Nội dung phát triển nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 31)

6. Cấu trúc báo cáo

1.2. Phát triển nhân lực du lịch

1.2.2. Nội dung phát triển nhân lực du lịch

1.2.2.1.Phát triển nhân lực du lịch về số lượng

Khi nói đến số lượng nhân lực tức là muốn nói đến số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch và những ngành có liên quan đến du lịch (đây là bộ phận lao động trực tiếp trong ngành du lịch). Số lượng nhân lực du lịch là yếu tố tổng hợp sức mạnh về vật chất, tinh thần chongành du lịch. Đặc biệt, trong điều kiện khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cần có số lượng nhân lực đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch là vô cùng cần thiết.

-Phát triển số lượng nhân lực du lịch được tạo nên bởi số lượng lao động hiện đang trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động, sản xuất ở các doanh nghiệp du lịch thuộc các lĩnh vực như lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành du lịch.

- Phát triển số lượng nhân lực du lịch còn là việc thu hút, sử dụng nhân lực được đào tạo, dạy nghề về du lịch khi ra trường họ làm việc trong ngành du lịch, hay làm việc tại một lĩnh vực của ngành khác, hay lao động không được đào tạo, dạy nghề chuyên ngành du lịch nhưng lại làm việc trong lĩnh vực du lịch. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành một cách toàn diện ở nước ta và xu hướng dân cư di chuyển từ nông thôn ra thành thị, các điểm du lịch để tìm kiếm việc làm diễn ra một cách tất yếu đã làm thay đổi cơ cấu tỷ lệ lao động việc làm giữa nông thôn và thành thị. Chính điều này đã làm cho cơ cấu

19

nhân lực du lịch có sự chuyển dịch giữa các ngành, các địa phương, các vùng trong cả nước nói chung là tất yếu hiện nay.

- Phát triển số lượng nhân lực du lịch còn thông qua việc thu hút và sử dụng lao động quốc tế, hay trực tiếp thuê lao động có trình độ cao về chuyên ngành du lịch ở các quốc gia khác vào làm việc ở các vị trí lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ như quản lý, giám đốc, cán bộ điều hành, giám sát, hướng dẫn viên, đầu bếp...

- Phát triển số lượng nhân lực cho ngành du lịch cũng là sự tăng lên của đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, lực lượng giáo viên ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch (đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, Hiệp hội...). Có thể nói, đây là một trong những yếu tố cơ bản, có ý nghĩa chiến lược tạo nguồn để phát triển nhân lực du lịch hướng đến tính cân bằng cung - cầu sức lao động, đảm bảo yêu cầu phát triển di lịch đến năm 2030.

Như vậy, để đánh giá được sự phát triển về số lượng đối với ngành du lịch ở Việt Nam trong những năm gần đây đang sử dụng Bộ tiêu chí nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), nhân lực du lịch được phân theo chức danh, vị trí công việc cụ thể từng lĩnh vực lưu trú, lữ hành, nhà hàng. Như vậy, phát triển về lượng nhân lực du lịch phải đảm bảo sự tăng lên về số lượng của các vị trí công việc cụ thể đã được xác định theo chức danh công việc của 6 nghề phổ biến trong ngành du lịch là nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, đại lý lữ hành, và nghiệp vụ điều hành tour với cơ cấu độ tuổi, giới tính, theo lĩnh vực nghiệp vụ hợp lý, cân đối.

1.2.2.2. Phát triển chất lượng nhân lực du lịch

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kỳ người lao động nào khi tham gia vào quá trình sản xuất đều phải có sức lao động cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, hay chính đó là toàn bộ năng lực của con người bao gồm thể lực và trí lực. Ngành du lịch ở Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế, cho nên phát triển kinh doanh du lịch phải được thể hiện ở ba mặt: thể

20

lực, trí lực, thái độ (tinh thần) của người lao động và ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể là:

Một là, phát triển về thể lực

Thể lực là năng lực lao động chân tay; sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy nhận thức thành hành động thực tiễn. Vì vậy, khi nói đến thể lực là nói đến sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì thể lực, sức khỏe của nhân lực du lịch vẫn là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực, có thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới, sản phẩm mới cho ngành du lịch. Nhưng để hình thành, duy trì, nâng cao thể lực cho người lao động trong ngành du lịch cần có chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe tốt.

