Hệ thống nhân vật tiếp nhận và sáng tạo

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 72 - 126)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

3.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” sự kết giao nhuần nhuyễn giữa văn học

3.2.3. Hệ thống nhân vật tiếp nhận và sáng tạo

Trong tác phẩm văn học, mỗi hình tượng nghệ thuật lại được xây dựng dựa trên những ngôn từ khác nhau và người đều có riêng cho mình một sự hình dung về hình tượng nhân vật khác nhau dựa trên chính bản thân họ. Ở điện ảnh người thể hiện nhân vật là diễn viên. Người diễn viên này có ngoại hình cụ thể ngoài đời thực, thông qua hóa trang, phục trang, người diễn viên sẽ đến gần với nhân vật nhất về ngoại hình, theo mong muốn của đạo diễn. Bản thân đạo diễn trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn diễn viên, họ phải dùng chính lăng kính thẳm mĩ của mình để hình dung về nhân vật sau khi đã cảm thụ nhân vật qua tác phẩm văn học, họ sẽ có cho riêng mình một hình tượng về nhân vật đó trong đầu từ ngoại hình lẫn tính cách.

Nhân vật trong phim thì được chia làm nhiều loại: chính, phụ, trung tâm, phản diện, chính diện,...Một bộ phim thì phải có nhân vật chính, nhân vật phụ, hoặc chính diện, phản diện tùy thuộc vào cốt truyện. Tuy nhiên do tính đặc thù về thời gian nên một bộ phim thường không quá dàn trải về số lượng nhân vật. Đa số các phim ngày nay thì nhân vật chính sẽ là sợi chỉ chính xuyên suốt của cốt truyện và phim đó.

hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ không phải ở cốt truyện, không hẳn ở hình ảnh mà chính là ở hệ thống nhân vật. Một sự lựa chọn và xây dựng nhân vật quá tài tình của đạo diễn khiến các nhân vật ngay từ khi xuất hiện trên trailer hay trên những poster riêng lẻ được nhà sản xuất tung ra để quảng bá hình ảnh cho phim đã nhận được rất nhiều tình cảm từ khán giả. Tôi thấy hoa

vàng trên cỏ xanh sau khi chuyển thể hệ thống nhân vật chính được giữ nguyên.

Cụ thể là: Thiều (Thịnh Vinh đóng), Tường (Trọng Khang đóng), Mận (Thanh Mỹ đóng). Victor Vũ chia sẻ, 3 đứa trẻ là linh hồn của phim nên khiến anh mất nhiều thời gian trong khâu tuyển chọn. Điều anh cần là tìm được các cô bé, cậu bé có ngoại hình trong sáng, biết diễn cảm xúc. Các nhân vật phụ: Ba Thiều (Lê Vinh đóng), Mẹ Thiều (Trương Tử Liên đóng), chú Đàn (Nguyễn Anh Tú đóng), chị Vinh (Khánh Hiền đóng), thầy Nhãn (Mai Thế Hiệp đóng), ông Năm (Lê Bình đóng), bác Tám Tàng (Mai Trần đóng), Nhi (Mỹ Anh đóng), Sơn (Công Huân đóng), thầy lang (Tấn Thi đóng).

Nhân vật văn học và diễn viên điện ảnh có sự tương tác với nhau và được thể hiện thông qua nhiều phương diện. Từ việc phù hợp về tính cách, diệm mạo đến việc diễn xuất để làm nổi bật đặc trưng của hình tượng; từ việc lựa chọn trang phục đến cách tạo dựng khung cảnh cho phù hợp với hoàn cảnh sống cũng như những diễn biến trong cuộc đời, trong nội tâm nhân vật. Ở bộ phim này, việc lựa chọn diễn viên, tạo hình nhân vật cho đến công tác chỉ đạo diễn xuất đều rất thành công. Các diễn viên chính của phim đều còn rất nhỏ tuổi, cho nên việc chỉ đạo diễn xuất và công tác làm việc với diễn viên đều khó khăn hơn so với khi làm việc với những diễn viên đã có nhiều kinh nghiệm. Với những hình ảnh đầy chất thơ, đạo diễn đã thông qua ba nhân vật chính để đưa đến cho chúng ta một câu chuyện nhẹ nhàng với sự điều tiết vừa phải và diễn xuất, khiến mọi thứ trên màn ảnh trở nên vô cùng tự nhiên và dễ dàng chiếm được cảm tình của người xem.

