Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
3.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” sự kết giao nhuần nhuyễn giữa văn học
3.2.2. Âm nhạc, hội họa trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
3.2.2.1. Âm nhạc trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Âm nhạc với đa số chúng ta đề đã trở thành một phần của cuộc sống. Âm nhạc là một thành tố quan trọng trong hệ thống các kí hiệu âm thanh, nó thật tuyệt khi còn là cầu nối cảm xúc của con người, tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến đời sống tinh thần của con người.
Nghệ thuật điện ảnh đã tiếp thu những năng lực hàm ý từ các loại hình nghệ thuật khác trong đó có âm nhạc. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong phim, như một thứ gia vị quan trọng, cũng như nắm giữ nhiều vai trò khác nhau. Trước khi phim có tiếng nói, phim đã có âm nhạc. Từ những bộ phim câm đến những bộ phim ca nhạc ngày nay, các nhà soạn nhạc đã sử dụng âm nhạc để kể câu chuyện mà họ muốn gửi gắm, nó đồng hành với hình ảnh, nhằm bồi đắp, nâng đỡ, hỗ trợ cho hình ảnh để minh họa cho ý tưởng và chủ đề tác phẩm. Không chỉ vậy âm nhạc còn làm cho các hình ảnh trong phim trở nên sống động, rõ ràng hơn. Trong tác phẩm điện ảnh, yếu tố âm nhạc được xử lý dưới nhiều hình thức, để miêu tả tâm tư, tình cảm, những lời nói chưa được nói
ra của nhân vật, được sử dụng để gây kịch tính, hoặc để tạo môt trường không gian tâm tưởng cho người xem, để lại dư vị khi bộ phim kết thúc.
Nhạc phim gồm ba yếu tố: nhạc dạo dầu, nhạc nền và ca khúc được sử dụng, ba yếu tố này hòa trộn với nhau tạo nên một sự tổng thể về âm nhạc trong tác phẩm điện ảnh. Trong ba yếu tố này yếu tố được xem là quan trọng nhất chính là yếu tố nhạc nền, vì nó là phần âm nhạc nguyên bản được biên soạn riêng để đi kèm với bộ phim. Âm nhạc trong một tác phẩm điện ảnh vừa có cuộc sống riêng của nó vừa là sự nhân bản của tư tưởng chủ đề. Âm nhạc góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thành công của một tác phẩm điện ảnh.
Nếu ai đã xem phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ít nhất là một lần thì hẳn đều thấy quen thuộc và không thể quên được giai điệu và ca khúc được trình bày trong nhiều phân cảnh trong bộ phim.
Trong phim, phần âm nhạc chủ yếu được nhà nhà soạn nhạc người gốc Á Christopher Wong viết nhạc. Thụ hưởng từ nền văn hóa phương Tây nên nhạc của ông cũng là những bản nhạc hòa âm, phối khí, những bản giao hưởng dựa trên những nhạc cụ phương Tây như vỹ cầm (violin), dương cầm (piano), trung hồ cầm (cello)... Tiếng vỹ cầm ngọt ngào, du dương kết hợp với dương cầm tinh thế, sâu sắc, tha thiết, tạo ra những bản nhạc lay động, mê hoặc lòng người. Trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh các bản nhạc nền chủ yếu là bản hòa tấu, sự kết hợp giữa các nhạc cụ như vỹ cầm, dương cầm và trung hồ cầm. Mỗi bản nhạc vang lên như chất chứa nỗi buồn không tên nào đó, tiếng đàn nghe như tiếng lòng của một người có nội tâm sâu thẳm, khi réo rắc khi thâm trầm, lúc tươi tắn khi u ám đến tột cùng. Tuy là nhạc không lời nhưng qua cách soạn nhạc của Christopher Wong các bản nhạc như chứa đựng một nội dung, lời nói của ông. Mỗi bản nhạc nền trong phim đề có một tên riêng như Guilty
rain- Mưa tội lỗi bản nhạc vang lên trong phân cảnh Thiều cầm con cóc trong
tay hối hả chạy trong màn mưa. Hình ảnh mưa rơi nặng hạt, kết hợp với bản nhạc Mưa tội lỗi làm lòng người đôi chút trầm lặng, khiến người xem phần nào thấu hiểu tâm trạng tội lỗi, hối hận của nhân vật Thiều. Bản nhạc nền mang
Bản nhạc như đang khóc thương cho con người trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những khó khăn, vất vả mà con người phải chịu đựng. Ở đây nhà soạn nhạc thể hiện tiếng lòng, sự đồng cảm của mình trước những con người nhỏ bé vùng quê miền Trung nhưng có sức mạnh to lớn, phi thường khi chống chọi lại thiên tai.
Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có tổng cộng 16 bản nhạc giao hưởng khác nhau nhưng trong đó chỉ có một bản nhạc có lời và nó cũng được coi là ca khúc chủ đề của phim. Ca khúc mang tên Thằng cuội do cố nhạc sĩ Lê Thương sáng tác trong khoảng thời gian năm 1946- 1954, ca khúc có rất nhiều ca sĩ thể hiện và có rất nhiều bản hòa âm phối khí khác nhau. Trong phim Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh bài hát này cũng có 3 phiên bản. Phiên bản đàn ghi
ta do nhạc sĩ Đỗ Thanh Lâm hòa âm, phối khí cùng sự thể hiện của ca sĩ Ngọc Hiền, đây cũng là phiên bản có lời và nó được thể hiện xuyên suốt trong bộ phim. Các phiên bản còn lại do 2 nhạc sĩ Christopher Wong và Garrett cùng đảm nhận hòa âm, phối khí. Cuối cùng là phiên bản hòa tấu giao hưởng với dàn nhạc quốc tế được Christopher Wong thực hiện tại quốc gia Bulgaria mang lại trải nghiệm mới mẻ cho khán giả. Và hai bản sau là 2 phiên bản nhạc không lời. Trong phim cả ba phiên bản đều được các nhà làm phim lần lượt lồng ghép vào tạo ra sự hài hòa, cân bằng giữa nhạc nền và bài hát có lời. Lời bài hát
Thằng cuội có thể hiện đúng với lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn vừa dí dỏm
vừa sâu lắng. Ca từ trong bài hát vô cùng chơn chất, dân dã, dễ nhớ và dễ hát như một khúc đồng dao. Mỗi mùa Trung bài hát này lại được vang lên mang đến bao sự thổn thức, bồi hồi cho các em thiếu nhi, nó còn để lại những kỉ niệm khó phai trong lòng mỗi người khi nhớ về đêm Trung thu, đêm hội trăng tròn. Hình ảnh chú Cuội, cây đa, dế mèn, ông trăng, ngày mười lăm tháng tám,... đều là những hình ảnh quen thuộc với mọi người, là một phần tuổi thơ, một phần kí ức. Cố nhạc sĩ Lê Thường đã mang những hình ảnh quen thuộc đó gửi gắm vào lời bài hát như muốn mọi người nhớ mãi cái kỉ niệm tuổi thơ của mình vậy:
“Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to. Có thằng cuội già, ôm một mối mơ. Lặng yên ta nói Cuội nghe: “Ở cung trăng mãi làm chi” Bóng trăng trắng ngà, có
cây ta to. Có thằng Cuội già ôm một giấc mơ”. Trong phim, bài hát được thể hiện ở chính phân cảnh sinh hoạt trong đêm Trung thu của dân làng, ca từ được chính nhân vật Vinh thể hiện cung với sự cổ vũ của mọi người xung quanh. Có thể nói đây là phân cảnh có sức sống vui tươi, nhộn nhịp nhất trong bộ phim. Nó đã kéo người xem về với những kỉ niệm của chính họ, tạo cho họ sự thỏa mái, vui vẻ khi xem.
3.2.2.2. Hội họa trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Trong gia đình nghệ thuật có tổng cộng 7 loại hình và chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó chúng ta không thể không nói đến “cặp bài trùng” hội họa và điện ảnh.
Điện ảnh ngay từ khi ra đời đã được gọi là “hội hoạ tạo hình động” bởi nó có mối quan hệ mật thiết với hội họa. Người anh em tốt này đã dạy cho điện ảnh rất nhiều thứ: từ bố cục, khung hình, ánh sáng, màu sắc,... Không chỉ vậy nó còn giúp đỡ cho điện ảnh, tạo cảm hứng, định hứng cho điện ảnh. Điện ảnh không ít lần đã biến yếu tố hội họa thành ngôn ngữ nghệ thuật của điện ảnh bằng việc sử dụng các tông màu gợi liên tưởng, những hình ảnh mang tính chất tượng trưng.
Ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh đã đem đến khá nhiều thuận lợi cho việc sản xuất phim của đạo diễn Victor Vũ. Ngòi bút của nhà văn như những nét vẽ đầy màu sắc khi phác họa khung cảnh thiên nhiên nơi làng quê, cảnh sinh hoạt đời thường của con người, chân dung các nhân vật,... Dựa vào ngòi bút tài hoa của Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn Victor Vũ đã mang đến cho khán giả những bức họa vô cùng đặc sắc, sống động về một vùng quê ven biển Việt Nam. Anh đã có cách thức tổ chức, phân bố cục, sắp xếp hình ảnh hết sức hài hòa, sử dụng linh hoạt những thước phim toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh.
