Cảm quan tôn giáo và tinh thần giải thiêng trong truyện ngắn Nguyễn

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 53 - 62)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

2.2. Cảm quan tôn giáo, tín ngƣỡng và tinh thần giải thiêng

2.2.2. Cảm quan tôn giáo và tinh thần giải thiêng trong truyện ngắn Nguyễn

Nguyễn Huy Thiệp

* Tinh thần giải thiêng lịch sử và tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc

Tín ngƣỡng thờ Anh hùng dân tộc thuộc loại tín ngƣỡng thờ thần, đó là việc phụng thờ và linh thiêng hóa những nhân vật khi còn sống có công trạng to lớn với đất nƣớc và dân tộc. Khi họ qua đời, đƣợc nhà nƣớc phong kiến sắc phong thần và có quy định về thiết chế thờ cúng cụ thể. Tín ngƣỡng thờ Anh hùng dân tộc thuộc phúc thần, thần mà dân Việt Nam thờ phụng chủ yếu là thần yêu nƣớc, thƣơng dân; đánh giặc cứu nƣớc; chữa bệnh, khai nghề; tóm lại là các vị thần có công trạng với dân với nƣớc. Tín ngƣỡng thờ Anh hùng dân tộc ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, phản ánh sâu đậm về một quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của lịch sử dân tộc. Tín ngƣỡng này luôn gắn với lễ hội lớn, nhƣ: Lễ hội Đức Thánh Gióng, An Dƣơng Vƣơng, các Vua Hùng, Trần Hƣng Đạo,… Những vị anh hùng dân tộc này hiện lên trong tâm thức của ngƣời Việt với cái nhìn ngƣỡng vọng và vẻ đẹp toàn bích.

Tuy nhiên, trong các truyện ngắn của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã giải thiêng lịch sử, đƣa các nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc trở nên gần gũi với đời sống hơn. Họ không phải những con ngƣời không có thực mà hoàn toàn là những cá nhân đã từng tồn tại trong một thời điểm nhất định, là con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt, không phải là một vị thần hay một ngƣời có năng lực siêu phàm. Giải thiêng các anh hùng là quá trình thúc đẩy sự gần gũi, tiếp cận với các nhân vật anh hùng trong mối quan hệ với các thế hệ hậu sinh, để cho các nhân vật lịch sử không đơn thuần là những ông thánh, là những ngƣời cao xa vời vợi chỉ có đứng từ xa để chiêm bái, ngƣỡng vọng… Các anh hùng thời đại đã không hiện ra với một mô típ đơn điệu nhàm chán mà có xƣơng có thịt, có tính cách, có sự yêu ghét, trăn trở nhƣ những ngƣời thực ngoài đời. Sự giải thiêng với chiều hƣớng tích cực đã mang lại nhiều cách tiếp cận, cách hiểu lịch sử. Điều đó cũng góp phẩn đẩy lùi đƣợc khuynh hƣớng ca ngợi một chiều, thần thánh hóa quá mức, khiến cho đến các nhân vật lịch sử trở lên nhàm chán, ít mang ý nghĩa giáo dục hay ngƣời đọc có thể hoài nghi về sự tồn tại

54

của chính các nhân vật đó. Ngoài ra, đối với nhà văn, khuynh hƣớng ca ngợi một chiều chính là lực cản, kìm hãm quá trình tìm tòi, sáng tạo.

Trong ý thức của ngƣời Việt, Nguyễn Huệ - Quang Trung là một anh hùng dân tộc vĩ đại, ngƣời đã viết tiếp những trang sử đấu tranh cứu nƣớc vẻ vang, oai hùng của dân tộc. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đƣợc một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của triều đại Tây Sơn. Cuộc đời ông đƣợc biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tƣợng đài và bảo tàng để tƣởng nhớ công lao của ông. Ngày nay, Nguyễn Huệ đƣợc coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trƣờng học và đƣờng phố ở các địa phƣơng đƣợc đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đƣờng phố đồng thời là một đƣờng hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông. Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, tại quận Đống Đa (Hà Nội), nhân dân vẫn tổ chức hội Gò Đống Đa để kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung.

