Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42 - 51)

6. Cấu trúc báo cáo

2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

a, Địa hình

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 – 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản… để phát triển kinh tế – xã hội còn hạn chế.

- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2,, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 – 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế – xã hội khác.

36

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế – văn hóa, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân.

b, Khí hậu

Khí hậu tỉnh Phú Thọ cũng chung nền khí hậu chung của Việt Nam. Lãnh thổ Phú Thọ nằm trong vành đai nội chí tuyến trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. Về chế độ nhiệt, có một mùa hè nóng và mùa đông lạnh, với nhiệt độ trung bình năm từ 22°C -24°C tổng nhiệt 8200°C – 85000°C.

Về chế độ ẩm, có một mùa mưa và một mùa ít mưa, tổng lượng mưa trung bình năm từ 1500mm – 2000mm và phân bố không đều trong năm. Phú Thọ chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính: mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chúng thổi thành đợt mang không khí lạnh. Những đợt rét kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của người dân địa phương và hoạt động du lịch của khách du lịch, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống của người dân, đôi khi còn xuất hiện các hiện tượng sương muối, ảnh hưởng tới phát triển cây trồng và vật nuôi. Vào mùa hè, có gió Đông Nam. Gió này mang theo nhiều hơi nước và gây mưa rào. Mặt khác vào mùa hè xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới là nơi phát sinh ra nhiều cơn bão và áp thấp.

Ngoài ra, còn một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn, mưa rông, mưa đá, gió Tây khô nóng cũng gây tác hại lớn đối với sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

Nhìn chung khí hậu Phú Thọ phù hợp với hoạt động du lịch. c, Thủy văn

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

37

Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp. Với đặc điểm thủy văn như trên, Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

d, Sinh vật

Phú Thọ có tài nguyên sinh vật phong phú. Thực vật và động vật đa dạng về thành phần loài. Thực vật chủ yếu là rừng kín thường xanh nhiệt đới, trong đó có kiểu phụ rừng sim, mua, chit… phổ biến ở khắp các nới trong tỉnh, kiểu phụ rừng trồng thuần nhất một loại cây lấy gỗ hoặc cây công nghiệp lâu năm. Ngoài ra còn có rừng á nhiệt đới và rừng trồng. Do vị trí địa lí, tỉnh Phú Thọ nằm giữa hai vùng tự nhiên Đông Bắc và Tây Bắc nên giới động vật ở đây có tính đan xen giữa hai miền, trong rừng có nhiều nhóm loài.

Sinh vật ít nhiều cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của dân cư, nhất là người dân ở các miền núi thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tân Sơn. Nói chung việc phát triển rừng và khai thác những lợi ích do rừng đem lại đang đóng góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.

Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình và kiến tạo tự nhiên đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn có thể khai thác để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, sinh thái…Có thể kể đến một số điểm tài nguyên tiêu biểu sau:

- Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa): Với không khí trong lành, hệ thực vật phong phú, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú, hấp dẫn với du khách, có khả năng phát triển các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, săn bắn…

- Vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn): Vườn có tổng diện tích 15.048 ha rừng nhiệt đới tự nhiên nằm ở độ cao 1.000 - 1.400m, hệ sinh thái đa dạng và hệ thống hang động đá vôi kỳ thú; có thể phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách như nghỉ

38

dưỡng, tham quan, leo núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số…

- Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy): Khu nước khoáng có diện tích khoảng 3 km2, nhiệt độ trung bình của nước từ 37-40oC, chất lượng nước tốt với nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Tính năng, tác dụng của khu vực nước khoáng này cùng với vị trí mỏ nằm ven sông Đà, tiếp giáp với Hà Nội, gần sát với khu di tích đá Chông cho phép có thể phát triển ở đây các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh gắn với tham quan, nghiên cứu lịch sử…

- Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa): Có độ cao 1.000 - 1.200 m so với mặt biển, còn tồn tại nhiều động thực vật quý hiếm, sinh cảnh đẹp. Vài năm trở lại đây, Ao Giời - Suối Tiên đã trở thành một địa chỉ du lịch leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng quen thuộc đối với nhân dân địa phương.

- Đầm Vân Hội: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, có diện tích gần 200ha mặt nước, xung quanh có nhiều núi non hùng vĩ, trong đầm có hàng chục hòn đảo lớn, nhỏ đã tạo sinh cảnh đẹp, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại...

- Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực (huyện Thanh Sơn): Đây là những vùng rừng núi với suối và thác nước còn nguyên sơ, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm nghỉ cuối tuần lý tưởng cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận.

- Khu Bến Gót (thành phố Việt Trì): Diện tích khoảng trên 100ha, địa hình bán sơn địa, có đặc trưng điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, cảnh quan khá hấp dẫn; ngoài các giá trị tự nhiên, vùng đất còn lưu giữ một số giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với thời Hùng Vương như đền và đình Bạch Hạc, đền Lang Đài, lễ hội bơi Chải...; thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, giải trí.

- Các tuyến sông Hồng, sông Lô, sông Đà: Đây vừa là các tuyến giao thông đường thủy quan trọng, vừa là những điểm tài nguyên du lịch với phong cảnh sơn thủy hữu tình, có thể khai thác cho các loại hình du lịch tham quan, du ngoạn, giải trí.

