Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2019

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 57 - 105)

Số người trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh là gần 784,5 nghìn người (chiếm 55,9% dân số toàn tỉnh). Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 769,4 nghìn người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và truyền nghề 63,5%. Trong tổng số lao động đang làm việc, số lao động du lịch đến năm 2019 là 7,49%. Tỉ lệ thất nghiệp năm 2019 là 1,93% . Số lượng, chất lượng hiện trạng và dự báo diễn biến nguồn nhân lực Phú Thọ có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó có phát triển du lịch. Tính đến 2019, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Phú Thọ là 3.530 người.

Bảng 2.6. Nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ theo trình độ và vị trí công tác

Nội dung thống kê theo các tiêu

chí

Tổng số

Chia theo loại hình tổ chức Cơ quan quản lý nhà nước Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp Khách sạn, nhà hàng Lữ hành Dịch vụ khác Tổng số 3530 33 604 2315 258 320 Phân theo trình độ đào tạo 3530 33 604 2315 258 320

51 Sau đại học 51 06 37 05 01 02 Đại Học 609 26 258 172 48 105 Cao đẳng 112 01 31 58 10 12 Trung Cấp 288 0 27 242 08 11 Sơ cấp 146 0 0 146 0 Khác 2324 0 251 1692 191 190 Phân theo trình độ ngoại ngữ 3530 33 604 2315 258 320 Đã có bằng cấp/chứng chỉ 824 32 295 286 50 161 Chưa có bằng cấp/chứng chỉ 2706 01 309 2029 208 159 Phân theo trình độ tin học 3530 33 604 2315 258 320 Biết sử dụng máy tính 1260 33 400 477 102 248 Không biết sử dụng máy tính 2270 0 204 1838 156 72

(Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ)

Hiện nay, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung, Phú Thọ nói riêng đã có những bước phát triển nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của ngành. Tuy nhiên, vẫn còn có những bất cập trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đòi hỏi cần đưa ra những giải pháp đổi mới chương trình đào tạo nhân lực ngành du lịch theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hợp tác quốc tế.

-Cơ cấu nhân lực du lịch theo giới tính

Cơ cấu giới tính của đội ngũ nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ không có sự chênh lệch nhiều, tỷ lệ giới tính qua từng năm khá ổn định. Điều này cho thấy, việc duy trì tỷ lệ giới tính trong cơ cấu cán bộ là tương đối hợp lý và phù hợp. Du lịch là một ngành đặc thù, lao động mang tính chất phức tạp cho nên công việc của từng vị trí của ngành du lịchcó những đặc điểm khác nhau.

Năm 2019 tại tỉnh Phú Thọ tỷ lệ lao động lao động nữ hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch cao hơn nam giới, với 14.651 lao động chiếm tỷ lệ 50,43%

52

và 14.451 lao động nam, chiếm 49,66%. Năm 2011 tỷ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ, tỷ lệ lao động nam là 54,36% còn lao động nữ là 45,64%. Như vậy, giai đoạn 2011 - 2019 nhân lực hoạt động ở các doanh nghiệp du lịch phân theo giới tính có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động nữ và giảm tỷ lệ lao động nam, đảm bảo tính cân đối giữa các vị trí công việc. Trong đó, hai lĩnh vực lưu trú, nhà hàng có tỷ lệ lao động nữ lớn hơn lao động nam, đây là hai lĩnh vực có số lượng nhân lực du lịch chiếm đại đa số trong tổng số lao động trực tiếp của nghề du lịch. Đối với lĩnh vực lưu trú, nhà hàng xu hướng tăng tỷ lệ lao động nữ, tính đến cuối năm 2019, số lượng lao động nữ ở khách sạn (lao động tại các bộ phận lễ tân, buồng phòng, sales - marketing, chăm sóc khách hàng và nhân viên bộ phận nhà hàng là lao động nữ chiếm phần lớn 60%, còn các bộ phận bếp, kỹ thuật, quản lý bộ phận nhà hàng và nhân viên tổ chức sự kiện có số lượng lao động nam chiếm đa số) là 9.402 người, chiếm 54,24% (năm 2011 có 2.947 người, chiếm 44,90%); nhà hàng có 3.733 lao động nữ (lao động nữ đảm nhận các vị trí nhân viên lễ tân/thu ngân (87,8%), nhân viên sales/marketing (73,47%), quản lý bộ phận khác (80,33%)), chiếm 52,28% (năm 2011 có 2.269 người, chiếm 47,72%).

