Kịch bản phim – những tiếp nhận và sáng tạo

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 56 - 64)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

3.2. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” sự kết giao nhuần nhuyễn giữa văn học

3.2.1. Kịch bản phim – những tiếp nhận và sáng tạo

Có thể nói, để làm một bộ phim thì việc đầu tiên cần làm đó là xây dựng kịch bản phim. Kịch bản thực ra cũng chính là văn bản văn chương dưới một

dạng trình bày đặc biệt, ví dụ tiểu thuyết của văn chương là chuyện kể thì làm phim cũng là kể chuyện. Phim chính là thế giới chuyện kể văn chương hiện hình. Trong giai đoạn xây dựng kịch bản thì người viết chịu sự chi phối bởi các vấn đề như chủ đề, cốt truyện, nhân vật, xung đột, ngoài ra còn phải giải quyết các vấn đề thuộc về tư tưởng, hình tượng, kịch tính, tiết tấu, phong cách, thể loại. Không chỉ vậy nó còn phải giải quyết các mối quan hệ giữa biểu hiện thị giác và biểu hiện thính giác, sự sắp xếp giữa không gian với thời gian. Theo cách viết kịch bản thông thường người ta thường sử dụng lời diễn đạt hình tượng, lời giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện và lời thoại nhằm thể hiện cấu trúc câu chuyện phim. Nhưng đây là lối viết kịch bản đã cũ và lỗi thời, tuy ý tưởng phong phú, đề tài, chủ đề rõ ràng nhưng nó ít cụ thể, điều đáng nói là khả năng gợi hình ảnh của ngôn ngữ kịch bản còn hạn chế. Ngày nay, họ thường viết kịch bản theo lối đi thẳng vào việc mô tả trực tiếp và quy định cụ thể các biện pháp xử lí hình ảnh, ánh sáng, không gian,... tránh việc miêu tả dông dài, tỉ mỉ theo kiểu lí thuyết và điều này khiến cho công việc của đạo diễn, các nhà làm phim cũng trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn.

Mỗi nhà biên kịch dựa trên những tinh hoa văn hóa điện ảnh dân tộc và các kịch bản hiện đại trên thế giới, họ phải biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và vận dụng một cách hợp lí để tạo ra tác phẩm của riêng mình. Các nhà biên kịch khi viết kịch bản phim họ không phải viết một cách tự do mà cần phải tuân thủ một số nguyên tác quan trọng nếu muốn tạo ra một kịch bản chuẩn mực, chất lượng. Trong luận văn thạc sĩ của thầy Nguyễn Quang Chung trường Đại học Hùng Vương từng nhắc đến các nguyên tắc này như sau:

“- Tạo các hệ thống chi tiết và sự kiện phù hợp - Tổ chức chặt chẽ hệ thống ngôn ngữ

- Xây dựng nhịp điệu hài hòa và nhất quán

- Chọn hệ thống cảnh trí có ý nghĩa nổi bật; sáng tạo hệ thống động tác mang tính nghệ thuật cao

- Thể hiện biểu cảm sâu sắc ý nhị - Có nội dung gắn bó với đời sống

- Bộc lộ tinh thần nhân loại

- Tạo sức thuyết phục sâu sắc thông qua nghệ thuật biểu cảm sôi nổi, miêu tả trung thực

- Hình thành giá trị văn học và nghệ thuật cao cả của Chân- Thiện- Mỹ - Xây dựng hệ thống xung đột kịch sắc sảo, không ngừng tạo sóng gió - Dành nhiều đất diễn thuận lợi cho diễn viên

- Gắn kết khéo léo, dẫn dắt chặt chẽ chủ đề tư tưởng của câu chuyện trong mọi tình tiết chi tiết, khiến người xem có hệ thống và sâu sắc ý đồ tác giả

- Chú trọng thể hiện chính xác động tác nhân vật, từ đó bộc lộ tính cách

- Nắm vững và thể hiện chính xác vai trò, mối quan hệ không gian- thời gian trong tác phẩm lẫn ngoài đời”. [55; tr. 58,59]

Thầy đã đưa ra khá đầy đủ các nguyên tắc khi viết kịch bản phim, ngoài các nguyên tác lớn kể trên thầy còn nhắc đến việc cần phải quán triệt việc xây dựng chủ đề.

Tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khi chuyển thể thành phim đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như phản hồi đầy tích cực của khán giả. Trong phim nhà biên kịch đã giữ lại các sự kiện chính của tác phẩm văn học cùng tên: Sự kiện chú Đàn kể chuyện ma, sự kiện Tường đi gửi thư cho chú Đàn, chuyện của Mận và Thiều, Cu Cậu, mùa Lũ,...

Kịch bản phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được chia thành các phân cảnh cụ thể như sau:

STT Nội dung

1 Tường nằm trên xe trên đường đi chữa bệnh 2 Hai anh em Thiều chơi ngoài bãi tha ma 3 Thiều học bài ở nhà buổi tối

4 Chuyện cóc tía của Tường 5 Buổi sáng nơi chợ quê

6 Quang cảnh nơi bố Thiều làm việc 7 Chợ quê

8 Chuyện ma cọp của chú Đàn

9 Trên đường sang nhà Mận mua đậu phộng 10 Thiều đến quán nhà Mận

11 Tường đến gặp chị Vinh

12 Đàn và Vinh lén gặp nhau và bị hai anh em 13 Thiều xem hoa tay cho Mận bên suối

14 Giờ ra chơi tại trường học của Thiều

15 Tường gặp phải thầy Nhãn khi đến tìm Vinh

16 Tường kể chuyện gửi thư giúp chú Đàn cho Thiều nghe 17 Sơn cướp thư của Thiều

18 Trong lớp học của Thiều

19 Trên đường Mận và Thiều đi học về 20 Đàn thổi kèn cho Vinh nghe dưới gốc cây

21 Tường nói chuyện với người đọc là “công chúa” 22 Chuyện cái kho cũ nhà Mận

23 Thiều kể chuyện bố Mận cho Tường nghe 24 Mận thích chơi cùng Thiều

25 Sơn đe dọa Thiều bắt Thiều nhường Mận cho mình 26 Tường quyết định trả thù cho Thiều

27 Thiều và Tường ra tay trả thù Sơn

28 Cảnh sinh hoạt của anh em Thiều và dân làng trong đêm trung thu 29 Nhà kho bị cháy

30 Mẹ con Thiều dọn dẹp nhà kho cho Mận 31 Thiều mang cơm sang cho mẹ và Mận 32 Buổi tối ở nhà Mận

33 Buổi sáng hôm sau Thiều thức dậy

34 Gia đình Thiều giúp đỡ gia đình Mận dọn dẹp

35 Anh em Thiều trên đường giúp Mận chuyển đồ sang nhà mình ở 36 Mận muốn làm công chúa

37 Anh em Thiều và Mận đi câu cá 38 Mậu đưa sách cho Thiều ở bờ suối 39 Ông Năm bắt cóc tía

40 Tường tìm kiếm Cu Cậu

41 Tường kể về cái chết của Cu Cậu

42 Thiều chạy dưới mưa trong tay cầm theo con cóc 43 Nhà dột

44 Lũ về 45 Lũ về

46 Bữa cơm gia đình nhà Thiều sau bão 47 Tường nhặt được “Cục vàng”

48 Thiều khoe “vàng” với mẹ 49 Thiều đi mót khoai

50 Thiều đánh Tường 51 Thiều chạy đi tìm bố mẹ 52 Vết thương của Tường 53 Bán bò

54 Tường nằm trên xe trên đường đi chữa bệnh 55 Khung cảnh u ám trong căn nhà Thiều 56 Tan học

57 Cảnh thiên nhiên nơi làng quê

58 Tâm trạng của Mận và Thiều khi nhìn Tường trên giường bệnh 59 Cảnh chia tay giữa Mận và Thiều

60 Bữa cơm chỉ có ba người

61 Thiều hỏi thăm sức khỏe của Tường 62 Tường đã ngồi được

63 Thiều cõng Tường đi chơi 64 “Công chúa” để lại dấu vết 65 Thiều tìm đến nhà “công chúa”

66 Thiều hỏi bố về chuyện bác Tám 67 Thiều đến gặp bác Tám nói chuyện 68 “Công chúa” không đến

69 Tường đi tìm “công chúa” 70 “Công chúa” lấy lại trí nhớ

71 Anh em Thiều chia tay cha con bác Tám 72 Thiều cõng Tường về nhà

73 Quyển sách Mận tặng

