đó. Chắc hẳn, khó có thể nhận ra thấy chất tôn giáo trong văn của ông khá đậm nét từ nội dung cho đến hình thức. Vì ông chỉ lựa chọn và khéo léo đƣa vào trong trang văn của một số yếu tố của tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian. Điều đặc biệt là bên cạnh những yếu tố tâm linh tích cực, bằng cái nhìn thấu đạt của con ngƣời thời đại mới, Nguyễn Huy thiệp đã đƣa tinh thần “giải thiêng” vào trong chính trang văn của mình. Điều đó không có nghĩa là Nguyễn Huy Thiệp phủ nhận những giá trị tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian truyền thống của dân tộc mà ông muốn hé mở một cánh cửa của sự đa nghĩa và giải tâm khi con ngƣời đƣợc đặt ở những góc nhìn đa dạng, đa chiều nhất. Cách đề xuất nhƣ thế này về con ngƣời chống lại cái gì duy ý chí và ảo tƣởng phong thánh con ngƣời. Và

82

cũng vì vậy truyện ngắn của ông trở thành biểu tƣợng cho những khát vọng đời thƣờng hết sức nhân bản.

Với việc tái tạo các biểu tƣợng, motip tôn giáo, tín ngƣỡng, cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu đặc sắc, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên chất "vàng" và "lạ" trong truyện ngắn của mình. Cùng với sự ra đời của những giọng điệu nghệ thuật riêng, giá trị đích thực của văn học nghệ thuật còn ở chỗ nó phản ánh tất cả các vấn đề văn hóa, xã hội, vận mệnh, của dân tộc, phản ánh tinh thần của thời đại. Văn học nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng đã khai thác và sử dụng những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc nhƣ tôn giáo, tín ngƣỡng... nhƣ một sức mạnh làm nên chiều sâu và sức sống trƣờng tồn cho tác phẩm.

Ra đi khi mới bƣớc sang tuổi 72, khoảng trống trên văn đàn mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để lại hôm nay có lẽ còn lâu lắm mới đƣợc lấp đầy. Ngƣời đọc chắc chắn sẽ đọc lại Nguyễn Huy Thiệp và lịch sử sẽ còn dành nhiều giấy mực để luận bàn về sự nghiệp rực rỡ của ông. Đúng nhƣ nhà văn Nguyễn Bình Phƣơng - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đánh giá Nguyễn Huy Thiệp là “một trong những nhà văn gần nhƣ là quan trọng số 1 từ sau Đổi mới, ngƣời đã gợi lại dũng khí cho tất cả các nhà văn, cho họ thấy thế nào là quyền năng một ngƣời viết, quyền thay đổi, quyền khám phá, phản biện xã hội, khiến ta nhìn thấy lại giá trị của nhà văn” [19].

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÁC PHẨM

1. Nguyễn Phan Hách, Lê Minh Khuê, Đắc Huy, Lƣu Chí Cƣơng (2004), Truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiêp (tái bản), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

SÁCH THAM KHẢO

2. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

3. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hƣng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu (2006),

Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Khang, Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, NXB Văn hóa Thông tin.

6. Nguyễn Văn Khang (2001), Tiếng lóng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 7. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học xã hội.

8. Đăng Khoa, Thủy Uyên (2014), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Long (2006), Nguyễn Văn Thìn (đồng chủ biên), Văn học Việt

Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

11. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

12. Phạm Ngọc Lan, (2010), “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết lại lịch sử, in trong Văn học, Phật giáo với

1000 năm Thăng Long – Hà Nội, NXB Văn hóa Thông tin

13. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn – tư tưởng – phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

84

14. Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2008), Lý luận văn học (tập 2) – Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sƣ phạm.

15. Bùi Việt Thắng (1992), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

16. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể

loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nhiều tác giả, (2001), Phạm Xuân Nguyên sƣu tầm, giới thiệu, Đi tìm

Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

TÀI LIỆU TRÊN TẠP CHÍ, LUẬN VĂN, WEBSITE

18. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con ngƣời trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8.

19. Thiên Điểu (21/3/2021), Nguyễn Huy Thiệp: Người đạt đỉnh cao nghệ thuật

của truyện ngắn (Nguồn: https://tuoitre.vn/nguyen-huy-thiep-nguoi-dat-dinh-

cao-nghe-thuat-cua-truyen-ngan-20210321080524409.htm)

20. Phan Trọng Hậu, “Văn hóa hậu hiện đại nhìn từ nhiều phía”, Báo Văn nghệ

số 33, ra ngày 19/08/2006.

21. Châu Minh Hùng (01/03/2009), Hình thức đa thanh mới trong truyện

Nguyễn Huy Thiệp (Nguồn: https://vnexpress.net/hinh-thuc-da-thanh-moi-qua-

truyen-nguyen-huy-thiep-1974435.html)

22. Ly Na (22/03/2021), Nguyễn Huy Thiêp – ngôi sao sáng của văn học Việt

Nam (http://baodongnai.com.vn/vanhoa/202103/nha-van-nguyen-huy-thiep-

ngoi-sao-sang-cua-van-hoc-viet-nam-3048721/)

23. Lê Thị Nguyệt (2010), Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong tryện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Hoàng Kim Oanh (2008), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

85

(http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c308/n15822/Cam-quan-ton-giao-trong-

van-xuoi-Viet-Nam-duong-dai.html)

26. Phạm Thị Thuỳ Trang (2004), Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Văn Thuấn (tháng 7/2008), “Nguyễn Huy Thiệp - Đƣa nhân vật vào lập trƣờng đối thoại”, Tạp chí Sông Hương, số 233

28. Nguyễn Văn Thuấn (2007), “Hình tƣợng đám đông trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Tạp chí Khoa học – Giáo dục, số 02.

29. Vƣơng Anh Tuấn (2005), “Vị trí và vai trò tích cực của ngƣời đọc trong đời sống văn học”, Tạp chí Văn học số 3/1982.

30. Nguyễn Thị Minh Thái (2006), Nguyễn Huy Thiệp - Tôi sống trong ảo mộng, Vietnamnet – 20 tháng 7 năm 2007.

31. Bùi Việt Thắng (2000), “Một bƣớc đi của truyện ngắn”, Tạp chí Nhà văn, tháng 1.

32. TS. Nguyễn Thành Thi (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5/2010), Ám ảnh

hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Khoa Ngữ văn - Đại học Sƣ

phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 - Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa, Tín ngƣỡng – tôn giáo (https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-ton-giao)

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)