Đôi nét về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 31 - 36)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH

2.1. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp

2.1.1.1. Cuộc đời

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Là người con đất Quảng nên ông luôn tự hào, hoài niệm về mảnh đất quê hương của mình, cũng chính vì điều này nên nó liên tục được nhắc đến trong các tác phẩm văn học, làm nguồn cảm hứng bất tận đối với Nguyễn Nhật Ánh. Thửa nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Trong thời gian này Nguyễn Nhật Ánh được tiếp xúc với những tác phẩm của các cây bút đại thụ trong nền văn học như Victor Hugo, Sans Famille,.. Và ước mơ được trở thành nhà văn của ông cũng được nhen nhóm từ đó.

Từ năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành Sư phạm. Ông tốt nghiệp ra trường năm 1976 nhưng không xin được việc vì lúc đó bố ông là một công chức của chế độ cũ đang đi học cải tạo. Sau đó Nguyễn Nhật Ánh tham gia lực lượng Thanh niên xung phong, đây là những năm tháng gian truân, vất vả. Song chính những ngày tháng ấy đã rèn luyện khiến ông trở thành một người có tinh thần vượt khó, nghị lực và luôn yêu đời. Sau khi rời lực lượng, ông về làm chủ nhiệm Câu lạc bộ thiếu nhi tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, rồi chuyển sang dạy học ở trường Bình Tây (cũng thuộc Quận 6) từ năm 1983 – 1985. Từ năm 1986, Nguyễn Nhật Ánh làm nghề viết báo, ông làm phóng viên của tờ Nhật báo Sài Gòn giải phóng, ông dành nhiều thời gian hơn cho việc sáng tác văn chương của mình. Ông là nhà văn viết với số lượng nhiều các tác phẩm chủ yếu về thế giới học trò, thế giới của tuổi mới lớn. Nguyễn Nhật Ánh rất được các bạn trẻ yêu quý và họ ưu ái gọi ông bằng bút danh Anh Bồ Câu một cái tên hết sức gần gũi và dễ thương. Ngoài ra ông còn có các bút danh khác như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc,..

Nhìn vào cuộc đời của Nguyễn Nhật Ánh thông qua các môt trường nghề nghiệp mà ông tường trải nghiệm như: viết báo, giáo viên, thanh niên xung phong,.. đã cung cấp, bồi đắp cho nhà văn bản lĩnh, nguồn cảm hứng, sự sáng tạo trong sự nghiệp cầm bút của mình. Cộng với tính cách, tâm hồn, và nghiệt huyết của một nhà văn chân chính đã giúp ông cho ra đời những tác phẩm vô cùng thành đặc biệt trong mảng đề tài thiếu nhi, tuổi mới lớn. Nguyễn Nhật Ánh thật xứng đáng là một tên tuổi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn trẻ.

2.1.1.2. Sự nghiệp

Năm 13 tuổi, ông đã có bài thơ đăng báo lần đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là tập thơ Thành phố tháng tư, Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Cuốn truyện đầu tiên được xuất bản là tập truyện ngắn Cú phạt đền (NXB Kim Đồng, 1985) Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (NXB Măng non, 1985). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thiếu nhi, thanh thiếu niên. Bên cạnh 5 tập thơ, 30 tập truyện tranh, 12 tập kịch bản phim, ông đã xuất bản khoảng 100 đầu sách văn xuôi về đề tài thanh thiếu niên. Với những bút danh khác nhau ông còn in 3 tập bình luận thể thao, 50 tập tư vấn tình yêu. - Một số tác phẩm tiêu biểu của ông:

- Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)

- Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)

- Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)

- Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)

- Nữ sinh (truyện dài, 1989)

- Mắt biếc (truyện dài, 1990)

- Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995 -2002:45 tập, 9 tập viết thêm sau)

- Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần, 2004 – 2006)

- Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008)

- Đảo mộng mơ (2009)

- Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 2010)

- Làm bạn với bầu trời (truyện dài, 2019)

Ngoài những tác phẩm kể trên ông còn rất nhiều tác phẩm được các bạn đọc yêu thích. Ông cũng có kha khá tác phẩm được chuyển thể thành phim và được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt tiêu biểu như: Kính vạn hoa,

Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,... Nguyễn Nhật Ánh được Trung tâm

sách Kỷ lục ghi nhận là nhà văn viết cho thanh thiếu niên nhiều nhất Việt Nam. Năm 2003, được Trung ương Đoàn thanh niên cộng Sản trao huy chương

thế hệ trẻ. Năm 2005, ông được thành phố trao danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu

của thành phố trong 30 năm” (1975 – 2005). Với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà ông thật sự xứng đáng với những danh hiệu, giải thưởng mà ông được nhận.

