2.3.2 .Đường lối quân sự
2.4. Kết quả của các cuộc kháng chiến xâm lược
Sau thời gian xâm chiến xâm lược nước ta năm 179TCNcuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà do An Dương Vương lãnh đạo đã thất bại.Sở dĩ, thất bại là do những sai lầm của An Dương Vương. Trước đây, chính ông đã đoàn kết nhân dân Âu Việt, Lạc Việt tiến hành cuộc chiến tranh bền bỉ chống lại cuộc xâm lược của nhà Tần - một đế chế hùng mạnh, dẫn tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc. Chính ông đã lãnh đạo nhân dân Âu Lạc xây dựng một kinh thành vững mạnh, chủ động tiến công đánh tan những đạo quân xâm lược hùng mạnh của Triệu Đà trên vùng đồi Tiên Sơn - Vũ Ninh. Thì nay cũng chính ông do không nhận thức được âm mưu đen tối của kẻ thù, ông đã từng bước mắc mưu địch đặc biệt là việc để cho địch phá vỡ khối đại đoàn kết nội bộ, khoét sâu mâu thuẫn Âu- Việt, loại bỏ người hiền tài và bí mật quân sự. Nếu như trước kia đánh quân xâm lược ông dựa vào sức lực toàn dân thì nay ông ỉ nại vào thành cao, hào sâu, vũ khí lợi hại, tách mình ra khỏi nhân dân, tiến hành cuộc chiến tranh đơn phương, lấy phòng thủ là cơ sở cho chiến đấu. Chính vì vậy, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà do ông lãnh đạo đã thất bại, đẩy đất nước rơi vào thảm cảnh 1000 năm Bắc thuộc.
Nói về nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến các sử gia phong kiến
cũng chỉ rõ “An Dương Vương chỉ cậy sức mạnh của nỏ thần, không sang sửa
chính sự có đạo đức, biên giới không đề phòng, quân giặc vào sát cõi mà chưa từng sai một quan tướng, một đạo quân. Đợi đến lúc tới giặc vào tới quốc đô,
vẫn cò muốn giải quyết cơ mưu trong chốc lát, khác nào lửa cháy đến mái nhà vẫn ngồi yên. Mê muội đến thế! Giả sử có thiên tướng thần binh cũng chẳng thể
nào đuổi được huống chi một chiếc móng rùa” [2, 427].
Qua sự thất bại của An Dương đã chứng tỏ một điều rằng dù có thành cao, hào sâu, vũ khí lợi hại đến đâu cũng không mạnh hơn sức mạnh dân tộc. Sức mạnh đó đủ để đánh bại bất kỳ một đạo quân xâm lược nào cho dù chúng lớn và hung hãn đến đâu. Chứng tỏ một điều ta càng không thể chủ quan khinh địch vì mình có vũ khí lợi hại mà chờ giặc đến đánh.
Chỉ sau 6 tháng, do đường lối kháng chiến và chiến thuật sai lầm cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại thảm hại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà Hồ không được lòng dân, không đủ uy tín để huy động và tập hợp lực lượng kháng chiến của toàn dân. Những chính sách cải cách nửa vời, thiếu triệt để của nhà Hồ làm cho chính quyền mới thiếu cơ sở xã hội vững chắc và gặp nhiều khó khăn về mặt đối nội. Các tầng lớp xã hội đều tỏ ra không hài lòng với những cải cách của nhà Hồ nên có thái độ chống đối hoặc không tích cực ủng hộ chính quyền mới. Nông nô và nô tỳ không được giải phóng, đời sống nhân dân không được cải thiện, nên các tầng lớp nhân dân trong xã hội đều bất bình. Khi quân Minh tiến vào xâm lược thì bọn quan lại quý tộc nhà Hồ càng đua nhau đầu hàng giúp quân địch hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược.
Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại không phải do nhân dân ta không đấu tranh chống giặc mà do nhà Hồ không đủ khả năng và uy tín để tổ chức lực lượng chống giặc cứu nước. Chính Hồ Nguyên Trừng cũng từng
nói với Hồ Quý Lý rằng: “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà
thôi” [4; 20].
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng vạch rõ nguyên nhân thất bại
của nhà Hồ như sau: “Gần đây nhân họ Hồ chính sự liên miên/ Khiến trong
nước nhân dân oán bạn/ Quân Minh cường bạo thừa dịp hại dân/ Đảng nguy
gian tà manh tâm bán nước”[4,21].
