Đôi nét về đạo diễn Victor Vũ

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 53 - 56)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

3.1 Đôi nét về đạo diễn Victor Vũ

3.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Victor Vũ, tên thật là Vũ Quốc Việt (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1975) là người Mỹ gốc Việt. Năm 1975, cha mẹ của anh đã đến Mỹ định cư và anh được sinh ra và lớn lên tại thành phố Bắc Hollywood thuộc tiểu bang California, nước Mỹ. Ngay từ khi lên 7 tuổi, Victor Vũ đã bắt đầu đam mê với nghề làm phim từ một chiếc máy quay cầm tay ở nhà, anh từng huy động anh, chị, em họ lại để đóng kịch. Mới 7 tuổi nhưng Victor Vũ đã sớm bộc lộ tài năng với nghệ thuật của mình. Để thực hiện ước mơ mà mình đã ấp ủ và nuôi dưỡng từ nhỏ anh đã thi vào trường đại học Loyola Marymount. Đây là ngôi trường lừng danh có tầm cỡ trên thế giới, nó thu hút hàng ngàn lượt sinh viên quốc tế theo học và làm việc và chất lượng giáo dục của ngôi trường đại học này rất tốt nó đã được chính phủ Mỹ công nhận. Tại đây, anh đã nhận bằng xuất sắc hệ cử nhân sản xuất phim, đây chính là bàn đạp đầu tiên giúp anh đến với nghệ thuật với nghề đạo diễn.

Chẳng có việc gì dễ, chẳng có việc gì “thuận buồn xuôi gió” ngay từ ban đầu cả đối với Victor Vũ cũng vậy, anh từng chia sẻ rằng: “Ngày ấy, học xong ngành điện ảnh, tôi ra trường không ai biết mình, mình cũng chẳng quen biết ai. Tôi chỉ biết đi làm, làm thật nhiều để dành dụm đủ kinh phí cho bộ phim nhựa đầu đời, loạt phim 16 ly thật đắt đỏ ngày ấy” đây được coi là quãng thời gian khó khăn, vất vả nhất của anh khi bị từ chối nhiều lần và đối diện với bao thất vọng. Bằng sự nỗ lực, kiên trì của mình từ hai bàn tay trắng Victor Vũ đã tạo được tiếng vang lớn trong nghề cũng như khẳng định tên tuổi của mình trong giới đạo diễn. Đến nay không chỉ là nhà đạo diễn phim mà anh còn là nhà biên kịch, nhà sản xuất phim, dựng phim tài ba. Tên tuổi của anh thực sự được đông đảo mọi người biết đến là từ khi anh quay trở lại quê hương, trở lại Việt Nam tác nghiệp, ở đây anh từ một ẩn số trở thành một mã số. Anh không chỉ

cho ra những bộ phim hay, nổi tiếng mà anh còn làm cho nền điện ảnh Việt Nam được biến đến rộng rãi hơn trên thế giới. Bộ phim đầu tay của Victor Vũ trong vai trò đạo diễn là phim ngắn năm 1997 tên Firecracker tuy nhiên nó không quá thành công. Khi trở về Việt Nam bộ phim đầu tiên Victor Vũ bắt tay vào thực hiện là tác phẩm Chuyện xa xứ năm 2009 đây là bộ phim “chào sân” của anh và nó cũng khá thành công trên làng điện ảnh Việt. Từ đó đến nay, anh đã thực hiện thành công rất nhiều bộ phim điện ảnh như: Giao lộ định mệnh, Cô dâu đại chiến, Thiên mệnh anh hùng, Scandal- bí mật thảm đỏ, Quả tim

máu, Scandal- hào quang trở lại, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,... và mới đây

nhất là tác phẩm “Mắt biếc” Đây đều là những tác phẩm rất được công chúng đón nhận cũng chính những bộ phim này đã làm nên tên tuổi của anh. Nhà báo Nguyên Minh từng nhận xét: “Mỗi bộ phim mới của Victor Vũ đề cho thấy sự “lên tay” của anh và cái tâm cảu một đạo diễn muốn hướng người xem lên một tầm cao hơn”. Anh rất xứng đáng khi nhận các giải thưởng “Đạo diễn điện ảnh xuất sắc nhất” tại Cánh diều vàng (lễ trao giải lớn và uy tín của hội điện ảnh Việt Nam) năm 2012, “Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh” tại giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam năn 2013 và “Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh” tại giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm hay, những lời khen có cánh thì Victor Vũ cũng gặp phải khá nhiều ý kiến trái chiều, lời chê về vấn đề “đạo” phim. Dù vậy, thì chúng ta không thể phủ nhận tài năng và lòng nhiệt huyết với nghề của anh.

