Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước và bài học rút ra cho phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 34)

6. Cấu trúc báo cáo

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước và bài học rút ra cho phát triển

phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ

1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch của một số nước

trong khu vực Đông Nam Á

1.3.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch ở Malaysia

Malaysia là một nước có đặc điểm địa lý đặc biệt, có nhiều lợi thế phát triển du lịch, sự đa dạng về các danh thắng, từ các bãi biển đến đảo, đồi núi, hang động, rừng và công viên quốc gia cho đến sự đa dạng về chủng tộc, văn hóa, truyền thống và lễ hội, tạo nên các sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và hấp dẫn, là điểm nhấn của du khách đến với đất nước này. Du lịch Malaysia đã có bước tiến nhảy vọt, là một trong những nước đứng đầu ASEAN về lượng khách

28

du lịch, năm 2014 Malaysia đã đón tới 27,4 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch Malaysia đặt mục tiêu đón 36 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020 với nguồn thu khoảng 168 tỷ RM (tương đương 56 tỷ USD), là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ nhì trong nền kinh tế Malaysia sau ngành chế tạo. Theo xu hướng đó đến năm 1999, Malaysia đón nhận sự mở cửa của trường Đại học công nghệ Curtin (chi nhánh của một trường Australia) - đây là nơi đào tạo về cử nhân quản lí du lịch cung cấp được một phần nhu cầu về nhân lực du lịch đang thiếu hụt, đặc biệt là nhà quản lý cao cấp. Điều này cho thấy một trong những bài học thành công của Malaysia về phát triển nhân lực du lịch là sự cải thiện trong việc cung cấp nhân lực du lịch chất lượng cao ở quốc gia này với sự đa dạng của hệ thống các trường đại học như công lập, tư thục, cao đẳng cộng đồng, trường quốc tế.

Mặt khác, nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch ở Malaysia vẫn tiếp tục tăng lên, cho nên các trường ở đây tăng cường tiếp nhận học sinh, sinh viên từ nước ngoài học ngành du lịch. Chính phủ đã và đang có nhiều sáng kiến, kế hoạch chiến lược về giáo dục bậc cao để biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục quốc tế đảm bảo đáp ứng được sự thay đổi của thế giới và sự thiếu hụt nhân lực du lịch hiện tại và trong tương lai. Đây là một thành công trong việc thu hút nhân lực du lịch đến với Malaysia, hiện tại có hơn 50.000 học sinh nước ngoài đang theo học ở đất nước này.

1.3.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nhân lực du lịch ở Singapore

Singapore là một nước có diện tích nhỏ có rất ít danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhưng hiện nay đã trở thành quốc gia nổi tiếng về du lịch được xem như phép màu của thời hiện đại. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng khách du lịch đạt 10%/năm, năm 2017 Sigapore đã thu hút được 17,4 triệu lượt khách đạt doanh thu 26,8 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 5,8% GDP cho nền kinh tế Singapore, và là điểm sáng của ngành du lịch thế giới. Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế mang đến lợi nhuận cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế của Sigapore. Chính phủ Singapore coi trọng việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch và đặt trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc

29

gia. Vì vậy, phát triển nhân lực du lịch được xem là một trong ba chiến lược mũi nhọn mà Singapore hướng tới là “chất lượng”: (1) Hướng tới phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu; (2) Đổi mới và nâng cao công nghệ để cải tiến trình độ làm việc của các công ty Du lịch; (3) Tập trung đầu tư vào nhân lực du lịch trong ngành du lịch.

Trước yêu cầu số lượng khách sạn đang liên tục tăng lên, Singapore đã đặc biệt đầu tư phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo, nhằm tận dụng được nhân lực sẵn có trong nước, cũng như thu hút thêm nhân lực từ các sinh viên quốc tế đến học và làm việc tại Singapore. Sự đầu tư này đã mang đến sự ổn định trong việc phát triển nguồn nhân lực và đưa Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo nhân lực du lịch cho khách sạn khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây Singapore luôn là điểm đến lý tưởng, là sự lựa chọn hàng đầu trong các bước chuẩn bị du học của các nước Đông Nam Á nói chung và của du học sinh Việt Nam nói riêng. Bởi các khoá đào tạo nhân lực cho lĩnh vực khách sạn tại đây luôn mang tính ứng dụng cao, sinh viên có thể bắt tay vào công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Các trường đào tạo chuyên ngành này ở đây đều quan tâm, chú trọng đến trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại như: hệ thống thông tin quản lý khách ở; nhà hàng; quầy bar; phòng khách sạn cao cấp, đặc biệt sinh viên có thời gian học lý thuyết, thực hành cân đối và sẽ được thực hành ngay từ năm thứ nhất. Ngoài ra, sinh viên còn phải tham gia 6 tháng thực tập tại các công ty Du lịch và Khách sạn lớn tại Singapore không kể thời gian thực hành tại trường. Chương trình thực tập (có lương 800 - 1.200 đô la Singapore) mang ý nghĩa lớn vì các bạn được làm việc, va chạm với môi trường làm việc quốc tế tiêu chuẩn cao tại Singapore và nước ngoài. Mức lương cơ bản của ngành du lịch, khách sạn tại Singapore cũng khá cao, trung bình vào khoảng 4,341 SGD cho cấp nhân viên và khoảng 30,000 SGD cho cấp độ quản lý. Ngoài ra, Singapore đã huy động nguồn vốn quốc tế bằng cách có những chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học du lịch, miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Đối với hệ thống