Mặt khác, về phương diện lãnh đạo kháng chiến nhà Hồ còn phạm nhiều sai lầm về chiến thuật, chiến lược. Quân nhà Minh sang xâm lược là đội quân mạnh
và đông, phần lớn được điều động từ các tỉnh Giang Nam. Với ưu thế về lực lượng quân sự như vậy, quân Minh áp dụng chiến thuật tốc chiến, tốc quyết nhằm nhanh chóng đàn áp quân đội chủ lực của nhà Hồ. Về chiến thuật nhà Minh còn thường xuyên áp dụng chiến thuật tiến công ồ ạt, lại sở trường về công thành và thạo trận đại chiến.
Trước đối tượng kháng chiến mạnh như vậy, nhà Hồ chỉ chủ trương rút lui chiến lược để phòng ngự, chờ khi quân địch mỏi sẽ tổ chức phản công. Đó là chiến lược thích hợp cho đội quân nhỏ chống lại sự xâm lược của nước lớn. Tuy nhiên sai lầm của nhà Hồ là chỉ dựa vào quân đội chủ lực với vũ khí và những tuyến phòng ngự có tính chất trận địa để chống giặc. Do đó, quân địch khi tiến vào nước ta không gặp trở ngại gì đáng kể, không bị tiêu hao lực lượng. Chúng đã tập trung nhanh chóng trước phòng tuyến cố thủ của quân đội nhà Hồ. Với ưu thế về binh lực và sở trường về trận địa và công thành, quân địch đã chọc thủng phòng tuyến cố định và hạ những thành lũy kiên cố của quân đội nhà Hồ. Khi phòng tuyến và thành lũy bị mất, quân đội chủ lực của nhà Hồ đã bị tan rã và thất bại. Về mặt chiến thuật nhà Hồ lại áp dụng trận địa chiến để chống địch ngay cả khi quân địch đang ở thế tiến công ồ ạt và đang tìm quân chủ lực của ta để tiêu diệt. Do đó, từ đầu cuộc kháng chiến nhà Hồ đã gặp những thất bại nặng nề làm cho quân chủ lực bị tiêu hao và tinh thần quân lính sa sút. Những chiến thuật như phục kích, tập kích, vận động chiến... thích hợp nhất với cuộc kháng chiến của nước nhỏ chống lại sự xâm lược của nước lớn lại không được nhà Hồ vận dụng. Chính vì những sai lầm trên mà cuộc kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại. Sự thất bại của nhà Hồ đã đẩy đất nước rơi vào thảm cảnh 20 năm đô hộ của nhà Minh.
Đến năm 1884 cuộc kháng chiến chống ách xâm lược đô hộ của thực dân Pháp đã thất bại. Nguyên nhân thất bại hàng đầu là do nhà Nguyễn không được lòng dân, không biết tập hợp sức mạnh dân cùng kháng chiến. Thứ hai, do đường lối quân sự sai lầm của nhà Nguyễn. Trước một lực lượng mạnh có ưu thế về tàu chiến và đánh trên thủy mà nhà Nguyễn chỉ thực hiện biện pháp đắp lũy phòng thủ. Thậm chí đến khi chúng bố phòng rất mỏng, gặp khó khăn trên
các chiến trường khác là cơ hội để ta phản công đuổi chúng ra khỏi bờ cõi thì triều đình cũng không hề có biện pháp gì để đối phó mà chỉ thực hiện một chủ trương duy nhất là xây thành đắp lũy phòng thủ. Nhà Nguyễn còn không tập hợp nhân dân cùng tham gia đánh giặc, thậm chí còn đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
* Tiểu kết chương 2
Tình hình chính trị như trong kháng chiến khi đối mặt với xâm lược thì các triều đại phải đoàn kết nhân dân, đoàn kết triều đình cùng đánh giặc. Đồng thời phải thực hiện đường lối quân sự chủ động, linh hoạt theo điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ mới có thể giành thắng lợi được. Tuy nhiên thời kỳ Âu Lạc, nhà Hồ, nhà Nguyễn đã không thực hiện được yêu cầu đó.
