Cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 36 - 53)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

2.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mối giao thoa với điện ảnh

2.2.1. Cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

nó trở thành cú hít quan trọng ngành xuất bản và phát hành sách và nó được đưa vào ấn phẩm 105 tác phẩm đang được đọc nhiều nhất và bán chạy nhất trong thời điểm hiện nay. Sau này ông còn sáng tác rất nhiều tác phẩm về mảng đề tài này.

Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có sách bán chạy nhất của Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được công chúng đón nhận đặc biệt là đối tượng thanh- thiếu niên. Ông đã vào tuổi ngũ tuần, tuy nhiên ông vẫn chưa có dấu hiệu dừng sáng tác, với tài năng và tấm lòng nhiệt huyết của mình ông hứa hẹn sẽ còn cho ra những tác phẩm đáng để mong đợi. Nói như PGS. TS Lã Thị Bắc Lý trong cuốn Nguyễn Nhật Ánh, hiệp sĩ của tuổi thơ: “Nguyễn Nhật Ánh đã vượt qua khó khăn, thách thức để tìm ra lối viết riêng cho mình. Anh thuộc số người viết có bút lực dồi dào bậc nhất Việt Nam và là người gánh sứ mệnh lịch sử - Người giữ lửa cho văn học thiếu nhi Việt Nam suốt thời kỳ đổi mới và hội nhập”[7; tr.16], Ông thật xứng với danh hiệu “Người giữ lửa” cho lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn.

2.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- mối giao thoa với điện ảnh

2.2.1. Cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cỏ xanh”

2.2.1.1. Cốt truyện trong văn học

Cốt truyện là vấn đề quan trọng hàng đầu của các nhà văn, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên cái hay, cái dở, sự hấp dẫn hay nhàm chán của một tác phẩm. Nhà nghiên cứu Moom từng nói: “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy”. Cốt truyện là thuật ngữ mà giới nghiên cứu văn học quan tâm và tốn không ít giấy mực. Theo Trần Đình Sử trong Giáo trình lí luận văn học ông cho rằng: “Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự, kịch. Một số văn bản trữ tình cũng có

yếu tố cốt truyện. Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện thành hai phần: một phần là chuỗi các sự kiện rất đặc trưng cho thể loại tự sự và kịch, và một phần khác quan trọng không kém là các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình. Thiếu yếu tố nào thì truyện không thể thành truyện”[15; tr. 56]. Theo Lê Huy Bắc “Cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà kể lại trong văn bản tự sự và văn bản kịch mà người đọc có thể kể lại”[3; tr. 197]. Còn trong cuốn Từ điển tiếng Việt

do Hoàng phê chủ biên lại cho rằng: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ phức tạp của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học tự sự”[11; tr. 206]. Như vậy, mỗi nhà nghiên cứu đều có những định nghĩa khác nhau về cốt truyện tuy nhiên họ đều nhấn mạnh đến yếu tố giữ vai trò quan trọng, thiết yếu nhất của cốt truyện đó là sự kiện. Sự kiện một mặt phản ánh các quan hệ, xung đột xã hội của các nhân vật, mặt khác lại có chức năng kết cấu. Hệ thống của nó vừa tạo nên sự vận động cho tác phẩm vừa phản ánh sự vận động của đời sống.

Về thành phần cốt truyện, mỗi cốt truyện truyền thống thường có 5 phần trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có đủ 5 phần trong một cốt truyện. Và không phải lúc nào các thành phần cốt truyện cũng được sắp xếp theo đúng trật tự của nó. Nhưng từ thế kỉ XX trở lại đây các nhà văn lại ưa chuộng viết theo kiểu cốt truyện trữ tình. Các nhà lí luận hiện đại đã phân chia cốt truyện cho loại hình tự sự dựa trên ba tiêu chí: Sự kiện, thời gian, nhân vật. Từ ba tiêu chí trên đã tạo ra rất nhiều loại cốt truyện mới như: Cố truyện phân đoạn (hay còn gọi là cốt truyện phiêu lưu), cố truyện huyễn ảo, cốt truyện mảnh ghép, cốt truyện khung, cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến, dòng ý thức,...