30

trường công lập Chính phủ Singapore tập trung vốn đầu tư vào một số trường có chất lượng và có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Các trường khối ngoài công lập thì Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế tham gia vào đào tạo nhân lực bằng cách đặt chi nhánh.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở một số tỉnh trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nước và công tác xã hội hoá đào tạo, ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Từ năm 2012 - 2016 tỉnh đã tranh thủ được nguồn vốn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thông qua dự án của tổ chức EU đã tổ chức được 46 khoá tập huấn về du lịch có trách nhiệm với 3.791 nhân lực từ các doanh nghiệp du lịch và của 12/14 địa phương trong tỉnh, tham gia tổ chức các khoá đào tạo viên VTOS. Ngoài ra, Sở Du lịch cũng đã phối hợp với trường Đại học Hạ Long, Hiệp hội đào tạo chuyên môn về du lịch Việt Nam ký kết hợp tác phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao cho Quảng Ninh. Như vậy, phát triển nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh đã và đang được triển khai đồng bộ, có tính chiến lược dài hạn từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, thực hiện các biện pháp có tính cấp bách, thường xuyên.

1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với 385 km bờ biển có vùng biển đảo rộng lớn hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26°C, có hơn 300 ngày nắng trong năm. Khánh Hòa cũng là một tỉnh ven biển, có tài nguyên du lịch đa dạng với tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, với nhiều di tích cấp quốc gia như: Tháp Bà Ponagar, Di tích lưu niệm nhà bác học A.Yersin, nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội cầu ngư, lễ hội Yến sào… và có nhiều điểm tham quan nổi tiếng.

31

Hiện tại, tỉnh khánh Hòa có 14 cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, trong đó có 4 trường đại học, cao đẳng có khoa du lịch, 9 trường trung cấp và 1 trung tâm đào tào nghề du lịch, cung cấp cho thị trường bình quân một năm khoảng 3.300 sinh viên, học viên chuyên ngành du lịch. Tuy nhiên, mỗi năm nhu cầu lao động của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cần khoảng 60 4.650 lao động đã qua đào tạo nghề du lịch, như vậy cung nhân lực du lịch mới chỉ đáp ứng được khoảng 68,8% nhu cầu thực tế ở địa phương.

Để giải quyết được vấn đề nêu trên các doanh nghiệp cần tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên thực tập hoặc làm việc bán thời gian, nhằm khắc phục thiếu nhân lực cho doanh nghiệp, vừa giúp sinh viên được tiếp xúc với công việc mà mình được đào tạo. Thường xuyên tạo mối liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, cần có hợp đồng đào tạo theo đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch thực hiện đòa tạo và tự đào tạo lại cho lao động, đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho người có tay nghề cao đang làm việc tại các daonh nghiệp du lịch, để bổ sung đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch hiện có ở tỉnh.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ về phát triển

nhân lực du lịch

Từ kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nhân lực du lịch của các nước trong khu vực ASEAN và một số tỉnh trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ về phát triển nhân lực du lịch như sau:

Một là, xây dựng chiến lược và tăng cường quy hoạch phát triển nhân lực du lịch

Từ bài học thành công của Singapore về phát triển nhân lực du lịch (phát triển du lịch phải theo hướng bền vững) cần có sự liên kết giữa các địa phương trong vùng để có phối hợp và thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhân lực du lịch , đặc biệt là nhân lực du lịch chất lượng cao. Vì vậy, tỉnh Phú Thọ nhanh xúc tiến thành lập Ủy ban phát triển nhân lực du lịch của khu vực trên cơ sở liên kết với các địa phương và Ủy ban này là một tổ chức đứng ra để quản lý, đảm

32

bảo sự thống nhất trong quy hoạch phát triển du lịch chung của vùng nhằm thu hút nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực du lịch chất lượng cao từ trong và ngoài nước về làm việc cho khu vực này. Trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực cần được phân tích đánh giá một cách toàn diện, gắn quy hoạch vào quy hoạch tổng thể phát triển của ngành du lịch và hoạt động kinh doanh trong vùng, địa phương để đảm bảo phát triển nhân lực du lịch cho doanh nghiệp mình có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao.

