Những chính sách của triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 26 - 35)

1.3.1 .Quá trình thiết lập nhà Nguyễn

1.3.2. Những chính sách của triều Nguyễn

Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã bắt tay vào việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế. Các vua nhà Nguyễn đã cố gắng xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền vững mạnh và xét trên thực tế mô hình phát triển truyền thồng của Việt Nam đã thực sự đạt tới đỉnh cao của nó.

*Về chính trị

Sau khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã đổi tên nước thành Việt Nam, chia đất nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, đây là thời kỳ cương vực lãnh thổ được thống nhất và mở rộng.Lãnh thổ nước ta dưới thời kỳ nhà Nguyễn tương đối giống với lãnh thổ nước ta hiện nay.Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố nhằm xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế. Đứng đầu nhà nước là vua có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của đất nước, đồng thời cũng là thủ lĩnh quân đội. Nhà vua có quyền quyết định việc tổ chức, động viên, xây dựng và huấn luyện quân đội, bố trí lực lượng phòng thủ. Giúp việc cho vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu các bộ là các thượng thư giúp việc cho họ là các tả hữu thị lang, tả hữu tham tri.

Bộ máy chính quyền trung ương chia thành các cấp: tỉnh, phủ, huyện, châu. Đứng đầu tỉnh là các chức tổng đốc hoặc tuần phủ, giúp việc có các bồ chánh, án sát, lãnh binh. Đứng đầu phủ là tri phủ, huyện là tri huyện, châu là tri châu. Bộ máy hành chính thấp nhất là tổng, xã. Việc sắp xếp lại các đơn vị hành chínhnhư

vậy, nhà Nguyễn đã hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính quyền được tổ chức, xây dựng chặt chẽ theo khuynh hướng giảm bớt quyền lực của quan lại địa phương tập trung quyền lực vào tay nhà vua. Trong lịch sử dân tộc ta chưa có triều đại nào quyền lực lại tập trung cao độ vào tay nhà vua như vậy. Đặc biệt từ thời Minh Mệnh còn đặt ra lệnh “tứ bất” nghĩa là: không đặt tể tướng, không lấy đỗ trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoại tộc, nhằm ngăn cản việc lấn át quyền hành đối với nhà vua.Nhìn chung bộ máy nhà nước dưới thời Nguyễn ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Nguyên tắc bao trùm, chi phối trong tổ chức và hoạt động là tập trung thống nhất quyền lực vào tay một người - nhà vua, tăng cường sự quản lý giám sát của nhà nước trung ương đối với tất cả các địa phương, quan lại các cấp. Với bộ máy chính quyền như vậy nhà Nguyễn ngày càng tập trungquyền lực vào trong tay dòng họ mình và xa dời nhân dân.

Để xây dựng được chính quyền nhà nước chuyên chế như vậy, triều Nguyễn đãrất quan tâm đến việc xây dựng luật pháp. Năm 1815 vua Gia Long cho ban hành bộ luật Gia Long gồm 398 điều, chia làm 22 quyển. Nội dung chính của bộ luật bao gồm các phần Danh lệ, Lại luật, Hộ luật, Lễ luật, Binh luật, Hình luật, Công luật, Tỷ dẫn luật.Các điều khoản của bộ luật được chia làm 6 loại, tương ứng với việc phân chia công việc của triều đình cho 6 bộ phụ trách. Cấu trúc của bộ luật Gia Long giống cấu trúc bộ luật Hồng Đức. Tuy nhiên, nội dung bộ luật này về cơ bản sao chép bộ luật nhà Thanh.Nhìn chung, bộ luật Gia Long nói riêng và pháp luật thời Nguyễn nói chung thể hiện sâu sắc ý đồ bảo vệ quyền hành của nhà vua và đề cao địa vị của quan lại, gia trưởng, trừng trị tàn bạo dã man những người chống đối chế độ. Trong 398 điều của bộ luật Gia Long có tới 166 điều về hình luật, bộ luật có điều quy định “Phàm kẻmưu phản và đại nghịch những kẻ cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều lăng trì xử tử (nóc thịt, phanh thây, tùng xẻo). Ông, cha, con, cháu trai, anh, em trai và những người ở cùng một nhà của kẻ chính phạm từ 16 tuổi trở lên bất luận bị đốc tật, tàn phế đều chém”.[9, 135].