Như vậy, cốt truyện là yếu tố quan trọng, là phương tiện cơ bản để các nhà văn thể hiện tài năng, sự sáng tạo cũng như ý đồ nghệ thuật của mình. Mỗi tác giả sẽ có cách xây dựng cốt truyện khác nhau để từ đó thể hiện quan niệm, tư tưởng, cách xây dựng hiện thực riêng của mình.

2.2.1.2. Cốt truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

trong cuộc sống bộn bề với cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên, chúng ta đã ít nhiều quên mất nó từng tồn tại, đó là tuổi thơ:

“Ngồi im trong gió nghe đêm rớt

Chợt thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Cuốn sách gồm 81 câu chuyện nhỏ, các mẩu chuyện này được đặt tên theo chương rõ ràng tạo ra những ranh giới giữa các phần truyện. Đây là một kết cấu rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ nó tạo ra một mạch tự sự vừa đủ về dung lượng, về độ dài, về tình huống, về các sự kiện: 1. hoa tay, 2. những ngón tay, 3. chú Đàn , 4. chuyện ma của chú Đàn, 5. cây gậy của ba tôi, 6. nhà con Mận, 7. thằng Tường, 8. mê truyện, 9. chuyện Cóc tía, 10. Cu Cậu, 11. chị Vinh, 12. chim xanh, 13. chim xanh gặp nạn, 14. gió mưa là bệnh của trời, 15. đồ tham lam, 16. đồ lăng nhăng, 17. em ơi nếu mộng không thành thì sao, 18. thầy Nhãn, 19. thầy Nhãn đánh chú Đàn, 20. mùa bắt ve sầu chưa tới, 21. chuồn chuồn cắn rốn, 22. ca nô một tay, 23. acmônica buồn, 24. cọp thành tinh, 25. truyền thuyết xám Miễu, 26. ba con Xin, 27. ba con Mận , 28. tôi không thể giữ bí mật, 29. tôi bắt đầu thích em Mận, 30. thằng Sơn, 31. lời đề nghị khiếm nhã, 32. thằng Tường quyết định trả thì giùm tôi, 33. thằng Tường ra tay, 34. thằng Tường tự nhận mình quen chịu đòn, 35. thằng Sơn lại âm mưu, 36. ngày nào tôi cũng chạy qua nhà em Mận, 37. căn gác nhà em Mận, 38. chim non bơ vơ, 39. buổi tối ở nhà em Mận, 40. ban đêm ở nhà em Mận, 41. buổi sáng tôi gặp chú Đàn, 42. buổi trưa tôi gặp thằng Sơn, 43. con Mận sang ở nhà tôi, 44. ông Tư Cang rượt thằng Sơn, 45. tin vui của con Mận, 46. xác con Vện, 47. con Mận và thằng Tường, 48. tôi ngứa mắt, 49. tâm trạng xấu, 50. câu chuyện của ma quỷ, 51. nỗi buồn của thằng Tường, 52. tía tôi hối hận, 53. lũ về , 54. cuộc tra hỏi, 55. điệu nhạc vui, 56. thầy Nhãn qua nhà tôi, 57. thằng Dưa, 58. những ngày đói, 59. Vàng, 60. thịt gà, 61. miếng vỏ quế, 62. chuyện ngoài ý muốn, 63. ông Xung, 64. những ngày sau nữa, 65. những ngày sau, 66. bí mật của con Mận, 67. nơi của nỗi buồn, 68. chuyện lạ, 69. công chúa, 70. công chúa từ đâu tới, 71. nơi trú ngụ của công chúa, 72. đức vua và công chúa, 73. thanh kiếm của đức vua, 74. con Nhi, 75. nỗi lòng của ông Tám Tàng, 76. bao giờ em cũng thích gặp