Về chính trị, vấn đề lớn nhất là không đoàn kết được sức mạnh của toàn dân. Trong quân sự còn nhiều điểm hạn chế như: An Dương Vương chủ quan để Triệu Đà tấn công đến tận thành Cổ Loa mới lo chống đối. Nhà Hồ dựa vào thành quách và trận địa chiến để chống lại quân Minh. Nhà Nguyễn phòng thủ bị động cho nên cuộc kháng chiến đó mặc dù nhân dân đấu tranh rất quyết liệt nhưng vẫn thất bại.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ THỜI ÂU LẠC, NHÀ HỒ VÀ NHÀ NGUYỄNQUA BA CUỘC KHÁNG CHIẾN 3.1 Đặc điểm
3.1.1 Đặc điểm chung
Nhìn chung, cả ba thời kỳ ta có thể thấy về chính trị, quân sự các triều đại đều mang đặc điểm chung đó là sau khi thiết lập triều đại công việc đầu tiên mà các nhà vua thực hiện đó là thiết lập lại bộ máy chính quyền mới và bộ máy chính quyền này sẽ tập trung quyền lực vào tay nhà vua, vua đứng đầu nắm mọi quyền hành trên các lĩnh vực hoạt động của đất nước; đồng thời cũng là người thống nhất quân đội. Nhà vua có quyền quyết định việc tổ chức, động viên, xây dựng, huấn luyện quân đội, bố trí lực lượng phòng thủ. Như thời kỳ Âu Lạc sau khi đánh bại nước Tần, An Dương Vương đã sáp nhập lãnh thổ Âu Việt – Lạc Việt thống nhất thành nhà nước Âu Lạc, thiết lập chế độ chính trị chuyên chế do An Dương Vương nắm toàn quyền lãnh đạo, ban hành chức sắc cho các đại thần.
Thời kỳ nhà Hồ, Hồ Quý Ly cho đặt lại quan chế, sắp xếp hệ thống quan lại ở địa phương, loại bỏ quý tộc nhà Trần ra khỏi bộ máy nhà nước, tập trung quyền lực vào tay mình. Hay ở thời kỳ của nhà Nguyễn sau khi đánh bại được vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua cũng thiết lập chế độ chính trị mới và chế độ này cũng giống như chế độ thời An Dương Vương và nhà Hồ đó là quyền lực thì được tập trung tối cao vào tay nhà vua, nhà nước đứng đầu là vua, nắm toàn quyền quyết định mọi công việc của đất nước.
Bên cạnh việc củng cố chính quyền chuyên chế các triều đại cũng ban hành những chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, để ổn định tình hình đất nước. Về kinh tế hầu hết các nhà vua đều ban hành những chính sách phát triển kinh tế ổn định đất nước, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.
Về quân sự, các nhà vua đều ý thức được việc nước ta luôn bị các thế lực thù địch dòm ngó xâm lược nên khi mới thiết lập vương triều các nhà vua đều rất quan tâm củng cố quân đội, trang bị vũ khí quân sự, xây dựng hệ thống phòng
ngự vững chắc. Như An Dương Vương khi mới thành lập vương triều ông đã xây dựng thành Cổ Loa, chế tạo nỏ thần, củng cố lực lượng quân đội để bảo vệ đất nước. Hay Hồ Quý Ly ông cũng cho củng cố lại binh quyền, chấn chỉnh quân đội, thải các tướng sĩ bất tài thay bằng các tướng khỏe mạnh, am tường võ nghệ. Nhà Nguyễn cũng vậy khi thiết lập được vương triều, Gia Long vị vua đầu tiên của triều đình cũng quan tâm đến việc củng cố, tổ chức lại quân đội, sắm sửa trang bị vũ khí cho quân sĩ. Dù là cách tổ chức, củng cố quân đội của các triều đại có khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là mục đích thực hiện nhằm hướng tới việc bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm. Các nhà vua đều ý thức được việc giặc ngoại xâm là điều nguy hiểm nhất và chúng luôn thường trực chờ cơ hội để xâm chiếm ta. Chính vì thế mà các nhà vua rất quan tâm đến việc xây dựng củng cố quân đội.
Mặc dù, các nhà vua đều rất quan tâm đến việc củng cố vương quyền, ổn định quân đội nhưng khi kháng chiến bùng nổ thì tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Sở dĩ như vậy,vì những chính sách mà các nhà vua này ban hành thì đều nhằm mục đích bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, chính sách kinh tế cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là thu thuế. Người nông dân không chưa thực sự tự do, đời sống vẫn cực khổ, xa dời dân chúng. Họ đánh bại một chính quyền yếu kém, áp bức bóc lột nhân dân thì lại lập nên một chính quyền cũng tương tự như vậy chỉ khác nhau về người lãnh đạo, tên triều đại. Nên khi kháng chiến bùng nổ họ đã không tập hợp được nhân dân tham gia kháng chiến.
