6. Cấu trúc báo cáo
2.3. Đánh giá chung về chất lượng nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Những kết quả đạt được
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các mặt của đời sống sản xuất, xã hội, văn hóa, đặc biệt là Du lịch đều chịu nhiều ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập quốc tế, trong đó, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng sức cạnh tranh cho ngành được quan tâm đặc biệt.
Hiện nay, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung, Phú Thọ nói riêng đã có những bước phát triển nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của ngành.
Trong thời gian qua, Phú Thọ đã huy động được một số nguồn lực đầu tư xây dựng và hình thành hệ thống hạ tầng then chố t trong đó có ha ̣ tầng du li ̣ch, bước đầu hình thành được một số khu, điểm du lịch.
Công tác đào ta ̣o, bồi dưỡng nguồn nhân lực du li ̣ch có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt, các cơ sở đào ta ̣o nguồn nhân lực du li ̣ch trên đi ̣a bàn tỉnh đã đươ ̣c mở rô ̣ng và phát triển các mã ngành đào tạo du lịch.
58
Như đã trình bày ở phần trên khi đánh giá về nguồn nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khóa luận tập trung đánh giá ở ba nội dung trình độ chuyên môn; kiến thức, kỹ năng; thái độ, cụ thể là
Xét về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch một số lĩnh vực chính (doanh nghiệp lưu trú du lịch, đơn vị lữ hành, nhà hàng có phục vụ khách du lịch,hướng dẫn viên du lịch) trên địa bàn tỉnh được tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Đối với nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…): Phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến, ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành. Luôn đặt lợi ích doanh nghiệp gắn với lợi ích cộng đồng; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch và tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch… Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới chương trình đào tạo nhân lực ngành du lịch theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hợp tác quốc tế cần phải được quan tâm đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tận dụng tối đa những lợi thế tự nhiên và nhân văn, đưa du lịch Đất Tổ phát triển nhanh và bền vững.
Riêng đối với hướng dẫn viên du lịch có 100% đã được đào tạo (hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có chứng chỉ mới được hành nghề và đã được cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội Du lịch tỉnh cấp) và hoạt động theo Luật Du lịch. Hầu hết đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ đại học, cao đẳng trở lên nhưng trình độ nghiệp vụ du lịch thì chủ yếu là đào tạo nghề (với tỷ lệ 85,40%), thời gian ngắn hạn, chứng chỉ nghề và còn trình độ chuyên ngành du lịch từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp (với tỷ lệ 14,60%). Lĩnh vực lưu trú là 30,80% (chủ yếu là các vị trí quản lý khách sạn, nhân viên các bộ phận lễ tân, sales/marketing, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng) có trình độ đào chuyên ngành du lịch từ cao đẳng trở lên. Đối với lĩnh vực nhà hàng chỉ có khoảng 20,35% lao động có trình độ cao đẳng trở lên (chủ yếu là cán bộ quản lý,
59
kế toán và bộ phận thu ngân). Lĩnh vực lữ hành là 31,74% (chủ yếu là giám đốc/quản lý và quản lý/giám sát bộ phận điều hành, hướng dẫn viên du lịch)
Về trình độ ngoại ngữ: số nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch (lưu trú, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn viên du lịch) có trình độ ngoại ngữ tăng dần qua các năm. Trong đó, tỷ lệ nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ đã qua đào tạo ngày càng tăng lên năm 2011 mới có 40,33% nhưng đến năm 2019 đã có 67,04% và tỷ lệ nhân lực du lịch chưa được đào tạo trình độ ngoại ngữ giảm xuống từ 59,67% năm 2011 xuống còn khoảng 32,96% năm 2019. Từ kết quả này cho thấy chất lượng nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năm 2019 đã được nâng cao về trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ được đào tạo chủ yếu là tiếng Anh chiếm tỷ lệ với 53,96%, tiếp sau đó là một số thứ tiếng khác 13,08% (trong đó, tiếng Trung là 6,50%, còn các thứ tiếng Hàn, Nhật, Pháp, tiếng Nga, Đức, Thái Lan… chiếm 6,29%). Nhìn chung, nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch có trình độ ngoại chủ yếu là chứng chỉ A, B, C, còn trình độ đại học, cao đẳng và chứng chỉ quốc tế chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số nhân lực hiện có của cả ba lĩnh vực.
Xét về kiến thức, kỹ năng của nhân lực du lịch
Về kiến thức: hầu hết người lao động ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dần dần đáp ứng được yêu cầu của nghề du lịch. Đặc biệt, khi được hỏi các kiến thức về kinh tế - xã hội, về văn hóa ẩm thực, về khả năng sử dụng công nghệ thông tin của người lao động trong các doanh nghiệp du lịch ở trên địa bàn tỉnh thì hơn 75% ý kiến cho rằng mức độ đáp ứng đạt từ trung bình, khá, tốt còn khoảng 25% ý kiến đang ở mức độ là yếu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, những con người đang hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh đã xem mình như là một đại sứ giới thiệu, lưu giữ giá trị về cái hay nét đẹp, lịch sử, văn hóa của các điểm du lịch với sự thân thiện, lòng tự hào dân tộc, luôn luôn mở lòng chào đón du khách thập phương về với vùng đất Tổ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
60
Kỹ năng của nhân lực du lịch: ngoài tính chuyên nghiệp của lao động trong việc thực hiện các công việc được giao thì kỹ năng mềm rất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ theo từng vị trí công việc của ngành du lịch. Hầu hết các kỹ năng mềm của nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đáp ứng được yêu cầu tương đối cao theo bốn mức độ đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu. Nhân lực du lịch ở tỉnh Phú Thọ đã dần dần có ý thức học hỏi, tự hoàn thiện bản thân thông qua các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng yêu ngày càng cao của khách hàng, đảm bảo chất lượng phục vụ, các loại hàng hóa dịch vụ du lịch cũng được tăng lên nên đã và đang thu hút được lượng khách du lịch lớn trong nước, quốc tế đến với Phú Thọ, đặc biệt vào những dịp lễ lớn và trọng đại như: Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
Thái độ của nhân lực du lịch
Thái độ (hành vi và nhận thức) của nhân lực du lịch của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể từ tác phong, kỷ luật lao động; mức độ tận tụy đối với công việc; khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc. Ở ba lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành (hướng dẫn viên) cho thấy, nhân lực đã có ý thức về tác phong, kỷ luật lao động của mình đảm bảo tính chuyên nghiệp của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, số lao động cho rằng họ thực hiện khá, tốt các tiêu chí về tác phong, kỷ luật lao động như ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của họ là 38,56%; có tinh thần học hỏi nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp khá tốt (39,26%); biết tuân thủ và quý trọng thời gian (45,27%); tác phong nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc (45,27% ); sự ân cần, gần gũi, chu đáo, tôn trọng khách 45,27%. Tuy nhiên, có một bộ phận nhân lực du lịch của một số doanh nghiệp du lịch làm việc còn tùy tiện, tâm lý ỷ lại, thiếu sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc, với tỷ lệ 24 - 33% ý kiến được trả lời vẫn ở mức độ yếu, và ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động vẫn đang là điểm yếu nhất chiếm tỷ lệ 33,03% là mức độ yếu.
Nhìn chung, nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã được tăng lên cả về thể lực và trí lực, đặc biệt là
61
trình độ chuyên nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng và thái độ dần dần được cải thiện đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với nhu cầu của từng vị trí công việc của doanh nghiệp du lịch ở trên địa bàn tỉnh.