(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Tổng doanh thu Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
2011 968,0 65,08 % 2012 1.213,0 25,37% 2013 1.467,0 20,86% 2014 1.668,0 13,73% 2015 1.917,0 14,93% 2016 2.166,0 12,96% 2017 2.011,9 -7,1 % 2018 2.155,0 7,11% 2019 2.366,9 9,9% Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1.765,9 18,11%
(Nguồn: website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2011 – 2019)
Trên cơ sở các số liệu trong bảng, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2019:
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2011 -201
46
Giá trị đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh: Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp phần lớn giá trị vào tổng giá trị của nền kinh tế toàn tỉnh.
Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng xây dựng và phát triển ba nhóm sản phẩm du lịch: du lịch gắn với văn hóa (du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, ẩm thực..); du lịch gắn với sinh thái (tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí...); du lịch gắn với sự kiện (hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao...). Trong các sản phẩm đó, tỉnh xác định tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa tâm linh, lễ hội, về cội nguồn; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức hút với du khách.
Với các đặc thù về tài nguyên du lịch, việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của Phú Thọ như vậy là phù hợp. Thực hiện các giải pháp cụ thể xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, cho đến nay du lịch Phú Thọ đã đạt một số kết quả nhất định, trong đó đã xây dựng được thương hiệu “du lịch về cội nguồn” đặc trưng của tỉnh. Thương hiệu này ngày càng được khẳng định, tạo được một số điểm hút khách du lịch như Đền Hùng, khu du lịch đảo Ngọc Xanh, xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện với du khách; chất lượng, tính đa dạng của dịch vụ du lịch dần được nâng lên; tạo kết nối thuận tiện hơn giữa thị trường nguồn khách với một số điểm đến du lịch lớn trong tỉnh như Đền Hùng, du lịch
47
đảo Ngọc Xanh; mở rộng liên kết, tham gia và đóng vai trò quan trọng trong một số chương trình, dự án liên kết phát triển sản phẩm du lịch và tạo được một số tour, tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh.
Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của Phú Thọ còn những hạn chế: Số điểm hút khách đã được tạo dựng và khẳng định về hình ảnh, thương hiệu còn rất ít so với tiềm năng tài nguyên; tính đa dạng của sản phẩm không cao, các dịch vụ bổ sung nhằm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm ít và chưa có nhiều điểm nhấn hoặc bản sắc riêng nên chưa tạo được sức hút bền vững đối với du khách (50% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng sự đa dạng của sản phẩm du lịch của tỉnh thấp; 57% du khách cho rằng các dịch vụ phục vụ du lịch ít đa dạng phong phú); khả năng tiếp cận một số tài nguyên du lịch tiềm năng (như vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, đầm Vân Hội...) còn hạn chế do giao thông chưa thực sự thuận lợi; các quan hệ liên kết tour, tuyến mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa mở rộng được nhiều, tỷ lệ thời gian lưu giữ khách theo tour trên địa bàn Phú Thọ thấp so với tổng thời gian của các tour du lịch liên tỉnh mà Phú Thọ có tham gia liên kết tour.
2.2. Hiện trạng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1. Về quy mô
Theo điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2019, Phú Thọ có 1.463.726 người, nam giới có 726.909 người, nữ giới có 736.817 người, với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,65%. Phú Thọ có 21 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính sinh sống quần cư từ lâu đời là Kinh, Mường, Dao, Cao Lan; dân tộc Kinh chiếm đa số (trên 60%).