Có rất nhiều bức tranh tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến từ khi bắt đầu cũng như kết thức phim như sau:
- Bức tranh toàn cảnh:
+ Vùng quê ven biển (từ những giây phút đầu của phim- phần phụ đề giới thiệu): hình ảnh bầu trời xanh mây trắng cùng với vùng đất xanh ngát màu
cỏ,vùng biển xanh thắm của nước. Khung cảnh thiên nhiên hài hòa kết hợp với góc máy rộng đã cho ta thấy được thiên nhiên hết sức đẹp đẽ và thơ mộng. + Hình ảnh nơi chợ quê: Quang cảnh phiên chợ quê đông đúc, náo nhiệt, người già, phụ nữ, trẻ em nô đùa chạy. Sương khói nơi đây mờ mờ, ảo ảo nhờ những gian hàng đồ ăn nóng hổi của phiên chợ sáng.
+ Khung cảnh trường học: Khung cảnh trường học giờ ra chơi được mở ra với hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục trường: những chiếc áo trắng tinh cùng với chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, hình ảnh quá đỗi quen thuộc với trang lứa học sinh Việt Nam. Những trò chơi dân gian quen thuộc: nhảy dây, nhảy bậc,... những trò chơi dân dã của học sinh nông thôn khi tới trường. Bên cạnh hình ảnh các bạn học sinh đùa nghịch ấy là hình ảnh Thiều ngồi bận thềm, tay cầm sách nhưng ánh mắt luôn dõi theo, ngắm nhìn Mận đang say mê nhảy dây với lũ bạn trên khuôn mặt Mận nổi bật là nụ cười tỏa nắng ngây thơ, hồn nhiên.
+ Hình ảnh bên Mận và Thiều bên bờ suối: Mận ngồi một chỗ say mê đọc sách. Còn Thiều thả đôi bàn tay mình xuống dòng nước suối trong veo, khi đứng dưới nắng dòng nước bỗng long lanh một cách lạ thường. Thiều lại tiếp tục đưa đôi bàn tay của mình lên trời cao hướng của mặt trời trói lọi, Thiều ngắm ngía tôi tay của mình trong nắng, từng tia nắng len lỏi qua từng khe tay của Thiều thật là một hình ảnh tuyệt vời.
+ Hình ảnh Đàn thổi kèn cho Vinh nghe: Hàng ngô xanh mướt hai bên đường đang uốn lượn theo từng đợt gió. Thiều nhìn thấy xa xa nơi gốc cây cổ thụ là hình ảnh chú Đàn đang ngồi thổi sáo cho chị Vinh con thầy Nhãn nghe
+ Khung cảnh đêm Trung thu: những chiếc đèn ông sao bằng giấy trên tay những đứa trẻ, nụ cười trên môi của mỗi người, họ cùng nhau vui đùa, nói chuyện, cùng đàn hát,.. những điều này đã tạo nên một không khí hết sức vui vẻ, náo nhiệt.
+ Khung cảnh thác nước nươi anh em Thiều và Mận đi câu cá: Thác nước trắng xóa bọt nước, dòng nước chảy xiết.
lúa ngả màu vàng óng, hình anh ba đứa trẻ trên tay là những đồ vật khá nặng. + Lũ về: Mưa lũ làm ngập đến mép giường của nhà Thiều.Thiều cùng với Mận và Tường ngồi trên giường cùng nhau làm những con thuyền bằng lá và que nhỏ,những con thuyền bằng giấy thả xuống nước. Nước ngập trắng xóa một vùng,người người phải chèo xuống để đi lại cùng với đó là hình ảnh người dân phải ngồi trên nóc nhà với khuôn mặt buồn bã nhìn xa xăm.Ruộng đồng tang hoang,trâu bò chết như ngả dạ ngoài đồng sau bão.
+ Khung cảnh trở Tường đi chữa bệnh: Bố Thiều kéo chiếc xe bò trở Tường đang bị thương nằm trên đó với vẻ mặt buồn bã, thống khổ. Thiều đi phía sau đang ra sức đẩy xe bò giúp đỡ bố. Ba Thiều kéo chiếc xe quanh khi chợ quê, mọi người đầu nhìn ba bố con Thiều với vẻ mặt tò mò. Ba bố con mỗi người một tâm trạng, mỗi người một vẻ mặt. Tường nằm trên xe nước mắt nóng hổi lăn dài trên đôi má đầy bất lực vì đau đớn. Đây cũng là cảnh quay xuất hiện ở đầu bộ phim.