39

-Tài nguyên du lịch văn hóa

a, Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa

Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa được coi là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch tại Phú Thọ. Hiện nay trên địa bản tỉnh Phú Thọ đã được công nhận hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đó là: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”. Loại tài nguyên này gắn liền với môi trường xung quanh, thể hiện sự sinh động trong quá khứ đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống thêm đa dạng và phong phú. Qua thời gian các di sản đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người. việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những thành quả của loài người trong các thời kì lịch sử không chỉ là trách nhiệm bảo tồn của nhân loại, mà còn tạo điều kiện để những giá trị vô giá đó có thể được khai thác trong các mục đích du lịch của tỉnh.

Các di tích lịch sử - văn hóa được coi là một trong những tài nguyên văn hóa vô giá. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch tại Phú Thọ. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của tỉnh Phú Thọ, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật. Di tích lịch sử - văn hóa có khả năng to lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của tỉnh Phú Thọ.

Các di tích lịch sử, văn hoá, di chỉ khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật: Phú Thọ là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trong đó có các di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… Trên vùng đất Phú Thọ còn lưu giữ nhiều di tích gắn với sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Theo thống kê của

40

UBND tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn tỉnh hiện có tổng số 1.372 di tích, trong đó có 305 di tích đã được xếp hạng (1 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 231 di tích cấp tỉnh). Một số di tích có giá trị và ý nghĩa văn hoá, du lịch cao có thể kể đến bao gồm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương, Khu di tích khảo cổ Làng Cả, Đền Tam Giang…

b, Các lễ hội truyền thống

Là vùng đất cổ gắn với truyền thuyết và lịch sử hình thành Nhà nước đầu tiên của dân tộc, ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có khá nhiều lễ hội truyền thống rất cổ, mang nét đặc sắc riêng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng; có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn chỉnh, 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia. Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng gắn với lịch sử dựng nước của dân tộc, được tổ chức hàng năm với nghi thức cấp quốc gia; Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa văn hoá tâm linh đặc biệt gắn với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ; Lễ hội Đền Lăng Sương gắn với truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh; Lễ hội rước voi Đình Đào Xá; Lễ hội Phết Hiền Quan; bơi chải Bạch Hạc; hát Xoan Kim Đức - An Thái, Trò Trám Tứ Xã...

c, Làng nghề truyền thống

Ở Phú Thọ còn tồn tại và duy trì khá nhiều làng nghề cổ. Nét riêng có của các làng nghề ở Phú Thọ là sự lâu đời về lịch sử hình thành; đồng thời là sự độc đáo về chủng loại sản phẩm mang tính truyền thống và do nhiều làng vẫn giữ cách thức sản xuất sản phẩm nghề theo lối cổ truyền, ít bị pha tạp. Có những làng nghề mà sản phẩm của làng gắn với các truyền thuyết, những tích truyện xa xưa, từ thời Hùng Vương dựng nước như làng nghề bánh dày Mộ Chu Hạ - Bạch Hạc; làng nghề mì miến Hùng Lô; làng nghề trồng dâu nuôi tằm Lâu Thượng; làng nghề trồng nếp thơm tiến vua Hương Trầm; làng trồng trầu không Dữu Lâu; làng nghề gói bánh chưng Minh Nông… Các làng nghề ở Phú Thọ nếu được khai thác, phát huy tốt có thể trở thành những điểm nhấn quan trọng trong các chương trình du lịch văn hoá, hành hương về cội nguồn dân tộc.

41

d, Các trò chơi, văn nghệ diễn xướng dân gian

Hầu hết các trò chơi dân gian đều gắn với các di tích và huyền thoại từ thời kỳ Hùng Vương như Bơi Chải ở Tam Giang, Bạch Hạc; Đu tiên ở Minh Nông; Kéo co ở Dữu Lâu; Chọi trâu ở Phù Ninh; Đánh phết ở Sơn Vi, Hiền Quan; Vật đuổi giải ở Cao Xá…

Văn nghệ, diễn xướng dân gian khá phong phú và đa dạng, với một số thể loại tiêu biểu cả cổ xưa và đương đại như: Hát Xoan, hát Ghẹo, hát Nhà tơ, hát Trống quân; hát Xường, hát Rang, hát Ví (dân tộc Mường); hát Ru, múa Sinh Tiền, múa Xuân Ngưu, múa Mỡi, đâm Đuống, múa Chuông, múa Rùa (dân tộc Dao); truyện cười Văn Lang; thơ Bút Tre... Trong số các loại hình diễn xướng dân gian, đặc biệt phải kể đến hát Xoan, loại hình nghệ thuật đặc sắc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2011, đang được tỉnh nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị, ngày càng có sự lan tỏa và sức hút cao hơn với du khách nhất là khách du lịch quốc tế.

e, Ẩm thực, đặc sản

Phong tục và truyền thống ẩm thực, các món ăn ở Phú Thọ tương đối phong phú và đặc sắc, đã đi vào truyền thuyết, vào các câu chuyện dân gian như: Bánh chưng, bánh dày Bạch Hạc, Thậm Thình; bánh út, bánh nẳng Thanh Đình; xôi cọ Phù Ninh; xôi nếp gà gáy Yên Lập; xôi ngũ sắc, rêu đá Tân Sơn; thịt chua Thanh Sơn… Một số sản vật nổi tiếng và riêng có là hồng Hạc tiến vua, bưởi Đoan Hùng, cá Anh Vũ, cá Lăng,…

2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh Phú Thọ

Hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ gồm 3 loại hình đường giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài hơn 12.648 km, trong đó có

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)