Đó là sự ngƣỡng vọng theo tín ngƣỡng dân gian dành cho vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Còn trong Phẩm tiết, ngƣời anh hùng Quang Trung lại hiện lên khác xa so với cái nhìn huyền thoại hoá truyền thống trƣớc đó, ngƣợc lại ngƣời anh hùng lịch sử ấy xuất hiện rất trần tục, với cả hai phần Con và Ngƣời. Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Quang Trung đƣợc xây dựng trong bối cảnh từ sau đỉnh cao thắng lợi cho đến khi đột ngột ra đi với những nét tính cách rất trần tục. Nhà văn đã đặt Quang Trung và Nguyễn Ánh trong thế đối sánh với cùng một mối quan hệ với ngƣời đẹp Vinh Hoa. Trong truyện này, Quang Trung không phải là một vị thánh sống mà là một con ngƣời cá nhân với tất cả những vui, buồn, yêu, ghét rất chân thật. Ông sống không hề giả dối, ngụy trang bằng những hào nhoáng bề ngoài. Trong tƣ cách cá nhân, Quang Trung luôn thể hiện rõ thái độ yêu – ghét quyết liệt của mình. Cơn giận của Huệ với Khải là biểu hiện của sự khinh xuất, lỗ mãng, nông nổi nhƣng đó

55

cũng là sự bộc lộ chân thật nhất sự thẳng thẳn, bộc trực, ý thức về công lí bình dân. Đây thực sự là nhân cách của ngƣời anh hùng xuất thân áo vải đối với “kẻ cƣớp không bao nhiêu lộc của thiên hạ”. Cho dù ngôn ngữ mà nhà văn gán cho vua Quang Trung có phần thô thiển, cục cằn nhƣ muốn hạ bệ thần tƣợng thì ta cũng không thể phủ nhận đƣợc rằng: ở hình tƣợng nhân vật này, ngƣời đọc còn bắt gặp ở đó khả năng phục thiện, tấm lòng trắc ẩn khi Huệ “đang đêm xoã tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp” để báo tin cho Vinh Hoa về cái chết của Khải. Đặc biệt Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng hình tƣợng hoàng đế Quang Trung và Gia Long ở khía cạnh đời thƣờng và sử dụng cô gái đẹp Vinh Hoa làm liều thuốc thử. Với nhân vật Nguyễn Phúc Ánh, Nguyễn Huy Thiệp nhìn thấy sự hi sinh cho giấc mộng đế vƣơng bởi (sứ mệnh khốn nạn, chỉ đƣợc quyền cao cả, không đƣợc quyền đê tiện) [1;145]. Gia Long hiện lên nhƣ một kẻ tàn bạo, một vị vua ác độc khi tự cho mình có quyền lôi dân đen con đỏ vào cuộc chiến binh đao đẫm máu, nhằm phục vụ mƣu đồ bá vƣơng. Nguyễn Huy Thiệp còn giải thiêng hình tƣợng khi gắn những lời lẽ có phần thô lỗ vào phát ngôn của những bậc đế vƣơng. Đãng nhẽ ra những lời nói đó không đƣợc thốt ra từ một vị vua. Thái độ ứng xử với quan thần, thái độ ứng xử với cái đẹp - Nguyễn Thị Vinh Hoa đã bộc lộ những nét mới rất đỗi đời thƣờng, rất đỗi khác biệt giữa Nguyễn Phúc Ánh và Nguyễn Huệ. Với Quang Trung, hành động (nhà vua đang đêm xõa tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất) [1;161] thể hiện thái độ hối hận khi trách tội lầm ngƣời, đồng thời toát lên một hình ảnh khác có phần gần gũi, bình dân của nhà vua. Cách ứng xử với vẻ đẹp Vinh Hoa còn bộc lộ những góc khuất đời thƣờng ở vua Quang Trung và Nguyễn Ánh. Với Quang Trung, (Áo vải cờ đào, vì nƣớc xả thân dẹp yên bốn cõi) [1;159] mà coi “một Vinh Hoa bằng ba vạn ngƣời”; kiềm chế dục vọng, tôn thờ Vinh Hoa. Những giải huyền thoại này đều có xu hƣớng “đời thƣờng hóa”, giải thiêng thần tƣợng lịch sử.

Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huy Thiệp cũng đã xây dựng ngƣời anh hùng Nguyễn Trãi rất khác so với lịch sử và tín ngƣỡng của ngƣời Việt nói chung. Trong tâm thức của ngƣời Việt, Nguyễn Trãi – Bậc đại anh

