2.3.2 .Đường lối quân sự
3.1 Đặc điểm
3.1.2. Đặc điểm riêng
* Thời kỳ An Dương Vương
Mặc dù, có điểm chung với các thời kỳ nhà Hồ, thời kỳ nhà Nguyễn. Nhưng do đất nước Âu Lạc được thành lập trên cơ sở đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm nên có nhiều điểm khác so với hai thời kỳ còn lại.Cuộc kháng chiến chống Tần do An Dương Vương lãnh đạo giành thắng lợi, đất nước thống nhất ông được phong làm vua. Sau khi, lên nắm chính quyền việc đầu tiên mà An Dương Vương làm đó là đổi tên nước ta từ Văn Lang thành Âu Lạc. Điều này nó phản ánh sự hợp nhất chặt chẽ giữa hai thành phần dân tộc là Âu Việt và Lạc Việt. Đất nước Âu Lạc là một thể thống nhất Việt tộc, thống nhất dân tộc, thống nhất
quốc gia cao hơn Văn Lang. Nó phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất
cao hơn trước, đồng thời phản ánh một nhu cầu chống giặc ngoại xâm bức thiết hơn trước.
Sau đó, ông dời đô từ miền trung du Việt Trì (Phú Thọ) về miền đồng bằng ngã ba sông Đuống- sông Hồng, cho xây dựng thành Cổ Loa làm kinh đô. Việc dời đô này ghi dấu sự phát triển của nền kinh tế đồng bằng, cả về mật độ dân số, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, phản ánh địa vị ưu thắng của miền châu thổ so với miền trung du. Sự thành lập nước Âu Lạc là bước phát triển kế tục nước Văn Lang [5,56].
Do nhận thức được các thế lực thù địch sẽ không dễ dàng từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta như vậy, nên An Dương Vương đã tập trung vào việc củng cố quân đội, quốc phòng toàn dân. Ông cho xây dựng thành Cổ Loa để chặn đánh địch đề phòng khi quân địch tấn công. Việc xây thành Cổ Loa thể hiện quyết tâm giữ nước, tài mưu lược của Thục Phán An Dương Vương và các tướng lĩnh của ông. Xây dựng thành Cổ Loa, An Dương Vương đã tích hợp được tinh hoa tài đánh bộ, tài đánh thủy của mọi thành phần Việt tộc quen ở cao hay quen ở nước. Nhờ cấu trúc cách bố trí này mà quân thù ẩn lấp bất cứ chỗ nào cũng bị phát hiện và bị bắn tên. Thành Cổ Loa đã thể hiện nghệ thuật quân sự tài giỏi của quân dân Âu Lạc. Là một kinh đô, một quân trấn, một hệ thống phòng thủ vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu, thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm của tổ tiên ta.Thành Cổ Loa là một công trình lao động đồ sộ, biểu thị sự cố kết cộng đồng,
khẳng định vị thế của đất nước, gắn với những chiến công giữ nước đầu tiên, khởi đầu cho kỹ thuật xây thành và nghệ thuật sử dụng thành trong lịch sử quân sự nước ta.
Dưới thời An Dương Vương ông cũng rất chăm lo đến việc củng cố quốc phòng, sắm sửa vũ khí. Vũ khí thời kỳ này khá phong phú và đa dạng với các loại vũ khi đánh xa (cung tên, nỏ, lao), vũ khí đánh gần (giáo, rìu, dao găm, qua kiếm...),vũ khí phòng hộ (hộ tâm phiến, khiên mộc...). Đặc biệt là “nỏ thần” công dụng rất lợi hại, các thư tịch Trung Quốc đã phóng đại về khả năng của nỏ “Mỗi phát giết được ba trăm người” [2; 420].