Còn đối với lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn viên du lịch có xu hướng tăng tỷ lệ lao động nam lớn hơn lao động nữ giới, cụ thể: hướng dẫn viên du lịch nam năm 2019 là 2353 người, chiếm 73,00% tổng số hướng dẫn viên du lịch của tỉnh, cao hơn so với năm 2011 với 408 người, chiếm 72,86%; tỷ lệ lao động năm ở lĩnh vực lữ hành năm 2019 là 759 người, chiếm 54,02% cao hơn so với năm 2011 chỉ có 379 người, chiếm 47,61%. Kết quả này đã đã thể hiện được đúng tính chất công việc của hướng dẫn viên du lịch , lữ hành thường phải chịu áp lực lớn về tâm lý, không có khung thời gian cố định có thể phục vụ vào các ngày lễ, tết trong suốt thời gian doanh nghiệp ký hợp đồng với khách du lịch cho nên phù hợp với nam giới hơn nữ giới. Đặc biệt, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, lữ hành quốc tế thường phải đi xa, di chuyển nhiều trong thời gian dài điều này sẽ gây áp lực lớn đối với phụ nữ độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Một số vị trí công việc như lễ tân, phục vụ bàn - bar, buồng, nhân viên ở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, spa,

53

đầu bếp, bán hàng… cần đến sự khéo léo, mềm mại, nhẹ nhàng, tỷ mỷ và chú ý đến hình thức đẹp cho nên tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam. Nhìn chung tỷ lệ lao động xét về giới tính có sự chênh lệch không đáng kể, điều đó cho thấy hiện nay đối với ngành du lịch không phân biệt giới tính nam hay nữ mà tùy thuộc vào tính chất công việc để thực hiện tốt hơn, dần dần xóa bỏ tâm lý định kiến xã hội làm việc ở lĩnh vực du lịch là không hay, không tốt, nhất là các bộ phận buồng phòng, masage ở các khách sạn, nhà hàng…

Bảng 2.7. Nhân lực phân theo giới tính ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 – 2019

Các lĩnh vực du lịch 2011 2019 Nam Nữ Nam Nữ Lưu trú 3.617 2.947 7932 9042 Nhà hàng 2.486 2.269 3047 3733 Lữ hành 379 417 759 646 Hướng dẫn viên du lịch 408 152 2353 870 Tổng 6.890 5.785 14.451 14.651

- Cơ cấu nhân lực du lịch theo độ tuổi

Ở các lĩnh vực nhà hàng, lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên du lịch độ tuổi từ 45 trở xuống có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao năm 2019 chiếm 83,83%, và độ tuổi từ 46 - 60 có tỷ lệ tăng lên từ 14,87% năm 2011 lên 16,77% năm 2019. Đối với nhân lực ở những công việc không chịu áp lực về cường độ làm việc trong năm nhưng thường là phục vụ khách hàng vào những giờ cao điểm trong ngày, trong mùa đòi hỏi nhân lực du lịch phải chủ động về mặt thời gian, độ nhanh nhạy và sức chịu đựng cao về mặt tâm lý. Như vậy, trong thời gian 2011 - 2019, có sự biến động về độ tuổi của nhân lực trong từng lĩnh vực