Như vậy, cả luật và lệ dưới triều Nguyễn được xây dựng và ban hành chỉ nhằm củng cố, bảo vệ chế độ chuyên chế dòng họ Nguyễn và tăng cường đàn áp nhân dân. Chính vì tư tưởng đó của nhà Nguyễn đã làm tổn hại yếu tố đoàn kết thống nhất dân tộc, hạn chế sự phát triển mọi mặt của đất nước.

Trong vấn đề quan lại triều đình quy định quan lại các cấp đều được lương bổng bằng tiền và gạo. Nhà nước rất quan tâm đến chế độ lương bổng cho quan lại ban hành chính sách quân điền để cấp phát ruộng đất. Theo đó các vương tôn, quý tộc được 18 phần, các quan chánh nhất phẩm được 15 phần, chánh nhị phẩm được 14 phần và chánh tam phẩm được 13 phần, chánh tứ phẩm được 12 phần, chánh ngũ phẩm được 11 phần, chánh lục phẩm 10 phần, chánh thất phẩm được 9 phần, chánh bát phẩm được 8,5 phần, chánh cửu phẩm được 8 phần. Binh lính, cấm binh được 9 phần, tinh binh, biền binh được cấp 8 phần. Binh lính còn được nhà nước cấp thêm ruộng đất ở làng xã, mỗi người từ 7 sào đến 1 mẫu gọi là lương điền. Nhờ vậy, tầng lớp vương tôn, quý tộc ngày càng giàu có đời sống sung túc. Mặc dù, được triều đình ban phát lương bổng, cấp cho rất nhiều ruộng đất nhưng quan lại vẫn thường xuyên bóc lột, áp bức nhân dân. Chúng lợi dụng mọi cơ hội để vơ vét của nhân dân như thu thuế, xử án, bắt lính, đắp đê, làm đường.

Đây chính là nguyên nhân làm cho xã hội thường xuyên mất ổn định, phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi. Triều đình dung túng cho quan lại hoành hành, các bộ phận quan lại cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân làm cho trật tự xã hội ngày càng bất ổn. Các bộ phận quan lại ngày càng cấu kết với nhau rất chặt chẽ, ra sức áp bức bóc lột nhân dân.

Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn chia thành hai giai cấp rất rõ ràng: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị gồm vua, quan, quý tộc trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương và các địa chủ ở các làng xã, các thổ tù ở các vùng dân tộc thiểu số. Giai cấp bị trị gồm có nông dân, thợ thủ công, thương nhân, dân nghèo thành thị, nô tỳ. Mối quan hệ giữa hai bộ phận này là mối quan hệ giữa người bóc lột và người bị bóc lột.

Đời sống giai cấp bị trị vô cùng cực khổ, người nông dân vừa thiếu ruộng đất cày cấy vừa phải gánh chịu nhiều thứ thuế vô lý. Trước thực trạng đó triều đình đã ban hành một số chính sách như: khai khẩn đất hoang, lập đồn điền, phục hóa đất đai nhưng cũng không mang lại hiệu quả. Tình trạng thiên tai, vỡ đê, mất mùa, hạn hán quanh năm cộng thêm nạn tham ô bóc lột của quan lại làm cho đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Nhiều người nông dân không sống nổi ở các làng xã phải bỏ đi xiêu tán khắp nơi. Như ở Khoái Châu (Hưng Yên) có tới 18 năm liên tục vỡ đê làm cho nhân dân phải phiêu tán đi xin ăn khắp nơi, đến mức trong nhân dân còn tương truyền câu ca: “Oai oái như phủ Khoái xin cơm”. Trước thực trạng đói khổ của nhân dân thì triều đình lại lãng phí tiền bạc vào việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện,lăng tẩm. Làm cho lòng dân

vô cùng căm phẫn, oán than khắp nơi: “Con ơi nhớ lấy câu này. Cướp đêm là

giặc, cướp ngày là quan” hay “Vạn Niên là Vạn Niên nào. Thành xây xương

lính, hào đào máu dân” [11,19].