Do càng vào giai đoạn cuối của triều đại các vị vua đều xa rời dân chúng, không thực hiện đúng đường lối kháng chiến.Vì thế, khi đất nước bị ngoại xâm họ đã không đoàn kết được nhân dân cùng tham gia đấu tranh. Trong quá trình kháng chiến cũng không biết kết hợp với nhân dân để cùng kháng chiến. Chính vì vậy, các cuộc kháng chiến của các triều đại này đều thất bại. Đất nước lại tiếp tục lâm vào con đường nô lệ, chịu sự áp bức bó lột của các chính quyền thực dân phong kiến.
* Thời kỳ An Dương Vương
Mặc dù, có điểm chung với các thời kỳ nhà Hồ, thời kỳ nhà Nguyễn. Nhưng do đất nước Âu Lạc được thành lập trên cơ sở đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm nên có nhiều điểm khác so với hai thời kỳ còn lại.Cuộc kháng chiến chống Tần do An Dương Vương lãnh đạo giành thắng lợi, đất nước thống nhất ông được phong làm vua. Sau khi, lên nắm chính quyền việc đầu tiên mà An Dương Vương làm đó là đổi tên nước ta từ Văn Lang thành Âu Lạc. Điều này nó phản ánh sự hợp nhất chặt chẽ giữa hai thành phần dân tộc là Âu Việt và Lạc Việt. Đất nước Âu Lạc là một thể thống nhất Việt tộc, thống nhất dân tộc, thống nhất
quốc gia cao hơn Văn Lang. Nó phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất
cao hơn trước, đồng thời phản ánh một nhu cầu chống giặc ngoại xâm bức thiết hơn trước.
Sau đó, ông dời đô từ miền trung du Việt Trì (Phú Thọ) về miền đồng bằng ngã ba sông Đuống- sông Hồng, cho xây dựng thành Cổ Loa làm kinh đô. Việc dời đô này ghi dấu sự phát triển của nền kinh tế đồng bằng, cả về mật độ dân số, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, phản ánh địa vị ưu thắng của miền châu thổ so với miền trung du. Sự thành lập nước Âu Lạc là bước phát triển kế tục nước Văn Lang [5,56].
Do nhận thức được các thế lực thù địch sẽ không dễ dàng từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta như vậy, nên An Dương Vương đã tập trung vào việc củng cố quân đội, quốc phòng toàn dân. Ông cho xây dựng thành Cổ Loa để chặn đánh địch đề phòng khi quân địch tấn công. Việc xây thành Cổ Loa thể hiện quyết tâm giữ nước, tài mưu lược của Thục Phán An Dương Vương và các tướng lĩnh của ông. Xây dựng thành Cổ Loa, An Dương Vương đã tích hợp được tinh hoa tài đánh bộ, tài đánh thủy của mọi thành phần Việt tộc quen ở cao hay quen ở nước. Nhờ cấu trúc cách bố trí này mà quân thù ẩn lấp bất cứ chỗ nào cũng bị phát hiện và bị bắn tên. Thành Cổ Loa đã thể hiện nghệ thuật quân sự tài giỏi của quân dân Âu Lạc. Là một kinh đô, một quân trấn, một hệ thống phòng thủ vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu, thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm của tổ tiên ta.Thành Cổ Loa là một công trình lao động đồ sộ, biểu thị sự cố kết cộng đồng,
khẳng định vị thế của đất nước, gắn với những chiến công giữ nước đầu tiên, khởi đầu cho kỹ thuật xây thành và nghệ thuật sử dụng thành trong lịch sử quân sự nước ta.
Dưới thời An Dương Vương ông cũng rất chăm lo đến việc củng cố quốc phòng, sắm sửa vũ khí. Vũ khí thời kỳ này khá phong phú và đa dạng với các loại vũ khi đánh xa (cung tên, nỏ, lao), vũ khí đánh gần (giáo, rìu, dao găm, qua kiếm...),vũ khí phòng hộ (hộ tâm phiến, khiên mộc...). Đặc biệt là “nỏ thần” công dụng rất lợi hại, các thư tịch Trung Quốc đã phóng đại về khả năng của nỏ “Mỗi phát giết được ba trăm người” [2; 420].
Ngoài vũ khí quân đội còn các phương tiện cơ động, thông tin liên lạc, chỉ huy đến đồ dùng cá nhân như mũ, nón, giầy dép, áo quần...Nhờ số vũ khí này