54

nhằm phù hợp với tính chất công việc cụ thể. Đối với lĩnh vực nhà hàng luôn có nhân lực có độ tuổi thanh niên dưới 25 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,93% (năm 2019), thấp nhất là nhân lực ở độ tuổi 45 - 60 chiếm tỷ lệ 11,59% (năm 2019) chủ yếu là cán bộ quản lý. Đối với hướng dẫn viên du lịch với tỷ lệ thấp nhất khoảng 8,68% (năm 2019) là độ tuổi thanh niên dưới 25 tuổi, và độ tuổi 45 - 60 có tỷ lệ cao nhất 35,45%. Tỷ lệ cơ cấu theo độ tuổi của hướng dẫn viên du lịch đã phản ảnh được đặc trưng của nhân lực du lịch ngoài sức khỏe cần phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ chuyên môn cao hơn do đó nhân lực thường có độ tuổi cao hơn so với các lĩnh vực nhà hàng, lưu trú. Nhân lực của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú chủ yếu là ở độ tuổi từ 25 - 45 năm 2019 lữ hành chiếm 79,85%, lưu trú chiếm 61,21%, còn nhóm ở độ tuổi từ 46 - 60 có tỷ lệ thấp hơn 7,85% chủ yếu là cán bộ quản lý, bởi ngoài sức khỏe, chuyên môn đòi hỏi có phải có kinh nghiệm, tính linh hoạt và sự quyết đoán mới đảm nhiệm được các công việc này.

Đội ngũ cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ và nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ còn rất trẻ. Đây là những lợi thế quan trọng, vì họ được tiếp cận những kiến thức, công nghệ mới, nhận thức công việc nhanh, có nhiệt huyết, có sự năng động, sáng tạo cao trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, số cán bộ, công chức trẻ thường thiếu kinh nghiệm, muốn nhanh được khẳng định và có nhu cầu cao về nâng cao trình độ. Chính điều này có thể làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của ngành tăng cao. Đây cũng là một thuận lợi, nhưng cũng đặt ra cho bộ phận quản trị nguồn nhân lực của ngành phải thực hiện tốt việc xác định nhu cầu đào tạo và phải có kế hoạch triển khai hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn.

Nhìn chung, doanh nghiệp du lịch của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang thuộc loại trẻ hóa, đây là nhân tố phù hợp với tính chất công việc của ngành du lịch hiện đại và hội nhập như hiện

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ

55

Sau hơn 30 năm đổi mới, thể lực và tầm vóc người lao động ở Việt Nam đã được cải thiện góp phần vào việc tăng cường sức bền, độ dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến. Trong những năm gần đây, thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn thuộc loại trung bình thấp của thế giới.

Từ kết quả điều tra, khảo sát lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành) cho thấy:

Bảng 2.8. Chiều cao, cân nặng nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh Phú Thọ:

Nội dung Nam Nữ

Chiều cao trung bình 165 cm 154,4 cm

Chiều cao thấp nhất 157 cm 148 cm

Chiều cao cao nhất 178 cm 168 cm

Cân nặng trung bình 60,5 kg 51,5 kg

Cân nặng thấp nhất 50 kg 40 kg

Cân nặng cao nhất 71 kg 63 kg

+ Về bệnh tật, những năm gần đây chế độ dinh dướng, chăm sóc y tế và phong trào rèn luyện thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được Nhà nước, các doanh nghiệp quan tâm, người lao động tự rèn luyện nên sức khoẻ của đa số nhân lực du lịch đều cho rằng họ có sự dẻo dai, bền bỉ trong công việc.