56

hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn, một nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất vĩ đại. Năm 1980, Nguyễn Trãi còn đƣợc tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông. Nguyễn Trãi đƣợc nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi nhƣ Nhị Khê (Hà Nội) ; Côn Sơn (Hải Dƣơng); làng Khuyến Lƣơng (Gia Lâm, Hà Nội),… Nhƣng với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cuộc đời Nguyễn Trãi đƣợc soi chiếu với nhiều góc độ khác nhau nhƣ từ cuộc gặp gỡ với Nguyễn Thị Lộ, trong sự đối sánh với Lê Lợi, với rất nhiều mảnh vụn thời gian khác nhau nhƣ thuở nhỏ, lúc dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, khi ở Côn Sơn hay khi làm quan dƣới triều vua Lê Thái Tông. Nhƣng dù ở thời điểm nào thì Nguyễn Trãi vẫn hiện lên trong bi kịch “lạc loài”. Từ nhỏ, ông đã sớm nhận ra bi kịch ấy “Ông nhƣ khoai giữa ngô, nhƣ lạc giữa vừng. Ông là một thứ chất liệu khác. Ông cô đơn với chính đồng loại của mình”. Nguyễn Trãi suốt một đời theo đuổi lí tƣởng, nhƣng chính một đời ấy đã biến ông thành “một ngƣời cô đơn giữa đời nhƣ một hành tinh, một ngọn gió”, “ông lạc loài giữa đám đông”, “ông cô đơn với chính đồng loại”. Chính vì thế mà ông gắn bó với Nguyễn Thị Lộ và có chăng chỉ có nàng mới là niềm an ủi hiếm hoi ở đời mà Nguyễn có thể có đƣợc.

Trƣớc Nguyễn Huy Thiệp, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ dành những trang viết rất hay để nói về Nguyễn Du. Những trang thơ ấy đều là lời khẳng định, ngợi ca những di sản thơ ca mà Nguyễn Du đã cống hiến cho văn học dân tộc. Ông đƣợc ngƣời Việt kính trọng tôn xƣng là Đại thi hào dân tộc và đƣợc UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Nhƣng sự xuất hiện của Nguyễn Du trong truyện ngắn Vàng Lửa của Nguyễn Huy Thiệp lại mang ý nghĩa gửi gắm những suy ngẫm của nhà văn về những vấn đề của lịch sử, thời đại và dân tộc. Trong Vàng Lửa, hình ảnh Nguyễn Du chỉ đứng vị trí lu mờ. Nhà văn đã dùng cách nói ngƣợc để viết về Nguyễn Du. Một nhân vật lịch sử dƣới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp không còn là những bảng biên niên hành động mà nhà văn đã đi sâu khám phá thế giới nội tâm để lột trần bản chất

57

của “con ngƣời này” (Hêghen). Nhà văn đã đặt vào miệng nhân vật Phăng những đánh giá chủ quan về Nguyễn Du. Theo Phăng, Nguyễn Du cũng là “vật quốc bảo” nhƣng “nhẹ đồng cân” hơn so với vua Gia Long. Ngƣời Tây phƣơng có nhãn quan của một nhà bình luận chính trị này coi tác giả Đoạn trường tân

thanh là sản phẩm cƣỡng dâm của nền văn minh Trung Hoa nên con ngƣời ông

chứa đầy điển tích: “Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cƣỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Ngƣời mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đƣơng thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau ngƣời ta mới thấy điều này vô nghĩa” [1;151]. Đây là nhận xét có phần “chói tai”, xúc phạm đến lòng tự ái dân tộc, nhƣng, trớ trêu thay, lại không phải không có lý. Phăng còn phân biệt rất rõ về đẳng cấp giữa Gia Long và Nguyễn Du. Y đã đặt hai con ngƣời ấy lên bàn cân để so sánh bản chất của họ. Theo Phăng, Gia Long “khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với tạo hóa, dám mang cả dân tộc mình ra lừa gạt, phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên...” [1; 152]. Theo dòng ý thức của Phăng, Gia Long và Nguyễn Du tƣợng trƣng cho hai mẫu hình trái ngƣợc nhau. Trong khi Gia Long đứng trên cộng đồng thì Nguyễn Du lại hòa mình vào cộng đồng. Xét về mối tƣơng quan, theo Phăng, lòng tốt của Nguyễn Du chỉ là “thứ lòng tốt nhỏ, không cứu đƣợc ai”, vì ngay bản thân ông cũng phải lƣu lạc mƣời năm trời đói khát, bệnh tật nơi đất khách, chịu đựng cảnh nghèo khó và ông hoàn toàn “không biết làm chính trị”. Trong cảm nhận của Phăng, Nguyễn Du đã đƣợc Gia Long đối xử theo “phƣơng thức chăn nuôi gia súc”: “Ông không coi Nguyễn Du ra gì, hoặc có thể ông coi Nguyễn Du là một con ngựa giống tốt trong cả đàn ngựa, lợn, bò, gà mà ông chăn dắt” [1; 152]. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Huy Thiệp vẫn thừa nhận Nguyễn Du là một “quốc bảo”, nhƣng ông không đi theo lối mòn ca tụng ngƣời anh hùng thƣờng thấy, với những thành sáo ngữ quen thuộc mà nhà văn đã làm theo cách ngƣợc lại. Lƣợc qua xu hƣớng ca ngợi thiên tài nghệ thuật Nguyễn Du, tác giả muốn chỉ