công chúa, 77. phò mã sốt ruột đi tới đi lui, 78. ngày dài lê thê, 79. “bà điên bà khùng”, 80. “anh không phải là phò mã”, 81. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Từ những mẩu chuyện vụn vặt được kể theo ngôi kể thứ nhất là nhân vật Thiều đã sâu chuỗi chuyện hình thành nên một mạch truyện lớn.Câu chuyện là những trang nhật kývề cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều. Thiều đang là học sinh lớp 7 sống ở một vùng quê nghèo cùng với người em trai tên Tường. Tường là một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung, rất yêu mến anh trai và thích chơi đùa với nhiều loại động vật gồm cả sâu bọ. Cậu bé sống nội tâm, ham học đọc sách và rất say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là truyện Cóc tía, chính vì vậy mà cậu nuôi nấng một con các dưới gầm giường và đặt tên nó là “Cu Cậu”. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, đã nhiều lần vô tình để em mình chịu “tai bay vạ gió” sau những trò nghịch phá do chính mình bày ra. Thiều cũng nhiều lần tỏ ra hẹp hòi, nhưng trong thâm tâm cậu vẫn rất thương em mình và là một người hào hiệp. Hai anh em Thiều và Tường thả hồn vào những trò dân gian bình dị và nhiều kỷ niệm đáng nhớ thuần thơ ấu của những đứa trẻ làng quê. Truyện cũng mở rộng ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong làng, gồm cả người thân của mình và những bạn học cùng lớp. Ba của Thiều được miêu tả là người giảo hoạt và được dân làng yêu mến nhưng hay nổi nóng và thường xuyên đánh đòn hai anh em vì nhiều lí do, trong khi mẹ cậu tỏ ra dịu dàng với các con hơn dù bà cũng không tránh khỏi việc trách mắng khi các con làm điều không đúng.

Chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một tay do tai nạn "tay chú bị cuốn vào cối xay mía, dập nát, bác sĩ phải cưa bỏ" nhưng chú vẫn luôn yêu đời và thường kể chuyện cho hai anh em Thiều và Tường nghe. Tuy chú Đàn mất một tay nhưng chú chơi đàn acmonica rất hay. Nỗi muộn phiền duy duy nhất của chú Đàn có lẽ là nằm ở chuyện tình nhiều trắc trở do cách tay cụt gây ra. Chú Đàn yêu chị Vinh, một cô gái cùng làng và là con của thầy giáo chủ nhiệm lớp của Thiều, người thầy mà lúc nào cũng làm cho thiều sợ chết khiếp. Vào lúc mở đầu câu chuyện, Thiều cảm thấy thích một cô bạn cùng lớp ngồi kế bên cô

bé tên Xin. Thiều hay trêu chọc Xin, cô bé Xin từng có lần làm cho Thiều bẽ mặt trước lớp. Một bạn học khác của Thiều là Sơn, lớn hơn cậu ba tuổi nhưng học lực rất kém và phải ở lại lớp liên tục. Sơn được miêu tả là một đứa đô con, suốt ngày phá làng phá xóm và có những cử chỉ và lời nói khiếm nhã, thô tục. Về sau, Thiều nhận ra mình đã có tình cảm với Mận, là một cô bạn cùng lớp lớn hơn cậu một tuổi. Mận xinh xắn và ngây thơ nhưng học không được tốt do phải chăm sóc người cha mắc căn bệnh lạ, đang bị mẹ cô bé giam trên gác nhà. Bí mật này chỉ có Thiều và Tường biết, và hai anh em đã phải ẩu đả với Sơn chỉ để bảo vệ mận trước những âm mưu đen tối.

Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy và mẹ cô bé bị bắt do đã giam cầm chồng, khiến ông bị phỏng đoán là đã chết cháy sau khi người ta phát hiện ra có xương lẫn trong đám tro. Chịu liên tiếp nhiều cú sốc lớn, Mận suy sụp hoàn toàn. Gi đình đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Mận biết được ba mình còn sống và mẹ sẽ được thả trong một ngày không xa. Tuy nhiên, sự thân thiết giữa Tường và Mận lại khiến cho cơn ghen tức trong lòng Thiều tăng lên theo thời gian. Cậu đã không căn ngăn khi con cóc Tường nuôi bị bắt đi làm thịt, điều này khiến Thiều ray rứt mãi bởi cậu đã chứng kiến nỗi buồn của Tường dù cậu bé không hề biết anh mình là người tiếp tay. Mùa lũ đến, cả làng Thiều chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả tiêu cực như khan hiếm lương thực, cây trái mất mùa,.. Lúc này Thiều, Tường và Mận phát hiện ra chị Vinh và chú Đàn đã lập ra kế hoạch bỏ trốn để thoát khỏi sự ngăn cấm của gia đình. Cùng lúc đó, sự hẹp hòi và đố kỵ trong lòng Thiều đã nhiều đến mức trong một phút hiểu lầm cậu đã vô tình khiến em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Thiều càng ân hận hơn khi nghe chính miệng Tường kể rằng người mà Mận thích chơi cùng chính là Cậu.