Thực trạng chấp chiếm, tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ ngày càng nghiêm trọng, quan lại do được triều đình dung túng lại nắm trong tay quyền binh nên chúng ngày càngáp bức nhân dân rất dã man nhiều chính sách tô thuế vô lý đã được ban hành cộng với tình trạng thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra làm cho nông dân vô cùng căm phẫn. Không chỉ có nông dân mà đời sống của các tầng lớp lao động khác cũng rất khó khăn, thợ thủ công, người dân tộc thiểu số cũng phải gánh chịu nhiều thứ thuế vô lý, hà khắc đời sống cũng rất cực khổ. Cuộc sống cực khổ, đói rách cùng đường nênhọ thường xuyên nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền. Có nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy của nhân dân như: khởi nghĩa Cao Bá Quát, Phan Bá Vành, Nông Văn Vân…

Qua đây ta có thể thấy, chưa có một triều đại nào trong lịch sử dân tộc lại nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa và nổ ra rất sớm ngay từ khi mới thành lập triều đại như triều Nguyễn. Chính những khó khăn này làm cho nhà Nguyễn luôn ở trong tình trạng bất ổn. Triều đình luôn mọi tìm cách để đàn áp đối phó nhân dân, còn nhân dân thì tìm mọi cách để lật đổ, chống đối triều đình.Mặc dù những cuộc khởi nghĩa này đều bị triều đình đàn áp rất dã man nhưng tình trạng đối đầu trên

không vì thế mà giảm sút ngược lại ngày càng nổ ra nhiều hơn. Chính vì vậy, đây là hạn chế rất lớn cho nhà Nguyễn trong việc xây dựng một đất nước thịnh vượng và cả trong vấn đề đoàn kết nhân dân bảo vệ lãnh thổ trước tình trạng ngoại xâm.

Về ngoại giao: Triều Nguyễn đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với các nước láng giềng như: nhà Thanh, Ai Lao, Cao Miên, Xiêm. Năm 1803, Gia Long cử phái đoàn do Lê Quang Định cầm đầu sang nhà Thanh xin cầu phong Vương. Nhà Thanh đồng ý Gia Long đã cùng một số đại thần ra Thăng Long nhận sắc phong. Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập, cứ ba năm một lầnnhà Nguyễn lại cử xứ bộ sang nhà Thanh nhận cống phẩm. Thái độ của vua nhà Nguyễn với nhà Thanh là thần phục mù quáng, muốn dựa vào nhà Thanh để chống ngoại xâm trong khi nhà Thanh vào nửa đầu thế kỷ XIX đã rất lạc hậu và bị các nước phương Tây nhòm ngó, đây là một sai lầm của nhà Nguyễn.

Đối với Ai Lao (Lào) và Cao Miên (Chân Lạp) chính sách của nhà Nguyễn là khẳng định vị thế của nước lớn, bắt hai nước này phải thần phục. Trong những năm cuối thời Minh Mệnh, Chân Lạp chịu sự bảo hộ của nhà Nguyễn.Đối với nước Xiêm, nói chung quan hệ thân thiết, nhưng cũng thất thường, lúc thân thiện, lúc hòa hoãn, có lúc tranh chấp ảnh hưởng đối với Cao Miên.[9, 137]

Đối với các nước phương Tây: nhà Nguyễn thực hiện chính sách “đóng cửa”. Pháp muốn được quan hệ với nhà Nguyễn để thực hiện mục đích buôn bán nhưng nhà Nguyễn kiên quyết khước từ. Đến khi thực dân Pháp thể hiện rõ âm mưu xâm lược nước ta thì Gia Long cũng không có hành động gì. Vì chịu ơn Bá Đa Lộc có công giúp ông lật đổ vương triều Tây Sơn, đưa ông lên ngai vàng nên Gia Long đối xử rất tốt với người Pháp. Tuy nhiên, đến khi Minh Mệnh kế vị thì thái độ của ông vua này với người Pháp có sự thay đổi căn bản, khước từ hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Pháp. Nước Pháp hai lần cho người sang xin đặt lãnh sự quán ở Đại Nam đều bị từ chối. Đặc biệt nhà Nguyễn còn thực hiện chính sách “cấm đạo” giết giáo sĩ, điều này càng làm cho các nước phương Tây có cớ để xâm lược nước ta. Đối với tư bản Anh, các vua nhà Nguyễn ngay từ thời Gia Long đã thực hiện chính sách “đóng cửa” mặc dù các nước này cử các

phái đoàn đến đề nghị được đặt quan hệ buôn bán hay quan hệ ngoại giao. Năm 1804 tư bản Anh đã phái đoàn đến Việt Nam đề nghị Gia Long cho lập thương điếm ở Đà Nẵng nhưng bị từ chối. Năm 1832 đại diện Mỹ đến trình quốc thư và đặt quan hệ ngoại giao cũng bị Minh Mệnh từ chối [9; 138].