3.1.2. Các tác phẩm chuyển thể từ văn học của Victor Vũ

Victor Vũ làm rất nhiều thể loại phim như kinh dị, tâm lí tình cảm, hài, võ thuật cổ trang, ngoài ra còn có chuyển thể từ tác phẩm văn học và anh đặc biệt thành công trong thể loại này. Tuy tác phẩm chuyển thể từ văn học của Victor Vũ không nhiều chỉ có 2, 3 bộ nhưng nó đều mang lại tiếng vang lớn cho anh. Trước hết chúng ta ddi tìm hiểu phim chuyển thể là gì? Theo thư viện pháp luật cho rằng: “Chuyển thể là việc chuyển đổi một tác phẩm (thường là tác phẩm văn học, nghệ thuật) sang loại hình nghệ thuật khác trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm. Việc chuyển thể phải được tác giả hoặc chủ sở hữu tác

phẩm cho phép và phải trả thù lao. Nếu chuyển thể có sự thay đổi nội dung thì phải được tác giả cho phép”. Trong từ điển Bách khoa toàn thư cũng có nói: “Chuyển thể là chuyển một tác phẩm nghệ thuật từ thể loại này sang thể loại khác. Trong điện ảnh, là dùng phương tiện, ngôn ngữ điện ảnh chuyển một tác phẩm thuộc một thể loại nghệ thuật khác (văn, thơ, kịch, balê,..) thành tác phẩm điện ảnh”. Chúng ta thấy rằng thực chất, chuyển thể là một quá trình sáng tạo nghệ thuật, nó sử dụng các phương tiện của một loại hình nghệ thuật để cải biên nội dung tác phẩm nghệ thuật gốc san cho phù hợp với như cầu, mục đích của người chuyển thể.

Có hai cách chuyển thể là chuyển thể sát nguyên tác và chuyển thể không sát nguyên tác. Chuyển thể sát nguyên tác, là bám sát vào tác phẩm văn học để thể hiện đúng nội dung cũng như giá trị mà tác phẩm văn học đó mang đến. Để thực hiện điều này thì tác phẩm văn học phải chứa đựng chất liệu điện ảnh như: cốt truyện, tình huống, nhân vật, hành động, nhân vật,... Còn chuyển thể không sát nguyên tác là hình thức chuyển thể tự do dựa vào tác phẩm văn học để gợi cmar hứng, cung cấp ý tưởng, coi tác phẩm văn học như nền móng để xây dựng, sáng tạo một kịch bản phim mới. Đối với việc chuyển thể này đòi hỏi các nhà biên kịch, đạo diễn phải thực sự am hiểm tác phẩm, có sự sáng tạo phong phú mới có thể làm ra được một tác phẩm thành công. Chuyển thể không sát nguyên tác mặc dù không mô phong lại tác phẩm văn một cách hoàn toàn song cũng không hẳn sẽ sáng tạo lại toàn bộ từ cốt truyện, hành động, nhân vật, tình tiết, không gian,... Mà nhà biên kịch, đạo diễn phải tiếp nhận một cách có chọn lọc các yếu tố của tác phẩm gốc, đặc biệt là phải giữ lại được chủ để tư tưởng, “linh hồn” của tác phẩm, nhân vật chính, sự kiện chính,... để tác phẩm mới ra đời vẫn mang dáng dấp của tác phẩm gốc, nếu không sẽ không còn là chuyển thể mà là một sáng tác hoàn toàn mới. Việc có thể giữ và kế thừa tinh hoa văn học trong tác phẩm điện ảnh là một điều không hề dễ dàng, nhưng Victor Vũ đã thật sự rất tài giỏi khi chuyển thể các tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. Anh thật sự am hiểu, và thấm nhuần tư tưởng, giá trị mà tác phẩm văn học đó mang lại, anh đã biết cách chọn lọc, phân loại và sáng tạo để khiến tác phẩm điện ảnh của mình sinh động, hấp dẫn và mang đầy ý nghĩa.

Các tác phẩm chuyển thể từ văn học sang điện ảnh của Victor Vũ trước hết chúng ta phải kể đến tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được công chiếu vào tháng 10 năm 2015 với dàn diễn viên thực lực cùng nội dung cũng như hình anh hấp dẫn đã mang đến cho bộ phim có doanh thu phòng vé rất cao và gây được nhiều sự chú ý trong công chúng. Bối cảnh bộ phim là những năm 80 của thế kỷ trước, giai đoạn đất nước còn trong chế độ bao cấp và bộ phim xoay quanh nhân vật thiều với những cảnh sinh hoạt đời thường rất chân thực. Bộ phim còn thể hiện những thước phim về phong cảnh thiên nhiên vô cùng sống động và cảnh mùa lũ về trên mảnh đất miền Trung. Nó mang lại cho chúng ta cảm giác thanh bình, yên ả nơi vùng quê Việt Nam. Và bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh mới nhất của anh là bộ phim ăn khách Mắt biếc được công chiếu vào ngày 20 tháng 12 năm 2019. Nó được chuyển thề từ truyện dài cùng tên của nhà Nguyễn Nhật Ánh. Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1960 và 1970, nhân vật chính là Ngạn, cậu bé sinh ra và lớn lên tại ngôi làng Đo Đo, tỉnh Quảng Nam. Cậu bé yêu mến cô bạn tên Hà Lan, người có đôi “mắt biếc” đẹp tuyệt trần. Cả hai cùng trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm tại làng quê nghèo này, dần dần trong Ngạn nảy sinh một tình yêu thầm lặng dành cho Hà Lan. Khi lớn lên, cả hai đề học trên thành phố tại đây thì nhiều chuyện đã xảy ra với cả Ngạn và Hà Lan. Đây là một bộ phim khiến người xem rơi nhiều nước mắt, cảm thấy giận giữ, xót xa ngoài ra còn có sự nuối tiếc khi nói về cuộc đời của chàng Trai si tình Ngạn.

Có thể nói, Victor Vũ rất có duyên với các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Hai tác phẩm, tuy ít nhưng chất lượng cũng như giá trị mà tác phẩm chuyển thể của anh đã mang lại “tiếng nổ lớn” trong giới chuyên môn và khán giả.

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)