Ngoài vũ khí quân đội còn các phương tiện cơ động, thông tin liên lạc, chỉ huy đến đồ dùng cá nhân như mũ, nón, giầy dép, áo quần...Nhờ số vũ khí này mà đã giúp đỡ nhân dân rất nhiều trong hoạt động sản xuất, chống tác hại của thiên tai, thú giữ. Đặc biệt, vai trò trong việc bảo vệ cho cộng đồng cư dân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Trong cuộc kháng chiến chống Triệu nhờ có vũ khí lợi hại, thành cao, tướng giỏi mà An Dương Vương đã hai lần liên tiếp đánh thắng quân địch khiến chúng phải cầu hòa. Tuy nhiên, vì có thành cao, hào sâu cộng với hai lần liên tiếp đánh thắng quân Triệu nên An Dương Vương tỏ ra chủ quan khinh địch, luôn tỏ ra kiêu ngạo, ngày càng xa rời dân chúng, bạc đãi công thần tin theo lời xu nịnh của con rể. Chính vì vậy, lần ba khi Triệu Đà mang quân sang xâm lược ông đã không tập trung lực lượng kháng chiến mà ung dung ngồi trong thành chờ giặc đến. Cho đến khi quân giặc đến đem nỏ thần ra bắn thì mới biết nỏ đã bị lấy cắp. Lúc này ông mới lo đến việc chạy trốn và dẫn đến cái chết thương tâm của hai cha con. Sự thất bại của An Dương Vương là bài học quý cho các vị vua sau này và cho cả Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền, không được chủ quan khinh địch.
Bên cạnh đó, ông còn chú trọng phát triển kinh tế, tập trung sức vào canh tác nông nghiệp, đưa kỹ thuật trồng lúa nước đạt đến đỉnh cao của thời đại, hình thành phức hợp canh tác: Thủy lợi - cày kim loại - sức kéo trâu bò - cấy trồng hai vụ. Ngoài ra, còn khuyến khích người dân trồng các loại rau củ như bầu bí, đỗ, cà, dưa hấu, nhãn, vải... Nhà nước còn chú ý đến việc đắp đê ngăn chặn lũ
lụt, người dân đã biết lợi dụng địa hình dẫn nước vào ruộng để tưới tiêu. Nhờ việc này mà sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định, lòng dân có cảm phục sự lãnh đạo của An Dương Vương. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu của thời đại về sau An Dương Vương cũng rơi vào lối mòn, xa rời nhân dân, bạc đãi công thần nghe theo những lời xu nịnh của gian thần. Chính vì vậy, nên khi đất nước bị Triệu Đà xâm lược An Dương Vương đã không thể đoàn kết nhân dân cùng chống giặc như giai đoạn chống Tần.
Có thể thấy, ở thời kỳ của nhà nước Âu Lạc đất nước rất phát triển, đời sống nhân dân ổn định, tiềm lực đất nước mạnh có hệ thống quốc phòng bảo vệ kiên cố so với thời kỳ chống Tần mạnh hơn nhiều lần. Tuy nhiên, không được bao lâu khi mà nhà Triệu xâm lược nước ta dù tiềm lực của nhà Triệu yếu hơn nước ta nhưng cuộc kháng chiến chống Triệu Đà vẫn thất bại. Điều này thể hiện vai trò lãnh đạo của người đứng đầu. Cùng một con người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến nhưng nếu như trong cuộc kháng chiến chống Tần trước một thế lực mạnh hơn ta gấp nhiều lần An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi thì nay vẫn do ông lãnh đạo, đất nước ta có tiềm lực mạnh hơn, kẻ thù yếu hơn thì cuộc kháng chiến lại thất bại. Điều này cho thấy sự lãnh đạo sai lầm của An Dương Vương, thay vì tiến hành cuộc chiến tranh du kích vận động toàn dân tham gia kháng chiến như giai đoạn trước thì nay ông đã tự giam mình phòng thủ trong một tòa thành kiên cố, dựa vào vũ khí tối tân để chống lại kẻ thù. Thể hiện sai lầm lớn của An Dương Vương trong lãnh đạo đất nước mặc dù đường lối vận hành đất nước của ông đúng nhưng khi vào trong cuộc kháng chiến thì ông lại chưa thực hiện đúng chủ trương.