+ Về tuổi thọ bình quân: Hiện nay, khi nói đến năng lực thể chất của nhân lực du lịch còn được do lường bởi tuổi thọ trung bình của người dân. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, tuổi thọ bình quân của người dân năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ đạt 75,8 tuổi, cao hơn so định hướng đến năm 2020 (định hướng đến năm 2020 là 74 tuổi), cao hơn tuổi thọ bình quân của cả nước là 75,6 tuổi. Với kết quả điều tra nêu trên có thể khẳng định thể lực và tầm vóc của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú thọ đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của các vị trí công việc trong ngành du lịch theo hướng hiện đại hóa, với cường độ lao động, năng suất lao động và tính chính xác cao. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế, doanh thu, thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp du lịch tăng

56

lên, cho thấy Nhà nước, doanh nghiệp đã có chính sách chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, khám bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần trong năm cho người lao động. Vì vậy, thể lực của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đã được nâng lên, bằng mức bình quân chung của cả nước nhưng vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực Châu Á. Theo Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, chiều cao của nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn quốc tế và kém Thái Lan 6cm) và chiều cao trung bình của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn quốc tế và kém Thái Lan 2cm)

2.2.2.2. Xét về trí lực của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ

Riêng đối với hướng dẫn viên du lịch có 100% đã được đào tạo (hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có chứng chỉ mới được hành nghề và hoạt động theo Luật Du lịch. Hầu hết đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ đại học, cao đẳng trở lên nhưng trình độ nghiệp vụ du lịch thì chủ yếu là đào tạo nghề (với tỷ lệ 85,40%), thời gian ngắn hạn, chứng chỉ nghề và còn trình độ chuyên ngành du lịch từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp (với tỷ lệ 14,60%). Lĩnh vực lưu trú là 30,80% (chủ yếu là các vị trí quản lý khách sạn, nhân viên các bộ phận lễ tân, sales/marketing, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng) có trình độ đào chuyên ngành du lịch từ cao đẳng trở lên. Đối với lĩnh vực nhà hàng chỉ có khoảng 20,35% lao động có trình độ cao đẳng trở lên (chủ yếu là cán bộ quản lý, kế toán và bộ phận thu ngân). Lĩnh vực lữ hành là 31,74% (chủ yếu là giám đốc/quản lý và quản lý/giám sát bộ phận điều hành, hướng dẫn viên du lịch)

Tóm lại, với trình độ đào tạo về chuyên môn của nhân lực du lịch nêu trên cơ bản đáp ứng được các yêu cầu công việc của các doanh nghiệp du lịch theo từng lĩnh vực trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chủ yếu vẫn là đào tạo nghề, thời gian ngắn hạn từ 3 - 6 tháng và một số lĩnh vực nhân lực du lịch chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao.

Về kiến thức: Hầu hết người lao động ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dần dần đáp ứng được yêu cầu của nghề du lịch. Đặc biệt, khi được hỏi các kiến thức về kinh tế - xã hội, về văn hóa ẩm thực, về khả năng sử

57

dụng công nghệ thông tin của người lao động trong các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh thì hơn 75% ý kiến cho rằng mức độ đáp ứng đạt từ trung bình, khá, tốt còn khoảng 25% ý kiến đang ở mức độ là yếu. Còn về các kiến thức về lịch sử, văn hóa, về Luật Lao động và các quy định về lao động trong lĩnh vực du lịch, về ngoại ngữ trong hoạt động du lịch thì số lao động đạt yêu cầu ở mức khá, tốt, trung bình từ 67 - 70% và khoảng hơn 30% - 33% tỷ lệ lao động cho rằng họ đang ở mức độ yếu. Như vậy, qua ý kiến thăm dò từ các DNDL sử dụng lao động thì có khoảng 62,6% số lao động đáp ứng được cơ bản các yêu cầu công việc ở mức độ trung bình . Mặc dù, nhân lực du lịch đã qua đào tạo ngoại ngữ đạt 67,04% nhưng thực chất khả năng về giao tiếp, kiến thức ngoại ngữ phục vụ cho hoạt động du lịch thì mới đạt ở mức độ 36,48% là khá, tốt còn hơn 63% đang ở mức độ trung bình và yếu.

2.3. Đánh giá chung về chất lượng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay hiện nay

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 57 - 105)