Lý do xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng mạng noron nhân tạo nhận dạng tham số động cơ dị bộ rotor lông sóc (Trang 66 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Lý do xây dựng mô hình

Để xây dựng, thiết kế bộ điều khiển cần phải có mô hình mô tả đối tượng điều khiển. Xuất phát điểm để xây dựng mô hình toán học cho động cơ KĐB rotor lồng sóc là mô hình đơn giản của động cơ như hình 3.7.

Hình 3.7. Mô hình đơn giản của động cơ KĐB ba pha rotor lồng sóc

Mô hình toán học thu được cần phải thể hiện rõ đặc tính thời gian của đối tượng điều chỉnh, phục vụ cho việc xây dựng các thuật toán điều chỉnh. Điều đó dẫn đến các điều kiện được giả thiết trong khi lập mô hình. Các điều kiện đó một mặt đơn giản hóa mô hình có lợi cho việc thiết kế, mặt khác chúng gây nên sai lệch nhất định, sai lệch trong phạm vi cho phép giữa đối tượng và mô hình.

Về phương diện động, động cơ KĐB rotor lồng sóc được mô tả bởi hệ phương trình vi phân bậc cao. Vì cấu trúc của các cuộn dây phức tạp về mặt

không gian, vì các mạch từ móc vòng, một số điều kiện được chấp nhận khi mô hình hóa động cơ:

- Các cuộn dây stator được bố trí một cách đối xứng về mặt không gian. - Các tổn hao sắt từ và sự bão hòa từ có thể bỏ qua.

- Dòng từ hóa và từ trường phân bố hình sin trên bề mặt khe từ. - Các giá trị điện trở và điện cảm được coi là không đổi.

Trục chuẩn của mọi quan sát được quy ước là trục đi qua tâm cuộn dây pha u. Ta sẽ sử dụng các mô hình trong không gian trạng thái để mô tả động cơ [1].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng mạng noron nhân tạo nhận dạng tham số động cơ dị bộ rotor lông sóc (Trang 66 - 67)