Diễn viên Thịnh Vinh (2000) là người vào vai Thiều. Thịnh Vinh tham gia đóng phim từ năm 6, 7 tuổi nhưng phải đến với bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên

phim, Thiều là một người anh trai thương em nhưng cũng ôm nhiều mặc cảm, ghen tỵ với em mình. Đây là một vai diễn khá khó đối với Thịnh Vinh vì cậu phải diễn được cả nét trẻ thơ lẫn cảm xúc là lạ đầu đời khi thích một cô bạn cùng lớp. Thịnh Vinh từng nhận xét nhân vật Thiều: “Em thấy Thiều có những điểm tốt, xấu lẫn lộn. Cận ấy là người anh ích kỉ, nhát gan, không có trách nhiệm, nhưng rất thương Tường”. Phân cảnh Thiều chơi trò ném đó với Tường ở bãi tha ma, cậu đã tỏ ra sự tinh ranh của mình khi mà vờ thua cuộc sau đó ném đá lại chỗ Tường, nhưng hậu quả của sự tinh ranh đó của cậu là Tường bị ném chúng đầu và bị chảy rất nhiều máu. Trong cậu lúc đó có phần hối hận và tội lỗi. Thịnh Vinh đã rất xuất sắc khi đã lột tả gần như là hoàn hảo về nhân vật Thiều. Trong phim có rất nhiều phân cảnh thể hiện nội tâm của Thiều điển hình là đoạn Thiều khóc với tâm trạng ân hận vì đã đánh Tường đến gãy xương lưng, khiến cậu bé nằm liệt giường. Hay phân cảnh Thiều khóc ôm con cóc chạy trong cơn mưa rào. Còn có các phân cảnh thể hiện sự ngượng ngùng của Thiều khi bày tỏ tình cảm với Mận, sợ sệt khi đi qua cây chết đầu làng hay đi qua nhà kho của Mận,..

Trong phim, nhân vật Thiều đã được chuyển hóa nhẹ nhàng hơn tác phẩm văn học của Nguyễn Nhật Ánh. Nói về điều này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng có sự lý giải về điều này: “Đạo diễn đã có ý thức tiết chế phần “cái ác” trong truyện. Tôi nghĩ đó là cách xử lý đúng đắn. Cảnh Thiều trong cơn ghen giận đã đánh Tường chẳng hạn, mô tả bằng hình ảnh sẽ gây sốc hơn so với khi diễn đạt bằng con chữ nên khi lên phim đạo diễn cân nhắc về mặt liều lượng là một tính toán hợp lý. Chưa kể, so với tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh không có ưu thế hơn về mặt diễn giải nội tâm nên nếu đạo diễn để “cái ác” sổng ra mà không có đủ điều kiện bộc lộ đầy đủ sự sám hối của nhân vật như ngôn ngữ văn chương vẫn làm rất tốt thì “cái ác” sẽ vô tình được nhân lên gấp đôi”. Hay bắt lạt Tường là vậy nhưng Thiều luôn lo lắng, quan tâm đến Tường. Chuyện gì cậu cũng kể cho em mình nghe dù là chuyện bí mật to hay nhỏ, dù người khác bảo cậu không được nói cho ai nghe (chuyện về bố Mận) nhưng cậu vẫn kể cho em mình. Cậu sợ Tường sẽ buồn khi biết người ta bắt mất Cu

Cậu nên cậu đã đi tìm một con cóc khác để thay thế, hay như lúc lũ về dân làng khan hiếm lương thực cậu cũng đi mót từng củ khoai về cho Tường và Mận. Lúc Tường nằm liệt giường cậu thường lo lắng, hỏi han và luôn cảm thấy có lỗi, hối hận khi mình đã khiến Tường bị thương. Cậu còn cõng em mình đi chơi khi em không đi được, hái những chùm trái cây đem về cho Tường, quan tâm đến chuyện “công chúa” của Tường, giúp Tường đi tìm “công chúa”. Qua đây để ta thấy được dù cậu có xấu tính, ích kỉ đến đâu thì cậu vẫn quan tâm, lo lắng và yêu thương em mình, cậu luôn giành tình cảm đặc biệt cho em mình thức tình cảm của tình thân. Cậu còn xem em mình như người bạn, người tri kỉ để tâm sự, chia sẻ họ những điều mà mình khó nghĩ, những điều vướng bận trong lòng.