Với bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ, anh đã cố gắng truyền tải tinh thần, thông điệp của nguyên tác và khá trung thành với cốt truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phim nhẹ nhàng như một cuốn hồi kí trở về với tuổi thơ của mỗi người, của mỗi tâm hồn. Mặc dù bố cục của phim chưa thực sự dứt khoát nhưng nó vẫn duy trì được mối quan hệ giữa nhân vật Chính ở đây là Thiều cùng các nhân vật xung quanh như Tường, Mận, chú Đàn, chị Vinh,...Cũng giống với truyện nhân vật Thiều vẫn là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm và đều góp mặt trong các mẩu truyện nhỏ nói về các nhân vật khác. Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có diễn biến trôi qua nhẹ nhàng, đều đều nhưng đã để lại dư âm sâu sắc có gì đó day dứt với khán giả với những mảng tươi sáng và u tối của ngày thơ bé xa xưa. Những chiếc khăn quành đỏ rực rỡ trên vai, những hôm chăn trâu thả diều, chọi cỏ gà, băn bi hay những ngày theo mẹ đi chợ quê, mùa trung thu khó quên với những chiếc đèn ông sao dán giấy bóng kính xanh đỏ, là những cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay,... Còn có cả những lần phạm lỗi bị đánh đòn roi, những khi bị bạn học bắt nạt, những nỗi sợ không tên của trẻ con như sợ ma, sợ đi một mình,... Có lẽ, những hình ảnh này đối với trẻ con nơi thành phố ngày nay sẽ cảm thấy xa lạ và đôi quái dị, nhưng đây đều là những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ phai của biết bao thế hệ trước, những người con được sinh ra và lớn lên nơi làng quê. Kịch bản phim cảnh mở đầu dẫn vào nội dung là hình ảnh Tường nằm trên xe bò trên đường đi chữa bệnh. Trong cảnh này, máy quay đã quay chọn cảnh

người cha khắc khổ oằn mình kéo xe ngang qua khu chợ. Đứa con lớn mím môi đẩy xe phụ cha, đứa con nhỏ nằm trên xe với gương mặt đau đớn. Victor Vũ mở đầu phim bằng hình ảnh vừa đau vừa đẹp- cái đẹp của tình thân. Nếu ai đã từng xem hết bộ phim đều biết đây là cảnh sau khi Tường bị Thiều đánh nằm liệt giường, cha phải đưa đi chạy chữa nhiều nơi. Việc đem hình ảnh của đoạn gần kết lên đầu khiến cảm xúc ập đến mạnh mẽ để rồi tiếp sau đó lại trở về với khung cảnh tuổi thơ êm đềm với những trò chơi ném đó của anh em Thiều ở bãi tha ma, cảnh trường, cảnh lớp,...

Đạo diễn Victor Vũ không hề giấu ý đồ tiết chế lại các mạch truyện khác nhau trong nguyên tác. Tuy nhiên, vì anh có hướng khai thác có phần khác so với nguyên tác nên nhiều chi tiết trong phim được tiết chế lại hoặc hoàn toàn biến mất.

Tính cách của nhân vật Thiều trong phim, sự vô tâm và ích kĩ đã không còn quá đậm nét mà đã chuyển hóa nhẹ nhàng hơn so với nguyên tác. Trong nguyên tác, Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ lên những câu chuyện tình cảm hết sức đẹp đẽ về tình anh em giữa Thiều và Tường, câu chuyện tình yêu cổ tích giữa công chúa- phò mã của Tường và Nhi, chuyện tình thủa học trò của Thiều và Mận. Và chúng ta không thể không nhắc đến mối tình vượt lên cả định kiến, sự cấm cản của cha mẹ của Đàn và Vinh. Trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đạo diễn Victor Vũ đã đưa các mối tình giữa Thiều và Mận, Tường và Nhi xuống làm yếu tố phụ. Nhiều khán giả cảm thấy chưng hửng, hụt hẫng khi nhân vật Mận không hề xuất hiện nữa sau chi tiết Mận theo chiếc xe lên thành phố. Mối tình của chú Đàn và chị Vinh cũng vậy Victor Vũ không đi khai thác quá sâu về họ và anh chỉ lấy những chi tiết của hai người có liên quan đến anh em Thiều. Không chỉ vậy, chuyện tình cảm giữa Thiều và bé xin cũng biến mất hẳn đi khi được dựng thành phim. Anh chỉ giữ lại nguyên vẹn câu chuyện tình cảm anh em giữa Thiều và Tường làm sợi chỉ xuyên suốt cho bộ phim. Anh đã thể hiện được tình cảm anh em rất thơ nhưng cũng rất đời.