Mận được mẹ đón đi tìm cha, trong khi Thiều ở lại chìm trong nuối tiếc và cắn rứt mà tận tình chăm sóc cho Tường. Cả hai anh em đã giấu ba má nguyên nhân thật sự gây ra việc thương tật của Tường. Ít lâu sau Thiều không khỏi mừng rỡ khi thấy Tường đã ngồi dậy được và Thiều nghe em trai mình kể

về một nàng công chúa không biết từ đâu đến đã trở thành nguồn động viên tinh thần để Tường hồi phục. Quá hiếu kì, trong một lần tình phát hiện ra công chúa cậu đã lén lút bám theo, Thiều vô cùng bất ngờ khi biết nàng công chúa ấy thật ra là Nhi, con của ông Tám Tàng mổ lợn. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết trong sau một vụ tai nạn ba năm trước, nhưng hóa ra cô bé vẫn còn sống tuy nhiên cô bé gặp phải vấn đề về thần kinh, khiến cô bé tự xem mình là công chúa và cha mình là đức vua. Trong tình cảnh đó vì quá thương con, bác Tám đành phải chiều theo con mình đóng giả làm đức vua cùng cô bé diễn trò. Thiều kể lại bí mật này với Tường lúc này đã đứng dậy được, bởi vì Tường và Nhi từng chơi rất thân với nhau. Sự nôn nóng được gặp lại Nhi thôi thúc Tường ra sức tập đi lại. Một ngày nọ, hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ con trong làng trêu chọc. Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân vẫn khập khiễng của mình đến bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay những hành động của Tường đã khiến cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.

Với cốt truyện phân đoạn, mỗi một mẩu chuyện nhỏ trong tác phẩm Tôi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh như những toa tàu, mà mỗi toa tàu lại mang những màu

sắc thú vị khác nhau. Có người sẽ bật cười vì sự hồn nhiên của lũ trẻ, có người lại rưng rưng khóc trước hoàn cảnh khốn khó của con người. Nguyễn Nhật Ánh là bác trưởng đoàn đưa độc giả về với miền tuổi thơ khiến người ta khó lòng từ bỏ một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu đó.

2.2.1.3. Nghệ thuật dựng truyện trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Với cốt truyện đơn giản không có mâu thuẫn xung đột gay gắt, không có các tuyến nhân vật mang xung đột. Cốt truyện cũng không bị phân nhánh thành nhiều mảng tự sự khác nhau với hệ thống nhân vật đồ sộ mà khá gọn, đơn giản với một mạch truyện chính. Cách mở đầu và kết thúc tác phẩm rất gần gũi đời thường và hàm chứa nhiều giá trị.

Mở đầu Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là hình ảnh chú Đàn xem hoa tay cho thằng Thiều. Một cách mở đầu hết sức tự nhiên, không phải bằng một chi tiết ly kì, hấp dẫn cuốn người đọc vào diễn biến tiếp theo mà chỉ đơn giản gợi ra một câu chuyện, bắt đầu như thể mỗi chúng ta bắt đầu một ngày bình thường

của cuộc sống. Cách kết thúc của tác phẩm lại hết sức ý nghĩa và nhân văn để lại cảm xúc đẹp cho người đọc. Kết thúc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là Nhi khỏi bệnh vui đùa trở lại cùng lũ nhỏ. Cách kết thúc có hậu của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ gần với cách kết thúc của truyện cổ tích. Tuy rằng trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh ít có kẻ ác để phải chịu trừng phạt nhưng mọi chuyện đều được giải quyết tốt đẹp, gieo cho con người về niềm tin và lòng hi vọng vào cuộc sống. Cách kết thúc như vậy thực sự là một thông điệp nhân văn gửi đến các bạn trẻ để các em yêu hơn, tin hơn cuộc sống này.

Với ngôi kể thứ nhất và sự kết hợp hài hòa với bút phát miêu tả Nguyễn Nhật Ánh đã biến hóa cho nhân vật trung tâm của mình (ở đây là Thiều) có một lối kể chuyện thật tự nhiên đúng với tính cách của tuổi mới lớn, chính những nét chưa hoàn thiện trong tính cách của lứa tuổi này tạo nên sự hấp dẫn cho

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)