+ Hình ảnh Thiều đi mót khoai: Những luống khoai đã nát và ngập nước, Thiều đang cố gắng kiếm từng củ khoai nhỏ. Khi tìm thấy khoai thiều cười rất tươi và giữ chặt củ khoai trong tay. Đi được một đoạn Thiều lại tìm thấy một củ khoai nữa, lúc này ở phía xa Sơn nhìn thấy trên tay Thiều cầm khoai nên Sơn liền đi lại chỗ Thiều rồi cướp lấy một củ trên tay Thiều.
+ Khung cảnh khu rừng nơi bá Tám Tàng sinh sống: Trong rừng sâu hút, âm u, sương mù vây lấy, nào là kiến, rắn nhưng thiều vẫn đi theo những bông hoa chỉ đường. Đi sau vào bên trong cậu đứng lại khi thấy một căn nhà có xích đu, có người ở.
- Trung cảnh:
+ Cảnh Tường đến cứu nhi: Tường vứt đôi nạnh xuống đất để chạy với đôi chân khập khiễng của mình, nhưng chỉ được một đoạn cậu lại ngã xuống. Thiều chạy lại đỡ Tường đứng dậy. Nhi nhìn thấy cảnh tượng Tường ngã xuống đất làm cô nhớ lại quá khứ luc mẹ cô bị ngã khi đang biểu dienx xiếc. Thiều ôm Tường giúp Tường đi từng bước khó nhọc tiến lại chỗ Nhi đang đứng. + Hai anh em Thiều chơi ngoài bãi tha ma
+ Cảnh Thiều phơi ngón tay trước nắng: những ngón tay hướng lên phía mặt trời, nơi có những tia nắng rực rỡ.
+ Anh em Thiều học buổi tối: Tường đi lại phía tủ sách, chọn cho mình một quyển sách ưng ý rồi quay lại chỗ của Thiều ngồi xuống chân bàn đọc sách. Tường phải đưa quyển sách lên cao để lấy ánh sáng từ ngọn đèn dầu.
+ Khung cảnh chú Đàn kể chuyện ma: Vào một buổi tối không trăng, bên đống bếp lửa ngoài sân nhà Thiều chú Đàn đang say sưa kể câu chuyện về con ma cọp. Anh em thiều ngồi một bên nhìn và nghe chú Đàn kể chuyện một cách chăm chú.
+ Cảnh Đàn kéo tay Vinh đi vội ra chỗ không có người sau mấy cây rơm để nói chuyện. Anh em Thiều đứng lấp sau hàng rào bằng tre để nghe ngóng chuyện của chú Đàn.
+ Cảnh nhà kho bị cháy: Mọi người, người thì xách nước, người thì dung cành cây để dập lửa nhưng ngọn lửa quá to dập sao cũng không tắt. Mẹ con Mận đứng một bên ôm nhau khóc, cảnh đó thật đau xót làm sao
+ Khung cảnh tất cả đám trẻ con trong làng đều đến và đứng xung quanh nhà Sơn và đều tập chung vào chiếc tivi đang chiếu trong nhà của nhà Sơn. Sơn đang nằm trên chiếc phản để xem hoạt hình cùng với đám trẻ trong làng cười nói rất vui vẻ.
Buổi tối tại rạp xiếc Moto Bay. Mẹ Nhi đi từ ngoài vào chào khan giả. Mọi người đến xem xiếc rất đông có cả bác Tám và Nhi. Mẹ Nhi diễn xiếc trong một thùng gỗ to khổng lồ. Mọi người đứng đằng trên nắp thùng nhìn xuống. Bà ngồi trên chiếc xe moto đi vòng quanh thành của cái thùng. Nhi trên tay cầm bông hoa màu vàng . Ông Tám bế Nhi để Nhi có thể đưa bông hoar a cho mẹ Nhi nhìn thấy. Không may Nhi trượt chân suýt nữa ngã xuống. May mắn thay ông Tám và mấy người đứng cạnh giữ được Nhi. Nhưng Nhi trượt tay đánh rơi bông hoa và đó cũng là lúc mẹ Nhi va chạm xe ngã xuống đất vì mải lo lắng cho Nhi.
+ Cảnh cuối, Thiều tiến lại gần tủ sách để tìm quyển sách mình cần, khi tìm được thì cậu bỗng nhìn thấy quyển sách “Thơ tình hay nhất” mà đợt trước Mận đưa
cho cậu. Thiều cầm quyển sách đi ra giường của mình rồi ở đó lật từng trang sách. Khi lật đến trang có chứa 1 cành hoa phượng thì cậu dừng lại, cành hoa phượng đó được kẹp đúng trang thơ mà cậu đã từng viết cho Mận.
- Cận cảnh:
+ Cảnh Mận đi lên thành phố: Mận đã rơi những giọt nước mắt của sự chia ly,