Dự báo phát triển ngành du lịch và nhu cầu về nhân lực du lịch ở tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 79)

6. Cấu trúc báo cáo

3.1 Quan điểm và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến năm

3.1.1. Dự báo phát triển ngành du lịch và nhu cầu về nhân lực du lịch ở tỉnh

tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

3.1.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

Phú Thọ xác định du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Phú Thọ xác định du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển dịch vụ du lịch, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của các tuyến, điểm du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, di tích lịch sử - văn hóa.

Vì vậy, tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững, tương xứng với là ngành kinh tế mũi nhọn, từ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, hình thành trung tâm du lịch ven biển tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, mở thêm các đường bay quốc tế trực tiếp đến với tỉnh Phú Thọ, đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch, tạo không gian du lịch cho toàn vùng. Đồng thời, tập trung phát triển các các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh, kết nối văn hóa với du lịch để tạo ra những các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, nâng cấp và xây dựng mới các các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, lễ hội, công vụ và thành phố sự kiện, khai thác tốt khu mua sắm, trung tâm giải trí tổng hợp, phát triển các làng nghề, lễ hội dân gian vùng biển, nghệ thuật điêu khắc đá...

Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 là đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

65

theo hướng “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp”. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh”.

Từ mục tiêu tổng quát về phát triển ngành du lịch của tỉnh, Sở Du lịch tỉnh Phú Thọ đã đề ra mục tiêu phát triển nhân lực du lịch đến năm 2030 là: nhân lực du lịch phải cơ bản đủ số lượng, tăng chất lượng và hợp lý cơ cấu trình độ, ngành nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch trong nước và tham gia xuất khẩu lao động trong lĩnh vực du lịch có trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác phát triển nhân lực du lịch phải đảm bảo có đầy đủ được đội ngũ lao động trực tiếp với sức khoẻ tốt, phát triển toàn diện về trí lực, ý chí, bản lĩnh chính trị, năng lực và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần nâng cao năng lực học hỏi, phát huy tính chủ động sáng tạo, có tri thức, kỹ năng làm việc, đổi mới, thích ứng nhanh với môi trường, công việc mới trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa. Phát triển nhân lực du lịch tốt sẽ là nòng cốt, là yếu tố quyết định cho sự phát triển ngành du lịch, đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực ASEAN và châu Á, góp phần thúc đẩy thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.

3.1.1.2. Dự báo về khả năng phát triển du lịch và nhu cầu số lượng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

Với tốc độ phát triển của du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay, dự kiến số lượng du khách đến năm 2030 ngày càng tăng lên cả khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, lượng khách trong nước đến từ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh dự báo thị trường này cung cấp khoảng 25% - 30% lượng khách cho tỉnh Phú Thọ.

Cùng với sự tăng trưởng của lượng du khách đến tỉnh Phú Thọ, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, khu du lịch vui chơi giải trí ngày cũng được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Dự báo tổng thu từ khách du lịch với tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả trong thời gian đi du lịch ở một địa phương, một điểm đến, chính là nguồn thu nhập từ các loại dịch vụ lưu trú và ăn

66

uống; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lữ hành và tư vấn du lịch; mua sắm hàng hóa; từ dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ khác… Trong những năm tới, các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao hơn thì mức độ chi tiêu của khách du lịch(quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng thực tế ở các tỉnh, thành phố vùng Tây Bắc, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ trong những năm tới ngày càng tăng lên. Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại tỉnh phát triển mạnh với nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, đủ khả năng đáp ứng số lượng khách hiện tại, tuy nhiên với lượng khách dự báo đến năm 2030 cần có thêm các cơ sở lưu trú. Tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng buồng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một buồng của tỉnh từ nay đến năm 2030 ngày một tăng lên.

3.1.1.3. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

Một là, nội dung đào tạo về phát triển nhân lực du lịch

Qua đánh giá thực trạng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là nhân lực du lịch chất lượng cao còn hạn chế; sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và nhân lực du lịch được đào tạo chuyên ngành, chính điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng du lịch theo chiến lược phát triển ngành du lịch đến năm 2030. Vì vậy, phương hướng đào tạo, phát triển nhân lực du lịch đến năm 2030, tỉnh sẽ tập trung vào các nội dung chính như sau:

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: Đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp tỉnh, huyện, tuyển dụng và đào tạo cán bộ phụ trách chuyên về du lịch, bổ sung vào Phòng Văn hóa - Thông tin tại địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý hiện tại được nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức về du lịch thông qua các chương trình phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước cũng như tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm

67

trong nước và nước ngoài. Thu hút nhân lực du lịch trẻ và có tiềm năng thông qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Lựa chọn các cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo tại nước ngoài bằng kinh phí của Nhà nước để tạo cán bộ nguồn cho bộ máy quản lý du lịch.

- Đối với nguồn nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch: Tập trung vào đào tạo tại chỗ để khai thác nhân lực tại địa phương đảm bảo yêu cầu sử dụng lao động địa phương là chủ yếu. Đào tạo nhân lực tập trung cho đội ngũ lao động trực tiếp có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư du lịch và yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt nâng cao trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh đó, vấn đề thu hút lao động có chất lượng cao từ các địa phương và khu vực khác, kể cả lao động nước ngoài cần coi là chiến lược quan trọng trong thời gian trước mắt để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ. Các doanh nghiệp du lịch cần trả mức lương cạnh tranh cho nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

- Tổ chức các khóa thực tập cho sinh viên từ các trường du lịch ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đến thực tập tại tỉnh Phú Thọ (khách sạn 4 - 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng lớn, các công ty lữ hành quốc tế...), sau khóa đào tạo các doanh nghiệp sẽ tổ chức thi tuyển nhằm tuyển chọn đội ngũ lao động chất lượng cao. Để thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn du lịch, ngoại ngữ cho nhân lực du lịch là hộ kinh doanh cá thể, người dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch, các lực lượng đang lao động trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn và các nhà quản lý du lịch.

- Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ ngoại ngữ, cần chú ý đến cung cấp kiến thức về môi trường sinh thái như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị du lịch sinh thái, hiểm họa môi trường sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, xã hội hóa kinh doanh du lịch... Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán giao tiếp ứng xử của khách du lịch (cả khách quốc tế và khách nội địa).

68

Hai là, hình thức tổ chức thực hiện

Trong thời gian tới, để phát triển nhân lực du lịch cần tập trung kết hợp đào tạo mới, với các hình thức đào tạo khác nhau như dài hạn, ngắn hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cần có sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố như Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ, Sở Du lịch, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan sở ban ngành có liên quan với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh về tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, phát triển nhân lực du lịch nhằm đảm bảo yêu cầu trong chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh đến năm 2030. Thông qua nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh; từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; từ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ khác cho ngành du lịch.

Ba là, một số chương trình đào tạo nhằm phát triển nhân lực du lịch

- Xây dựng hệ thống đào tạo liên kết nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - người lao động: Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng lao động ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các nhà đầu tư trong tương lai xác định nhu cầu đào tạo, từ đó xây dựng chương trình đào tạo giáo dục phù hợp, tổng thể theo hướng phối hợp ba bên (Doanh nghiệp, nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Phú Thọ.

- Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nghề quốc gia cho các lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành: Xây dựng hệ thống đào tạo áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030 có khoảng 30% doanh nghiệp du lịch được đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đến năm 2030 có khoảng 50% doanh nghiệp du lịch được đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Chương trình đào tạo theo năng lực kinh doanh du lịch cho cộng đồng, thông qua các chương trình đào tạo cho cộng đồng, tập trung vào các điểm du lịch mới khai thác, các điểm du lịch cộng đồng phía Tây, Bắc của tỉnh. Với các nội dung đào tạo như: nhận thức về du lịch, phát triển du lịch và kinh doanh du lịch ; các kỹ năng phục vụ khách (đón tiếp, sơ cứu, liên hệ với khách...); các kỹ

69

năng nghiệp vụ (nấu ăn, làm phòng, phục vụ ăn uống, hướng dẫn,...); các kỹ năng nâng cao (du lịch bền vững, quản lý du lịch cộng đồng). Hướng đến năm 2030 các làng có hoạt động du lịch cộng đồng được đào tạo đầy đủ các kỹ năng; đến năm 2030 có 100% số làng có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng được đào tạo về nghiệp vụ du lịch.

3.1.2. Quan điểm về phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ trong

thời gian tới

3.1.2.1. Phát triển nhân lực du lịch phải gắn với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trên thế giới phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch theo hướng bền vững nói riêng là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại ngày nay. Quan điểm phát triển bền vững đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ XII: “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng. Kết hợp hiệu quả phát triển theo chiều rộng với chiều sâu… không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Vì vậy, phát triển nhân lực ngành du lịch cần phải đảm bảo đáp ứng được mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững của ngành du lịch. Với quan điểm phát triển nhân lực du lịch là yếu tố trung tâm quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch, bởi nhân lực du lịch vừa là điểm xuất phát của chiến lược phát triển, vừa là mục tiêu của sự phát triển ngành du lịch. Đặc biệt, hiện nay với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch cũng ngày càng tăng lên đòi hỏi người lao động trong ngành du lịch phải luôn quan tâm, đầu tư bồi dưỡng thể lực, sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn đáp ứng yêu cầu đặc trưng của ngành du lịch. Đây là yêu cầu vô cùng cần thiết nhằm khai thác tiềm năng loại hình này một cách có khoa học đảm bảo giữ vững ổn định môi trường, cảnh quan thiên nhiên của tỉnh.

3.1.2.2. Phát triển nhân lực du lịch phải gắn với hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với tinh thần là “hợp tác và phát triển”, quá trình hội nhập phải đảm bảo

70

gắn kết nền kinh tế với sự phân công lao động quốc tế chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Xu hướng phát triển ngành du lịch dịch vụ được xem như là ngành kinh tế quan trọng và mũi nhọn của các quốc gia nên thông qua hoạt động trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước, nhu cầu thỏa mãn khám phá về các điểm đến của du khách ở các quốc gia trên thế giới ngày một tăng lên là tất yếu khách quan. Vì vậy, cần tích cực và chủ động hội nhập phát triển của ngành du lịch vào nền kinh tế khu vực và thế giới luôn được xem đó là quan điểm nhất quán trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở cấp độ quốc gia và ở cấp độ tỉnh, thành phố trong cả nước. Với quan điểm tích cực chủ động hội nhập quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tỉnh Phú Thọ trong việc thu hút được nguồn vốn, khoa học - công nghệ, đội ngũ quản lý, các chuyên gia giỏi, các nhà đầu bếp, hướng dẫn vien du lịch quốc tế của thế giới và tiếp cận được tiêu chuẩn nghề du lịch của thế giới đảm bảo phân công, hợp tác nhân lực du lịch quốc tế góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch và thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh theo mục tiêu, chiến lược đến năm 2025.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 79)