Qua cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có thể thấy, ông là một nhà văn đa tài. Ông sáng tác nhiều thể loại: làm thơ, viết truyện. Trong truyện của ông lại có truyện chữ, truyện tranh và dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau: tuổi nhi đồng, tuổi mới lớn, tuổi trưởng thành. Bút pháp nghệ thuật của ông cũng đa dạng: hiện thực, kỳ ảo, giả tưởng,...

2.1.2. Mảng sáng tác về đề tài tuổi mới lớn

Trước hết, để hiểu hơn về mảng đề tài này chúng ta phải hiểu thế nào là tuổi mới lớn?

Tuổi mới lớn, như tên gọi của nó, là lứa tuổi đã không còn là trẻ con nhưng lại chưa thực sự trở thành người lớn. Chính vì thế mà tâm lý, tính cách, cảm xúc của lứa tuổi này rất đặc biệt, nói dễ hiểu hơn thì là chưa định hình, nên khó có thể nắm bắt. Lứa tuổi mới lớn được xem là giai đoạn ẩn chứa nhiều vướng mắc cũng như nhận thức cuộc sống. Người ta thường dùng những cái tên như

chíp hôi, choai choai, ẩm ương,... để nói về cái tuổi này. Chính vì đặc trưng về

tâm- sinh- lý này đòi hỏi xã hội phải có các biện pháp giáo dục thật khoa học, tinh tế giúp các em có cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan, cũng như các mối quan hệ xung quanh. Và góp phần vào vấn đề này, văn học đã dành một góc riêng để phản ánh đời sống, tâm tư tình cảm của các em. Bộ phận văn học được gọi là bộ phận văn học tuổi mới lớn, trong đó nhà văn Nguyễn

Nhật Ánh có công đóng góp không hề nhỏ trong việc xây dựng bộ phận văn học này.

Tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm viết về tuổi thơ, tuổi mới lớn. Từ nhỏ ông đã phải sống xa quê hương, ông luôn mang trong mình nỗi nhớ không nguôi về quá khứ, về tuổi thơ của mình nơi quê nhà. Bên cạnh đó, ông cũng có khoảng thời gian đi dạy học và từng làm chủ nhiệm câu lạc bộ Thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh, chính vì những điều này giúp xúc cảm trong ông ùa về một cách mãnh liệt khi nói về thiếu nhi hay tuổi thơ. Sau này ông luôn sống với những hồi ức tươi đẹp về bầu trời tuổi thơ đã qua của mình. Nói như thạc sĩ Nguyễn Thái Sơn: “Dường như trong ông luôn có sẵn “đứa trẻ con” nào đó, bất kể tuổi tác thật sự của ông”.

Trong cảnh quan sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, thế giới tuổi mới lớn không chỉ mộng mơ, bao bọc mà các em còn phải vất vả mưu sinh, nhiều va vấp trong cuộc sống. Thế giới trẻ em thật đặc biệt, người lớn chúng ta hầu hết ai cũng đã trải qua nó nhưng không phải lúc nào cũng hiểu đúng về nó. Khi viết về mảng đề tài này Nguễn Nhật Ánh có xu hướng đi vào miêu tả cuộc sống sinh hoạt đời thường, những nét tâm lí nhạy cảm và tinh tế, những biểu hiện đa dạng của lứa tuổi mới lớn vì mỗi đứa trẻ là một thực thể sinh động, phức tạp với nhiều biểu hiện đa chiều, trái chiều về tâm lí. Để từ đó, thông qua những tác phẩm của mình ông nồng ghép vào đó những bài học nhằm giúp các em phát tiển được nhận thức và bồi dưỡng tâm hồn. Ví dụ trong tác phẩm Bong bóng lên trời

Nguyễn Nhật Ánh đã mở ra một câu chuyện cổ tích giữa đời thường hết sức sinh động. Trong truyện các nhân vật của ông là những đứa trẻ bình thường, đẹp cả tâm hồn lẫn tính cách. Cảnh nghèo khó không thể giam hãm những ước mơ, niềm hi vọng, tinh thần lạc quan của những đứa trẻ thơ.