58

ra những mặt trái của tính chất nhân đạo bị lụy, bảo thủ, đồng thời cũng lột trần vị thế của ngƣời nghệ sĩ trong mắt những kẻ làm chính trị. Nguyễn Du có “tình” và có “tài” nhƣng bé nhỏ trƣớc Gia Long. Tất cả chất chứa bên trong nhƣng đƣợc biểu hiện ra ngoài qua “khuôn mặt nhàu nát vì đau khổ”. Cô đơn là định mệnh của nhà thơ, là khởi nguồn cho tài năng và đau khổ.

Mưa Nhã Nam cũng là một câu chuyện mới về ngƣời anh hùng Đề

Thám. Ông là ngƣời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913). Đằng sau con ngƣời đƣợc coi là “đại diện cho tâm hồn An Nam”, ngƣời có “có thần thái, tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng”, Nguyễn Huy Thiệp còn khéo léo xây dựng hình tƣợng nhân vật này với “sự buồn nảm thất vọng về phẩm cách con ngƣời nói chung”. Nét tâm trạng ấy đƣợc thể hiện kín đáo “ở khoé nhìn vô hồn nơi ông”. Đặc biệt “Hùm thiêng Yên Thế” của Nguyễn Huy Thiệp là lại “một anh hùng, cũng là một ngƣời nhu nhƣợc”. Ông khóc nhƣ một ngƣời nhu nhƣợc nhất đời, một ngƣời suốt đời thỏa hiệp, không bao giờ dám bƣớc qua ranh giới bổn phận, nghĩa vụ, cƣơng tỏa. Ông đã từng khóc nhƣ chƣa bao giờ là một anh hùng, một ngƣời đứng đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế lừng danh. Trong mối tình với Xoan, Đề Thám đã tự đánh mất hạnh phúc của mình để rồi chỉ biết tự than khóc cho sự hữu hạn của chính bản thân mình. Ông nhân danh bổn phận để trốn tránh, để ngụy biện cho sự nhu nhƣợc trong tình yêu của mình. Tác giả dùng cụm từ “một anh hùng, một ngƣời khởi nghĩa” nhƣ để nhấn mạnh sự đối lập giữa cái mọi ngƣời vẫn nghĩ về vị anh hùng dân tộc với nhân vật của mình, nó nhƣ một lời nhắc cho ngƣời đọc rằng, họ phải nhìn thấy cái sự khác nhau này. Đó là một Hoàng Hoa Thám không thể tìm thấy trong dã sử, mà ta chỉ tìm thấy trong “lịch sử” của Nguyễn Huy Thiệp.

Đó là tƣớng Huấn trong truyện ngắn Tướng về hưu, là vị tƣớng có công với cả một đất nƣớc cả một dân tộc, nếu nhƣ trƣớc kia đƣợc ca tụng giống nhƣ một bức tƣợng đài vĩ đại thì giờ đây dƣới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, tƣớng Thuấn hiện lên với tận cùng sự cô đơn, chán trƣờng trong chính căn nhà của mình. Một ngƣời cha mang những buồn tủi, lạc lõng. Câu chuyện xoay

59

quanh cuộc sống của một gia đình ba thế hệ: ông Huấn – tƣớng về hƣu và vợ, vợ chồng con trai, 2 đứa cháu nội của ông. Trong các câu chuyện mọi ngƣời ông luôn cảm thấy khác lạ hay ngay trong chính công việc của gia đình, ông cũng không hề có tiếng nói. Ông không đƣợc mọi ngƣời quan tâm để ý đến, công việc của chính mình cũng đƣợc con dâu tƣ vấn và nên làm để có thu nhập cho gia đình. Những đứa cháu không chơi với ông, coi ông là ngƣời xa lạ. Một vị tƣớng của đất nƣớc, có công lao trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc nhƣng khi về hƣu, về lại với cuộc sống thƣờng trực hàng ngày ông lại là ngƣời “lạc hậu” với nhịp sống của xã hội. Nguyễn Huy Thiệp nói gì đến công lao của ông, cũng không nói đến thái độ của mọi ngƣời ca tụng ông mà lại soi vào cuộc sống hàng ngày của ông, sống trong ngõ hep của tâm hồn cô đơn.

Một phần của tài liệu Cảm quan tôn giáo và tín ngưỡng trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)