Chính sách đối ngoại của các nhà vua Nguyễn đối với các nước Phương Tây là là kiên từ chối mọi quan hệ ngoại giao chính thức.Chính sự “cứng rắn” này đã đẫn đến sai lầm trong đường lối ngoại giao của nhà Nguyễn. Điều này thể hiện tính chất bảo thủ, không thức thời, không nhạy bén trước thời cuộc là một hạn chế trong chính sách đối ngoại thời kỳ nhà Nguyễn.Trước tình hình đất nước ngày càng o ép về mọi mặt, một số sĩ phu, quan lại trong triều đình có tư tưởng tiến bộ đã đề nghị cải cách, canh tân đất nước,mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với các nước phương Tây nhưng triều đình không chấp nhận, thậm chí những người đề nghị cải cách còn bị chỉ trích nặng nề. Chính vì vậy mà đây là duyên cớ để các nước phương Tây tiến hành xâm lược Việt Nam sau này.

Về đời sống văn hóa, tư tưởng tinh thần của người dân mặc dù sống trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong lĩnh vực văn học đạt nhiều thành tựu có rất nhiều tác phẩm văn học ra đời như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm là bản cáo trạng của xã hội đương thời, nói lên nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ở giai đoạn suy tàn. Các thể loại thơ Nôm như lục bát, song thất lục bát rất phổ biến. Văn học dân gian cũng rất phát triển dưới nhiều hình thức như tục ngữ, ca dao, vè… phản ánh về tình trạng xã hội đương thời. Các bài vè phản ánh về chế độ lao dịch hà khắc hay phản ánh về tình trạng đói khát lưu vong của nông dân. Văn học phản ánh sâu sắc cuộc sống tâm tư nguyện vọng của con người.

Ngoài văn học thì nghệ thuật cũng rất phát triển, nghệ thuật kiến trúc nổi trội ở thời kỳ này là khu Cố đô Huế và lăng tẩm của các vua triều Nguyễn. Nghệ thuật sân khấu, ca nhạc phát triển rộng rãi, ở kinh đô Phú Xuân còn có các nhà hát, sàn diễn. Những ngày lễ hội truyền thống đã có thêm hàng loạt câu hát, điệu hò, điệu lý. Mặc dù, cuộc sống vật chất vô cùng cực khổ nhưng đời sống văn

hóa tinh thần lại rất phong phú, đa dạng. Trong giáo dục nhà Nguyễn chú trọng chăm lo đến việc học hành và thi cử, hệ thống trường học được mở trong cả nước để tuyển chọn con cháu quan lại và những người giỏi ở các địa phương cho đất nước. Dưới triều Nguyễn chế độ học hành thi cử được tổ chức khá quy củ, chặt chẽ theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, nhưng về nội dung không có gì thay đổi so với các triều đại trước nên không đạt được nhiều thành tựu.

Nhìn chung, triều Nguyễn đã có những tiến bộ trong việc củng cố chế độ chính trị, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, góp phần đảm bảo, củng cố quốc gia thống nhất. Song những quan điểm tư tưởng của nhà Nguyễn không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì vậy, làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội chủ yếu là nông dân và tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn ngày càng sâu sắc, phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra ác liệt hơn. Đời sống nhân dân cực khổ, mối quan hệ giữa nhân dân và triều đình ngày càng bất ổn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề đoàn kết dân tộc cùng đấu tranh.

*Về quân sự

Sau khi giành được chính quyền triều Nguyễn rất chú ý đến việc củng cố quân đội ngoài lực lượng quân đội có sẵn, triều Nguyễn đã được kế thừa một bộ phân binh lực của triều Tây Sơn. Triều Nguyễn có chăm lo đến xây dựng quân đội, quân đội có năm phủ đô đốc chỉ huy năm quân (trung quân, tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân). Đứng đầu mỗi phủ đô đốc có chức đô thống chưởng phủ sự, tiếp đến là các chức thống chế, chưởng vệ. Năm phủ đô đốc đặt dưới sự

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 26 - 35)