Bong bóng lên trời là câu truyện về tuổi mới lớn mang đậm tính triết lí. Kết

thức truyện là hình ảnh: “Những quả bong bóng đã bay cao và dường như sắp sửa tan vào mây trắng. Thế là chúng đã sắp đến nơi định đến. Và chẳng bao lâu nữa, phúc lành sẽ đén với những ai biết tin vào sự vĩnh hằng của những điều tốt đẹp”. Dẫu cuộc sống có khó khăn đến mấy chỉ cần chúng ta có niềm tin và

sự cố gắng thì sẽ có được bình yên và hạnh phúc. Qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh muốn truyền tải thông điệp yêu thương, tinh thần lạc quan, niềm tin cùng mới ước mơ giúp các bạn trẻ có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp. Hơn nữa, với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay nhà văn cũng có nhiều mối lo ngại cho thế hệ trẻ của đất nước khi đối mặt với các vạn bạo lực học đường, yêu đương cuồng ghen. Là người luôn gần gũi, sống với tâm thế của các em Nguyễn Nhật Ánh đã sàng lọc một cách kĩ lưỡng để tạo ra một thế giới văn chương phù hợp với sự tiếp cận của trẻ. Ông đã gieo rắc niềm tin cho giới trẻ, niềm tin vào các giá trị tình yêu bất kể là tình yêu đầu đời hay tình yêu nam nữ thì chúng luôn là thứ tình cảm thiêng liêng.

Với hơn 100 tác phẩm dành cho tuổi mới lớn, từ cuốn truyện ngắn đầu tay

Cú phạt đền, hay cuốn Trước vòng chung kết, ông như tìm được con đường mà

mình muốn đi, muốn thử sức khi liên tiếp cho ra các tác phẩm về tuổi mới lớn. Nếu như năm 1987, nguyễn Nhật Ánh có ba đầu sách được in: trong đó có hai tập truyện ngắn Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Trò chơi lãng mạncủa tình yêu và truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi thì đến năm 1989, cùng lúc ông cho ra bốn đầu sách: Bí mật của một võ sĩ, các truyện dài Cô gái đến từ hôm qua, Chú

bé rắc rối, Nữ sinh. Vào năm 1990, Nguyễn Nhật Ánh lại khiến mọi người sửng

sốt với một loạt truyện dài như: Thiên thần nhỏ của tôi, Phòng trọ ba người,

Mắt biếc, Thằng quỷ nhỏ. Năm 1996, ông cho ra đời tác phẩm Còn chút gì để

nhớ hưởng ứng lời kêu gọi đẩy lùi hiện tượng “sách chép tay độc hại” đang được lưu truyền trong các trường học. Cùng thời điểm đó có khá nhiều nhà văn đã bỏ cuộc nửa chừng, khi không thể tiếp tục với mảng đề tài tuổi mới lớn này. Riêng trong bảy năm từ 1995 đến 2002, ông đã lập được một kỉ lục đáng chú ý khi cho ra đời bộ truyện dài Kính vạn hoa gồm 45 tập. Đây có thể coi là bộ truyện nhiều tập nhất, có tổng số in nhiều nhất (hơn một triệu bản), tái bản nhiều nhất, có nhiều nhân vật nhất (khoảng 200 nhân vật) trong giai đoạn đó của ông. Sau bộ truyện Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh lại tiếp tục chinh phục thế giới tuổi thơ ở những vấn đề mới mẻ, cuốn hút hơn. Năm 2004, ông xuất bản bộ truyện dài Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần). Năm 2005, ông

cho xuất bản cuốn tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng. Ông còn rất nhiều tác phẩm như Tôi là Beto (2007), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008) hay Đảo

mộng mơ (2009). Năm 2010, tác giả một lần nữa khiến các độc giả không ngớt

lời khen khi xuất bản tác phẩm truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và

nó trở thành cú hít quan trọng ngành xuất bản và phát hành sách và nó được đưa vào ấn phẩm 105 tác phẩm đang được đọc nhiều nhất và bán chạy nhất trong thời điểm hiện nay. Sau này ông còn sáng tác rất nhiều tác phẩm về mảng đề tài này.

Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có sách bán chạy nhất của Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được công chúng đón nhận đặc biệt là đối tượng thanh- thiếu niên. Ông đã vào tuổi ngũ tuần, tuy nhiên ông vẫn chưa có dấu hiệu dừng sáng tác, với tài năng và tấm lòng nhiệt huyết của mình ông hứa hẹn sẽ còn cho ra những tác phẩm đáng để mong đợi. Nói như PGS. TS Lã Thị Bắc Lý trong cuốn Nguyễn Nhật Ánh, hiệp sĩ của tuổi thơ: “Nguyễn Nhật Ánh đã vượt qua khó khăn, thách thức để tìm ra lối viết riêng cho mình. Anh thuộc số người viết có bút lực dồi dào bậc nhất Việt Nam và là người gánh sứ mệnh lịch sử - Người giữ lửa cho văn học thiếu nhi Việt Nam suốt thời kỳ đổi mới và hội nhập”[7; tr.16], Ông thật xứng với danh hiệu “Người giữ lửa” cho lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn.

Một phần của tài liệu Giao thoa giữa văn học và điện ảnh trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)