Kịch bản phim cũng bổ sung thêm rất nhiều phân cảnh sinh hoạt đời thường của người nông dân như cảnh nhộn nhịp, đông đúc nơi chợ quê, cảnh

sum vầy, quây quần bên nhau trong đêm trung thu hay phân cảnh cả làng cùng dập đám cháy cho gia đình Mận,... những phân cảnh này đã khiến cho bộ phim thêm phần sống động, cuộc sống nhộn nhịp dù cho có nhiều khó khăn, vất vả, tuy nghèo khổ nhưng họ luôn đặt niềm tin vào cuộc sống, luôn bên nhau cùng vượt qua cuộc sống khắc nghiệt. Trong nguyên tác của Nguyễn Nhật Ánh không có chi tiết Thiều đi mót khoai sau khi lũ về không có chi tiết Sơn ngồi nhà xem ti vi và tất cả trẻ con trong làng đứng xung quanh nhà để xem. Thêm những chi tiết này Victor Vũ như muốn nhấn mạnh hơn về cuộc sống khó khăn, vất vả của người nông dân và sự đối lập giữa người nghèo và người giàu. Phân cảnh cuối của bộ phim là một sáng tạo mới mẻ, độc đáo mà Victor Vũ xây dựng. Khi Thiều cõng Tường về nhà và khi Thiều tìm thấy cuốn sách của Mận tặng mình. Trong phân cảnh cuối cùng này chúng ta đã thấy Thiều có sự thay đổi rõ rệt về tính cách cũng như suy nghĩ của mình. Cậu không còn sự cau có, khó chịu mà thay vào đó là nét mặt dịu dàng, nụ cười rạng rỡ. Khi Tường nhắc đến Mận: “Chị Mận nói với em là chị rất thích chơi với anh đó” Thiều không còn sự khó chịu với Tường như trước về vấn đề của Mận nữa mà cậu đã biết nói đùa với em mình: “Nó thích chơi với tao mà tao thấy nó toàn cặp kề với mày” cậu không còn đặt nặng vấn đề Mận thích Tường hơn mình nữa, Thiều đã nghiệm ra nhiều điều sau tai nạn của Tường, tai nạn do chính sự ích kỉ của mình gây ra. Cảnh Thiều cầm cuốn sách của Mận tặng và đọc lại hai dòng thơ trong sách mà mình đã viết cho Mận, khán giả dường như đều nhận ra Thiều đang vui, đang lạc trong thế giới mộng mơ của riêng mình khi biết Mận cũng phần nào đó có tình cảm với mình. Đây được coi như là sự vui sướng khi mà mình đạt được một thành tựu nào đó. Ngoài những phân cảnh được bổ sung thì cũng không ít phân cảnh đã bị cắt bỏ mặc dù đã được bấm máy quay nhưng do một lí do về thời lượng phim nên nó không có trong phim. Như cảnh đám trẻ con thả diều trên ngọn đồi đầy nắng và gió, màu của cỏ của biển, của trời đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên không thể nào đẹp hơn, đây là sự kết hợp hài hòa cả về màu sắc lẫn bố cục. Nhưng đáng tiếc khi nó bị cắt bỏ và nó chỉ được nhà làm phim công bố dưới dạng hình ảnh. Điều này đã không thể

diễn tả hết được sức sống, sự hùng vĩ, hùng tráng của thiên nhiên ở mảnh đất Phú Yên.

Ngoài ra đạo diễn Victor Vũ còn xây dựng những cảnh quay về những trò chơi dân gian của trẻ con nơi thôn quê như: nhảy dây, bắn bị, ngoắc bông,... Với những tiếp nhận và sáng tạo trong kịch bản phim, bộ phim Tôi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh đã thực chinh phục được khán giả, cũng là bộ phim đạt

được nhiều thành tựu đáng nể. Việc giao thoa giữa văn học và điện ảnh kết hợp với tài năng tài tình của tác giả viết sách cũng như đạo diễn xây dựng phim đã cho chúng ta một bộ phim đáng để xem. Hai ngành nghệ thuật đã được rút ngắn về mặt khoảng cách và tăng cường sóng giao thoa khi mà việc tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên ngôn từ đã tạo điều kiện thuận lợi cho điện ảnh phát huy thế mạnh của mình.Và việc giao thoa cần được tăng cường không chỉ trông điện ảnh, văn học mà còn đối với các ngành nghệ thuật khác để đen đến cho cuộc sống nhiều siêu phẩm hơn.

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)