Thể lực (sức khỏe) của mỗi con người được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. Ở Việt Nam, Bộ Y tế quy định 3 trạng thái sức khỏe của con người là: Loại A - Thể lực tốt không có bệnh tật; Loại B - trung bình; Loại C - Yếu, không có khả năng lao động. Như vậy, thể lực của nhân lực du lịch phải được thể hiện qua các nội dung, yêu cầu cơ bản như: Có sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; Có tinh thần sảng khoái, sáng suốt; Đảm bảo những thông số về nhân chủng học (chiều cao, cân nặng, tuổi thọ bình quân).

Hai là, phát triển về trí lực

Trí lực là sự kết tinh của tri thức, và tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, điều này đã được C.Mác khẳng định: trí lực là năng lực nhận thức và cải tạo thế giới. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ, bao gồm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng làm việc của một nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, muốn phát triển trí lực cho nhân lực du lịch phải đảm bảo các nội dung cụ thể sau:

21

-Trình độ chuyên môn, đây là một nội dung được biểu hiện thông qua sự hiểu biết về kiến thức và kỹ năng làm việc của một nghề nghiệp nhất định. Ở Việt Nam khái niệm “Lao động có trình độ chuyên môn” thường được dùng để điều tra lao động việc làm, đó chính là những người lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp, học nghề trở lên cho đến những người qua đào tạo đại học và trên đại học. Để phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch thì cần phải nâng cao trình độ chuyên môn thông qua đào tạo, bồi dưỡng từ kiến thức chuyên ngành đến kỹ năng thực hiện.

- Kiến thức, đối với nhân lực du lịch thì đó là những hiểu biết liên quan trực tiếp đến đời sống và việc làm của bản thân người lao động, các kiến thức đó phải thể hiện được sự hiểu biết về kinh tế - xã hội; kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa; kiến thức về văn hóa ẩm thực; kiến thức về tổ chức hoạt động du lịch; kiến thức về Luật lao động và các quy định về lao động trong lĩnh vực du lịch; kiến thức về khả năng sử dụng công nghệ thông tin và các loại thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động lao động; kiến thức, khả năng về ngoại ngữ trong hoạt động du lịch.

- Kỹ năng, là yếu tố thể hiện tính chuyên nghiệp của người lao động để hoàn thành các công việc được giao. Các tiêu chí để đánh giá kỷ năng bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách du lịch; kỹ năng liên kết, làm việc nhóm; kỹ năng tổ chức sự kiện, tour du lịch; kỹ năng xử lý tình huống trong công việc; kỹ năng chăm sóc khách hàng; kỹ năng quan sát, nhận biết nhu cầu, thái độ của khách du lịch; kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân. Thông qua các kỹ năng này để có kế hoạch, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng vị trí công việc khác nhau nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp du lịch.

Ba là, về thái độ (tinh thần) của người lao động

Thái độ là yếu tố bên trong của mỗi con người để xem xét thái độ của người lao động chúng ta có thể lượng hóa thông qua hành vi và nhận thức của họ. Đối với ngành du lịch thì thái độ của người lao động có ý nghĩa quan trọng được thể hiện qua những tiêu chí cụ thể như:

22

- Tác phong, kỷ luật lao động: là ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động; tinh thần học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp; biết tuân thủ và quý trọng thời gian trong làm việc; tác phong nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc; sự ân cần, gần gũi, chu đáo, tôn trọng khách du lịch; sự trung thành gắn bó với doanh nghiệp du lịch. Hiện nay, ở Việt Nam, nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng vẫn còn tình trạng chậm trễ về giờ giấc làm việc, cắt xén, sử dụng tùy tiện thời gian thực hiện các công việc, chính điều này sẽ tạo nên “sức ì” trong khả năng sáng tạo và phát triển bản thân. Đặc biệt, trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, tác phong công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp du lịch mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính người lao động.

