Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 64)

6. Cấu trúc báo cáo

2.2. Hiện trạng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ

55

Sau hơn 30 năm đổi mới, thể lực và tầm vóc người lao động ở Việt Nam đã được cải thiện góp phần vào việc tăng cường sức bền, độ dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến. Trong những năm gần đây, thể lực của người Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn thuộc loại trung bình thấp của thế giới.

Từ kết quả điều tra, khảo sát lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành) cho thấy:

Bảng 2.8. Chiều cao, cân nặng nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh Phú Thọ:

Nội dung Nam Nữ

Chiều cao trung bình 165 cm 154,4 cm

Chiều cao thấp nhất 157 cm 148 cm

Chiều cao cao nhất 178 cm 168 cm

Cân nặng trung bình 60,5 kg 51,5 kg

Cân nặng thấp nhất 50 kg 40 kg

Cân nặng cao nhất 71 kg 63 kg

+ Về bệnh tật, những năm gần đây chế độ dinh dướng, chăm sóc y tế và phong trào rèn luyện thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được Nhà nước, các doanh nghiệp quan tâm, người lao động tự rèn luyện nên sức khoẻ của đa số nhân lực du lịch đều cho rằng họ có sự dẻo dai, bền bỉ trong công việc.

+ Về tuổi thọ bình quân: Hiện nay, khi nói đến năng lực thể chất của nhân lực du lịch còn được do lường bởi tuổi thọ trung bình của người dân. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, tuổi thọ bình quân của người dân năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ đạt 75,8 tuổi, cao hơn so định hướng đến năm 2020 (định hướng đến năm 2020 là 74 tuổi), cao hơn tuổi thọ bình quân của cả nước là 75,6 tuổi. Với kết quả điều tra nêu trên có thể khẳng định thể lực và tầm vóc của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú thọ đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của các vị trí công việc trong ngành du lịch theo hướng hiện đại hóa, với cường độ lao động, năng suất lao động và tính chính xác cao. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế, doanh thu, thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp du lịch tăng

56

lên, cho thấy Nhà nước, doanh nghiệp đã có chính sách chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, khám bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần trong năm cho người lao động. Vì vậy, thể lực của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đã được nâng lên, bằng mức bình quân chung của cả nước nhưng vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực Châu Á. Theo Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, chiều cao của nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn quốc tế và kém Thái Lan 6cm) và chiều cao trung bình của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn quốc tế và kém Thái Lan 2cm)

2.2.2.2. Xét về trí lực của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ

Riêng đối với hướng dẫn viên du lịch có 100% đã được đào tạo (hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có chứng chỉ mới được hành nghề và hoạt động theo Luật Du lịch. Hầu hết đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ đại học, cao đẳng trở lên nhưng trình độ nghiệp vụ du lịch thì chủ yếu là đào tạo nghề (với tỷ lệ 85,40%), thời gian ngắn hạn, chứng chỉ nghề và còn trình độ chuyên ngành du lịch từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp (với tỷ lệ 14,60%). Lĩnh vực lưu trú là 30,80% (chủ yếu là các vị trí quản lý khách sạn, nhân viên các bộ phận lễ tân, sales/marketing, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng) có trình độ đào chuyên ngành du lịch từ cao đẳng trở lên. Đối với lĩnh vực nhà hàng chỉ có khoảng 20,35% lao động có trình độ cao đẳng trở lên (chủ yếu là cán bộ quản lý, kế toán và bộ phận thu ngân). Lĩnh vực lữ hành là 31,74% (chủ yếu là giám đốc/quản lý và quản lý/giám sát bộ phận điều hành, hướng dẫn viên du lịch)

Tóm lại, với trình độ đào tạo về chuyên môn của nhân lực du lịch nêu trên cơ bản đáp ứng được các yêu cầu công việc của các doanh nghiệp du lịch theo từng lĩnh vực trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chủ yếu vẫn là đào tạo nghề, thời gian ngắn hạn từ 3 - 6 tháng và một số lĩnh vực nhân lực du lịch chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao.

Về kiến thức: Hầu hết người lao động ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dần dần đáp ứng được yêu cầu của nghề du lịch. Đặc biệt, khi được hỏi các kiến thức về kinh tế - xã hội, về văn hóa ẩm thực, về khả năng sử

57

dụng công nghệ thông tin của người lao động trong các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh thì hơn 75% ý kiến cho rằng mức độ đáp ứng đạt từ trung bình, khá, tốt còn khoảng 25% ý kiến đang ở mức độ là yếu. Còn về các kiến thức về lịch sử, văn hóa, về Luật Lao động và các quy định về lao động trong lĩnh vực du lịch, về ngoại ngữ trong hoạt động du lịch thì số lao động đạt yêu cầu ở mức khá, tốt, trung bình từ 67 - 70% và khoảng hơn 30% - 33% tỷ lệ lao động cho rằng họ đang ở mức độ yếu. Như vậy, qua ý kiến thăm dò từ các DNDL sử dụng lao động thì có khoảng 62,6% số lao động đáp ứng được cơ bản các yêu cầu công việc ở mức độ trung bình . Mặc dù, nhân lực du lịch đã qua đào tạo ngoại ngữ đạt 67,04% nhưng thực chất khả năng về giao tiếp, kiến thức ngoại ngữ phục vụ cho hoạt động du lịch thì mới đạt ở mức độ 36,48% là khá, tốt còn hơn 63% đang ở mức độ trung bình và yếu.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)