Nếu ai chỉ xem phim có lẽ không thể biết được là ngoài thích Mận trong truyện Thiều còn thích bé Xin. Trong phim đạo diễn đã cắt bỏ hết phần tình cảm của Thiều với một cô bé khác mà chỉ xây dựng mối tình tuổi mới lớn giữa Thiều và Mận. Hình như với tình tiết này các nhà làm phim muốn xây dựng nhân vật Thiều trong mắt khán giả không chỉ với những tính cách như trên đã nói mà còn muốn trong Thiều thể hiện sự thủy chung. Cậu thích Mận nhưng luôn trêu chọc Mận, luôn nói Mận “ngu” khi Mận không hiểu cái gì đấy. Cậu luôn kêu Mận là đứa học dốt không chịu làm bài tập rồi để sau đó lại đưa tập vở của mình cho Mận chép. Cách Thiều biểu lộ tình cảm thật lạ, thật trẻ con nhưng cũng thật chân thành.

Như vậy, nhân vật Thiều đã được xây dựng với nhiều sáng tạo từ chính “bản gốc” của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh. Trong phim Thịnh Vinh đã thực sự hết mình với vai diễn, cậu đã cho thấy một nhân vật như từ truyện bước gia đời thực vậy. Sự cố gắng không ngừng nghỉ, thực lực của chính bản thân cậu đã được đền đáp một cách sướng đáng khi được đề cử nhiều giải thưởng và được khán giả yêu thích.

Nhân vật thứ 2 trong phim mà chúng ta nói đến đó là Tường. Cũng giống với nhân vật Thiều trong phim nhân vật Tường cũng được giữ lại các nét tính cách ở nguyên tác. Tường là người có tính cách hiền lành, giản dị, giàu tình

cảm. Diễn viên đóng vai Tường đó chính là Trọng Khang (một diễn viên nhí đầy triển vọng). Cậu đảm nhận vai Tường khi mới 11 tuổi và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề diễn xuất. Có lẽ do tuổi của nhân vật cũng tầm tuổi cậu nên việc hóa thân vào nhân vật có phần dễ dàng, tuy nhiên tính cách nhân vật trong phim khác với tính cách thực ngoài đời của cậu. Ngoài đời cậu là người hoạt bát, tinh nghịch chứ không phải nhẹ nhàng và hiền lành như nhân vật. Trọng Khang đã làm tròn vai diễn của mình, cậu đã để lại ấn tượng rất sâu sắc với khán giả. Trong phim nhân vật Tường có chút mũn mĩn, đáng yêu tính cách hiền lành hết mực tin tưởng và yêu thương anh của mình. Tường thích đọc sách, chơi với động vật, nghe kể chuyện,... là một người có dũng khí, trượng nghĩa. Cậu thể hiện rất tốt vẻ ngây ngô, hồn nhiên của một đứa trẻ, được thể trong phân cảnh Tường hỏi Thiều: “Mà công chúa có thật không anh hai?” sự ngây ngô ấy khiến khán giả mỉm cười, vui vẻ và thích thú. Trong phim Trọng Khang cũng đóng rất đạt những cảnh thể hiện nội tâm của nhân vật, trong cảnh cậu đi tìm cóc tía cậu đã bật khóc rất to khi không tìm thấy cóc tía và nghe tin cóc tía đã bị ăn thịt, cậu tỏ ra buồn bã, xót xa khi biết số phận bất hạnh của con cóc tía. Ngoài ra những cử chỉ, nét mặt của Trọng Khang được đánh giá rất cao thông qua các phân cảnh cậu hùng hổ giúp Thiều trả thù sơn, ánh mắt xa xăm khi trông ngóng “công chúa”, nét mặt đau đớn khi bị Thiều đánh, sự bất lực khi phải nằm liệt gường, sự cố gắng bước đi khi muốn tới bảo vệ Nhi,...

Tuy được khen ngợi rất nhiều, song Trọng Khang vẫn còn đôi phần diễn chưa thật sự đạt tới đỉnh vì vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Trong cảnh Thiều và Tường nghe chuyện ma của chú Đàn kể trong khi Thịnh Vinh đóng rất đạt phân cảnh này thì Trọng Khang vẫn chưa thể hiện rõ được cảm xúc của mình. Xem đến phân cảnh này chúng ta không biết là cậu đang sợ hay là không sợ những câu chuyện ma này. Nhưng đây chỉ là một số lỗi nhỏ trong một vai diễn hoàn hảo của Trọng Khang, cậu vẫn được rất nhiều khắn giả ủng hộ và yêu mến.