- Mức độ tận tụy với công việc được thể hiện ở các nội dung cụ thể như: sự siêng năng, cần cù trong công việc; ý thức trách nhiệm cao đối với công việc; nhiệt tình năng nổ, cố gắng khắc phục khó khăn để làm tốt công việc được giao; đam mê nghề nghiệp, có hứng thú với công việc. Đây chính là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội phù hợp với đặc điểm của nhân lực du lịch, phản ánh một phần nhân cách của người lao động trong ngành du lịch. Và cao hơn nữa, đạo đức nghề nghiệp còn thể hiện ở việc bản thân người lao động mong muốn được cống hiến tài năng, trí tuệ, công sức của mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Khả năng thích ứng, linh hoạt trong công việc đó là khả năng chấp nhận sự thay đổi, điều chuyển công việc; khả năng thích ứng với công việc mới; khả năng nắm bắt thông tin thị trường; khả năng sẵn sàng di chuyển, thay đổi môi trường làm việc; khả năng ứng phó với các rủi ro trong công việc. Khả năng thích ứng của nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân ở doanh nghiệp kinh doanh du lịch, xã hội trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế.

Thực tế cho thấy, nhân lực du lịch có thái độ tốt sẽ là người luôn có ý thức tự chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết, đi trước, đón đầu sự thay đổi

23

của công việc nhằm thích nghi với những tình huống bất ngờ, là yếu tố tạo ra giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, cho từng địa phương của quốc gia đó. Mặt khác, thái độ của nhân lực du lịch sẽ làm cơ sở để doanh nghiệp đánh giá chất lượng, năng lực và ra quyết định đúng đắn, kịp thời về chế độ tiền lương, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực cho doanh nghiệp du lịch trong tương lai đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với sự phát triển, với xu thế của thời đại.

1.2.2.3. Cơ cấu nhân lực du lịch

Phát triển nhân lực du lịch trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam phải đảm bảo tính toàn diện, tính hội nhập, tính phù hợp với xu thế thời đại. Vì vậy, những nội dung cơ bản trong cơ cấu nhân lực du lịch được thể hiện cụ thể như sau:

- Cơ cấu nhân lực du lịch theo từng lĩnh vực ở doanh nghiệp du lịch lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành... phải thể hiện được tính chủ động, hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng.

- Cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động phức tạp, giảm tỷ lệ lao động giản đơn, cần quan tâm ưu tiên vào phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao ở các vị trí quản lý, điều hành, giám đốc kinh doanh, trưởng các bộ phận, các chuyên gia, các nghệ nhân ẩm thực, hướng dẫn viên du lịch (nhất là hướng dẫn viên du lịch quốc tế)... Hiện nay, nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo về du lịch, đã và đang sử dụng Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) đánh giá trình độ chuyên môn theo 5 bậc trình độ. Trong đó, bậc 1 (chứng chỉ 1) là các công việc ở trình độ cơ bản không yêu cầu kỹ năng cao; bậc 2 (chứng chỉ 2) là các công việc bán kỹ năng; bậc 3 (chứng chỉ 3) là công việc kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng/giám sát viên có tay nghề, trưởng nhóm; bậc 4 (văn bằng) thường là các vị trí quản lý trực tiếp/kỹ thuật viên có tay nghề; bậc 5 (văn bằng 5) là quản lý tầm trung trở lên.

- Để có cơ cấu nhân lực du lịch hợp lý, cần thu hút nhân lực du lịch từ các địa phương, từ các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế đến làm việc tại các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đồng

24

thời, có chiến lược đào tạo, chính sách ưu tiên từ tuyển dụng đến sử dụng đối với những ngành nghề cụ thể nhằm đảm bảo tính cân đối nhân lực du lịch theo giới tính, theo độ tuổi, theo địa lý, theo trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)