Sự tương tác, hiệu ứng cộng sinh giữa văn học – điện ảnh

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 27 - 31)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

1.3. Mối quan hệ văn học – điện ảnh

1.3.2. Sự tương tác, hiệu ứng cộng sinh giữa văn học – điện ảnh

Nhà nghiên cứu điện ảnh Pháp Emmanuelle Toulet nhận xét: “Điện ảnh cần sự tưởng tượng bởi vì trước khi trở thành sản phẩm của bộ óc và khoa học, điện ảnh là sản phẩm tưởng tượng của các nhà tiểu thuyết.” [24; tr. 20] tác phẩm

văn học đã cung cấp một “bộ khung sườn”, “một nền móng” vững chắc về nội dung dựa đó các bộ phim có thể thỏa sức sáng tạo, thỏa sức thể hiện mình. Điện ảnh tiếp thu một cách có chọn lọc đối với loại hình nghệ thuật khác. Đối với văn học, điện ảnh không chỉ tiếp thu những vấn đề thuộc về mặt nội dung, ngôn ngữ lời thoại, hìn thức thể hiện không gian, thời gian,.. mà nó còn tiếp nhận cả cốt truyện của văn học. Ngày này tác phẩm điện ảnh không chỉ là những video lắp ghép các hình ảnh nữa mà nó đã có cốt truyện, nội dung, tư tưởng,.. không còn là bộ phim được chiếu theo thời gian tuyến tính nữa mà có thể trở về quá khứ hay đi đến tương lai. Điện ảnh cũng có thể chuyển đổi một cách linh hoạt những hình ảnh của không gian, những thành công trên của điện ảnh đều do văn học chỉ dẫn cho điện ảnh.

Không chỉ văn học, điện ảnh cũng có tác động quay ngược trở lại văn học. Nhờ kĩ thuật cơ bản cắt ghép của điện ảnh, vào thế kỉ XX có rất nhiều nhà văn Pháp dựa trên kĩ thuật của điện ảnh để hình thành cách viết mới cho văn chương. Điển hình là nhà văn Marguerite Duras với tác phẩm “Người đàn bà lai” hay tiểu thuyết “người tình”,... Ở Pháp giai đoạn này còn xuất hiện loại hình mới “tiểu thuyết điện ảnh”, sau này các nhà văn Pháp đã kế thừa lối viết này như một hình thức để thể hiện tài năng cũng như cá tính của mình. Kỹ thuật này ảnh hương khá mạnh đến văn học đặc biệt trong cốt truyện hiện đại, nó làm xáo trộn những biến cố sự kiện, nó không còn theo tuần tự tuyến tính thời gian như cốt truyện cũ. Nó làm văn học đa dạng hơn khi nhà văn nhìn mọi thứ ở nhiều góc nhìn, các điểm nhìn khác nhau.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã từng viết nhiều truyện ngắn, kịch bản và tự chuyển thể kịch bản, ông có một tình yêu đặc biệt đối với văn học.Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông đã chia sẻ: “Tôi rất quan tâm tới văn học vì văn học giúp cho con người ta hình thành ý tưởng một cách mạch lạc và khúc chiết…Văn học và điện ảnh là hai lĩnh vực có mối liên hệ rất mật thiết. Tôi học ở các nhà văn rất nhiều để làm điện ảnh, đặc biệt các nhà văn lớn”[Báo công an nhân dân ngày 1/3/2009]. Từ sự tương tác giữa văn học và điện ảnh người ta đã ghi nhận tính phổ biến của phim truyện khi được tái sinh từ văn học. Việc

chuyển thể một tác phẩm văn học sang điện ảnh là quá trình tương đối khó khăn, phức tạp và nhiều công đoạn.

Những tác phẩm văn học mang giá trị tư tưởng, nhân văn lớn thì càng được các nhà làm phim lựa chọn. Đạo diễn Vương Đức cho biết: “Tôi phải dựa vào văn chương rất nhiều, những tác phẩm hay về mặt văn chương cũng góp phần tạo ra những phim hay ”[Báo Lao động thứ hai ngày 4/10/2004]. Các tác phẩm văn chương kinh điển như Cuốn theo chiều gió của Magơrit Mitchel khi được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh tác phẩm cùng tên này nhận đến 10 giải Oscar và đến nay nó vẫn nằm trong 10 bộ phim kinh điển trên thế giới. Cuốn sách đoạt giải Nobel về văn chương Bác sĩ Zhivago của nhà văn Nga Boris Pasternak, điện ảnh đã có một bộ phim chuyển thể kinh điển đoạt 5 giải Oscar. Có thể thấy, văn học là nguồn tài nguyên vô tận để điện ảnh khai thác, nhưng không phải tác phẩm văn học nào cũng có thể khai thác thành phim ảnh. Và việc khai thác tài nguyên văn học chuyển thể thành phim đồi hỏi những nhà làm phim không chỉ sao chép đơn thuần mà phải sáng tạo từ những thứ có sẵn. Một tác phẩm văn học khi được chuyển thể sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng cũng như giới nghiên cứu, phê bình. Ngượi lại, khi một tác phẩm điện ảnh có tiếng vang sẽ thôi thúc sự tò mò của công chúng phải đi tìm hiểu tác phẩm văn học được chuyển thế đó như thế nào. Chúng ta luôn có sự so sánh, đối chiếu giữa hai loại hình này khi có một tác phẩm nào đó được chuyển thể. Để từ đó chúng ta có sự nhận xét, đánh giá để thấy những tác phẩm đó đã thực sự được chuyển tác phù hợp hay chưa. Sự cộng sinh giữa hai loại hình nghệ thuật này đã thực sự lan tỏa trong công chúng dù cho 2 loại hình này là “đứa con” của quá trình sáng tạo khác nhau.

* * *

Với chương này chúng tôi đã nêu ra những đặc điểm cơ bản của hai loại hình nghệ thuật cũng như mối quan hệ đặc biệt giữa chúng. Để một tác phẩm chuyển thể đạt được thành công thì các nhà làm phim không chỉ minh

họa một cách đơn giản, dễ dãi mà phải biết tiếp thu những tinh hoa của văn học, phải biết sáng tạo có chọn lọc để từ phần “hồn cốt”của văn học tạo ra một tác phẩm điện ảnh độc lập. Từ đó, chúng ta thấy được sự tương tác giữa hai thể loại này, sự cộng sinh giữa chúng đã tạo nên những tác phẩm xuất sắc có sức công phá hết sức to lớn.

Chương 2

TRUYỆN DÀI TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH - ĐIỆN ẢNH TRONG VĂN HỌC

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)