Ngoài hai nhân vật xuyên suốt bộ phim này chúng ta còn phải kể đến nhân vật Mận do Thanh Mỹ thủ vai. Trong ba diễn viên chính này có lẽ

Thanh Mỹ là người giàu kinh nghiệm nhất, trước khi đến với bộ phim Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh Thanh Mỹ đã có nhiều tác phẩm để đời như Đoạt

Hồn, Cô dâu đại chiến, Âm mưu giày gót nhọn,... do có kinh nghiệm, cũng

như tài năng nổi bật về diễn xuất nên không khó để Thanh Mỹ đảm nhận vai Mận một cách hoàn hảo. Mận là một cô bé hiền hậu, ít nói và dễ thương, là cô bé thật thà và hay buồn vu vơ. Trong phim phân cảnh xúc động nhất của Mận có lẽ là hai cảnh khóc thứ nhất là lúc nhà Mận bị cháy và lúc tạm biệt Thiều để lên thành phố. Thanh Mỹ đã từng chia sẻ rằng trong buổi họp báo ra mắt bộ phim rằng: “Con cũng thích cảnh lúc nhà Mận bị cháy. Cảnh đó khó lắm vì con phải khóc rất nhiều. Khi ấy trời vừa tối, vừa lạnh, diễn xong là các cô chú trong đoàn phải chạy ùa ra để trùm mền cho con”, có thể thấy Thanh Mỹ đã diến rất tốt diễn biến tâm lí của nhân vật Mận. Đạo diễn đã giữ lại cái “hồn” của nhân vật Mận trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, vừa nhiều tâm sự nhưng vẫn thể hiện được sự ngây thơ, trong sáng của trẻ con.

Ngoài ra trong phim còn có rất nhiều nhân vật phụ xuất sắc, họ cũng chính là yếu tố góp phần làm nên thành công của bộ phim. Việc phác thảo các nhân vật cũng như cách thể hiện các vai diễn trong phim đã cho chúng ta thấy rằng: điện ảnh đã tiếp thu một cách triệt để từ văn học đặc biệt trong việc xây dựng nhân vật. Từ diện mạo, hành động, trang phục, tính cách cho tới các thủ pháp xây dựng nhân vật điện ảnh đều làm rất tốt.

* * *

Có thể nói, bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Victor Vũ là một bộ phim xuất sắc trong nền điện ảnh Việt Nam, nó không chỉ có sức ảnh hưởng trong nước mà nó còn được biết đến nhiều nước trên thế giới và đều được đón nhận một cách nhiệt tình. Chúng ta không thể phủ nhận trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đạo diễn Victor Vũ đã rất tài tình và khôn khéo khi lựa chọn những thứ quý giá, tinh hoa nhất trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Từ đề tài, chủ đề, cốt truyện cho đến

yếu tố âm nhạc, hội họa hệ thống nhân vật đều được đạo diễn tiếp thu có tính chọn lọc để có thể cho ra một tác phẩm điện ảnh hoàn hảo. Tuy nhiên độ chênh lệch giữa truyện và phim là điều tất yếu vì đây là hai loại hình khác nhau, được tổ chức khác nhau và có các quy tắc khác nhau do đó điều này là không tránh khỏi.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong gia đình nghệ thuật các loại hình nghệ thuật đều ít nhiều có mối quan hệ giao thoa với nhau. Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh, tuy chúng có những chất liệu khác nhau song giữa chúng lại có mốt quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Sự giao thoa giữa hai loại hình giúp chúng đều có cơ hội thuật lợi trong quá trình phát triển. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhu cầu cao về mặt giá trị và tư tưởng do đó xu hướng chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh ngày càng được ưa chuộng. Nếu phát huy được mối quan hệ tương tác, cộng sinh giữa điện ảnh và văn học, những tinh hoa giữa hai loại hình, kết hợp với tài năng của đạo diễn và các diễn viên, sáng tạo từ cái “hồn cốt” của văn học thì điện ảnh có tỉ lệ thành công rất cao. Trường

hợp Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một ví dụ điển hình.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một tác phẩm truyện dài viết về những mẩu

truyện của lứa tuổi mới lớn. Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng cốt truyện vô cùng đặc sắc, bút pháp miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và đặc biệt nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật. Cũng nhờ sự tài tình của Nguyễn Nhật Ánh trong tác phẩm

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh những yếu tố đó đã khiến tác phẩm văn học này

trở thành nguồn chất liệu phong phú, nền móng vững chắc cho điện ảnh. Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh bằng tài năng và kinh nghiệm cầm bút của mình ông đã làm nổi bật chất điện ảnh trong tác phẩm của mình.

Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã tiếp thu có chọn lọc từ tác phẩm văn học cùng tên những yếu tố, chi tiết, sự kiện để làm nổi bật được những giá

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 72 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)