Hai là, thực hiện xã hội hóa nguồn vốn, thành lập, sử dụng quỹ đào tạo, phát triển nhân lực du lịch

Nhà nước ban hành chính sách về học phí theo từng ngành nghề được đào tạo chuyên ngành du lịch để đảm bảo bù đắp được chi phí đào tạo, và hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch và khu vực tư nhân tham gia vào quá trình đào tạo, phát triển nhân lực theo hướng hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân với mục đích giảm các chi phí đào tạo và tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cần thành lập Quỹ đào tạo và phát triển nhân lực du lịch tại doanh nghiệp bằng cách trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp (khoảng 10% từ lợi nhuận), nguồn kinh phí hỗ trợ từ tổng công ty, từ các chương trình dự án, các nguồn vốn tư nhân hóa để đảm bảo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho người lao động một cách kịp thời trong năm và trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, việc mở rộng quan hệ liên kết đào tạo cũng rất cần thiết để góp phần tiết kiệm chi phí.

Ba là, tạo mối liên hệ giữa ba bên trong việc phát triển nhân lực du lịch (nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp)

Mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp phải đảm bảo đầu vào và đầu ra cho thị trường du lịch. Vì vậy, khi xây dựng nội dung kế hoạch hợp tác cần phải đảm bảo các yêu cầu: xây dựng, đánh giá, thẩm định; tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng (kỹ năng thực hành); thẩm định chất lượng sinh viên sau khi ra trường; nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, doanh nghiệp du lịch có thể đề ra các nội dung đào tạo mà doanh nghiệp mong muốn sinh viên cần được học

33

thông qua chương trình giảng dạy, trao đổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp du lịch. Tổng kết đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp với tư cách doanh nghiệp du lịch là người sử dụng sản phẩm, cơ sở đào tạo là người tạo ra sản phẩm và đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề đó một cách kịp thời, hiệu quả.

Bốn là, xem giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đảm bảo năng lực thực hiện, nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.

Hiện nay, dựa trên năng lực thực hiện gắn với nhu cầu xã hội là yêu cầu chung của phát triển kinh tế thị trường. Cho nên, ở ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói riêng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phải đặt chiến lược phát triển nhân lực du lịch (nhân viên điều hành, thiết kế, tiếp thị, lễ tân và hướng dẫn viên, giám đốc điều hành, quản lý...) có thể lực, trí lực tốt, có kiến thức, kỹ năng về chuyên ngành du lịch, khả năng giao tiếp ngoại ngữ giỏi theo mô hình phát triển nhân lực du lịch của Singapore, Malaysia, và một số tỉnh trong nước (Quảng Ninh, Khánh Hòa) làm bài học kinh nghiệm là phù hợp. Vì vậy, luận án cho rằng để phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ có thể lấy bài học kinh nghiệm của các nước, tỉnh thành trong nước và tập trung xây dựng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo; tăng đầu tư, thực hiện xã hội hóa cho giáo dục-đào tạo và mở rộng, phát triển hệ thống đào tạo nghề; đổi mới nội dung, ... nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cho nhân lực du lịch ở tỉnh Phú thọ đến năm 2030

34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ngày nay du lịch thực sự trở thành một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội hiện đại. Nó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phục hồi và tái tạo sức sản xuất của con người. Ngành du lịch ra đời, phát triển và ngày càng khẳng định vị trí và vai trò cực kì to lớn của mình trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nói chung và thực tiễn về phát triển nhân lực du lịch của một vùng lãnh thổ hay một địa phương nói riêng sẽ mang nhiều ý nghĩa và có giá trị thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch ngày một phát triển theo hướng bền vững hơn.

Trong Chương 1, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhân lực du lịch đã được trình bày một cách cơ bản. Cụ thể: Chương 1 đã nêu rõ được các quan niệm, đặc điểm, vai trò của nhân lực du lịch và phát triển nhân lực du lịch cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực du lịch; từ đó rút ra được

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)