Sự thất bại của An Dương là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói rằng, không phải cứ thành cao hào sâu, vũ khí lợi hại thì sẽ thắng địch mà đó chính là sức mạnh của con người, chỉ cần có tướng giỏi biết địch biết ta, quân sĩ nhân dân đồng lòng thì giặc có mạnh đến mấy cũng sẽ đánh bại và lịch sử đấu tranh của dân tộc đã chứng minh điều đó - nó thể hiện rất rõ ràng trong hai cuộc kháng chiến, chống Pháp và chống Mỹ. Thất bại của An Dương Vương là một bài học
quý cho thế hệ sau nhìn vào đó mà tránh, lấy đó làm gương để biết mà củng cố đất nước mình.
*Thời kỳ nhà Hồ
Khi lên nắm chính quyền việc đầu tiên mà Hồ Quý Ly thực hiện đó là tiến hành cải cách toàn bộ đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Ông nhận thấy những hạn chế yếu kém trong sự lãnh đạo của nhà Trần, chính vì vậy ông rất quan tâm đến việc cải cách đất nước.
Trong lĩnh vực chính trị ông củng cố lại bộ máy chính quyền, loại bỏ dần tầng lớp quý tộc Trần ra khỏi bộ máy Nhà nước.Về tài chính ông cho ban hành tiền giấy bạc đây là lần đầu tiên tiền giấy được phát hành trên nước ta. Hồ Quý Ly cũng rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục tổ chức thi cử tuyển chọn người tài. Việc Hồ Quý Ly tiến hành cải cách nhằm mục tiêu củng cố và tăng cường chế độ quân chủ tập quyền, giải quyết các mâu thuẫn kinh tế- xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu do cuộc khủng hoảng đặt ra. Qua những chính sách cải cách này, Hồ Quý Ly tỏ ra là người tham vọng và táo bạo.Chứng tỏ Hồ Quý Ly đã nhìn thấy những nguyên nhân sâu sa của cuộc khủng hoảng cuối thời Trần. Ông đảm nhận vai trò người khởi xướng và tổ chức, lãnh đạo công cuộc cải cách để thực hiện mục tiêu, định hướng đề ra. Có thể khẳng định Hồ Quý Ly là người mở đầu giai đoạn cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Về định hướng, mục tiêu và kết quả của công cuộc cải cách ta thấy ông đã loại bỏ được tầng lớp quý tộc Trần ra khỏi bộ máy nhà nước, ngày càng bổ sung được bộ máy quan lại - nho sĩ mới vào chính quyền, bộ máy hành chính và quan lại từ trung ương đến địa phương được chấn chỉnh làm cho việc cai trị mang tính pháp chế cao hơn. Do đó, đã có tác dụng chuyển đổi từ chế độ quân chủ quý tộc sang chế độ quân chủ quan liêu.
Tuy nhiên, ông vốn là một đại quý tộc nên ông có nhiều quyền lợi gắn với điền trang thái ấp và chế độ nông nô, nô tỳ, nên không thể hoàn toàn từ bỏ lập trường của tầng lớp quý tộc suy đồi để chuyển hẳn sang lập trường tiến bộ hơn của tầng lớp địa chủ tiến bộ hơn. Cuộc xâm lược của nhà Minh làm cho những
chính sách cải cách đã bị bỏ dở, nhưng nó đã được hoàn thiện và củng cố dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Do hoàn cảnh xã hội và địa vị giai cấp nên những chính sách cải cách của nhà Hồ có tính chất nửa vời, thiếu triệt để. Hồ Quý Ly chỉ đả kích vào tầng lớp quý tộc bằng cách hạn chế bớt kinh tế điền trang thái ấp và sự bóc lột nông nô, nô tỳ, nhưng không dám xóa bỏ tầng lớp quý tộc với những biện pháp thủ tiêu điền trang thái ấp và giải phóng nông nô, nô tỳ. Những cải cách của nhà Hồ vì thế có mặt tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, chưa giải quyết được những mâu thuẫn về kinh tế - xã hội đang đề ra gay gắt lúc bấy giờ. Một số chính sách như hạn điền, hạn nô, tiền giấy chưa thực sự hiệu quả. Hạn chế số lượng ruộng đất của thứ dân và quan lại, sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, không phù hợp với xu thế đương thời.
Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội vừa phải đối phó với nạn ngoại xâm đang đến gần và sự chống đối quyết liệt của nhân dân. Những hạn chế trong công cuộc cải cách đã tác động xấu đến khả năng thu phục nhân tâm và khả năng đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ. Cùng với những chính sách sai lầm trong tổ chức, chỉ đạo chiến tranh, không tổ chức và thực hiện cuộc chiến tranh toàn dân. Bởi vậy, chỉ sau nửa năm thực hiện chiến tranh chống quân Minh xâm lược, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã thất bại thảm hại, kéo theo sự sụp đổ của nhà Hồ và công cuộc cải cách dang dở của Hồ Quý Ly.
* Triều Nguyễn
Sau khi thiết lập vương triều, Nguyễn Ánh đã tiến hành củng cố chế độ phong kiến tập quyền, xây dựng bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, sắp xếp lại các đơn vị hành chính ở các địa phương gồm tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng, xã. Hệ thống chính quyền được tổ chức, xây dựng chặt chẽ theo khuynh hướng giảm bớt quyền lực quan lại địa phương tập trung quyền lực vào tay vua. Trong lịch sử dân tộc chưa có triều đại nào quyền lực lại tập trung cao độ vào tay nhà vua như nhà nước quân chủ thời Nguyễn.
Đất nước thống nhất từ Nam Quan đến Cà Mau, chia ra gồm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc, lãnh thổ của nhà Nguyễn tương đối giống với lãnh thổ của nước ta ngày nay. Đây là một công lao của nhà Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ đất nước xuống phía Nam. Ban hành nhiều chính sách để củng cố chế độ phong kiến tập quyền đặc biệt là những chính sách về luật pháp vô cùng hà khắc. Để củng cố, xây dựng chính quyền của nhà nước quân chủ chuyên chế, triều Nguyễn cho ban hành bộ luật Gia Long. Điểm này hoàn toàn khác với thời kỳ An Dương Vương và nhà Hồ, nhà Nguyễn đã có ý thức trong việc dùng pháp luật để cai trị đất nước. Tuy nhiên, bộ luật này lại mang tính chất cực đoan chuyên chế, nó trừng trị dã man đối với người dân và bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, dù nhà Nguyễn khẳng định bộ luật này được xây dựng trên cơ sở học tập bộ luật Hồng Đức nhưng nó đã loại bỏ tất cả những điểm tích cực của bộ luật Hồng Đức trước đó và được sao chép y như bộ luật nhà Thanh.
Như vậy, cả luật lệ dưới triều Nguyễn được xây dựng và ban hành chỉ nhằm củng cố, bảo vệ chế độ chuyên chế dòng họ nhà Nguyễn và tăng cường đàn áp nhân dân nổi dậy. Tư tưởng này của nhà Nguyễn đã ảnh hưởng đến yếu tố đoàn kết thống nhất dân tộc, hạn chế sự phát triển mọi mặt của đất nước, trong đó có hạn chế cả tư tưởng quân sự và sức mạnh của dân tộc.
Về kinh tế, sau khi thiết lập vương triều, triều Nguyễn bắt đầu chú ý đến việc phát triển kinh tế. Nhưng cơ sở kinh tế sau nhiều năm xung đột quân sự ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài vốn đã nghèo nàn, lạc hậu vẫn chưa được nhà Nguyễn chăm lo xây dựng phát triển, mà còn bị hạn chế, thậm chí thụt lùi hơn so với các triều đại trước đây. Dưới triều Nguyễn, mọi thành quả kinh tế mà nhân dân đạt được ở triều Tây Sơn đều bị tước đoạt. Chính quyền nhà Nguyễn chỉ chăm lo khôi phục, củng cố quyền lợi giai cấp địa chủ, tăng cường áp bức, bóc lột bằng các chế độ tô thuế, lao dịch... đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân. Ra sức ngăn chặn quá trình tư hữu hóa về ruộng đất và cố gắng bảo vệ chế độ công điền. Ban hành chính sách quân điền nhằm tạo ra một bệ đỡ vững chắc cho chế độ phong kiến tập quyền. Tuy nhiên, dưới triều Nguyễn chính sách
quân điền không mang lại hiệu quả cao do ruộng đất bị địa chủ tập trung trong tay địa chủ nhiều.
Nhà Nguyễn ngay từ khi mới thành lập đã tỏ ra yếu kém hơn hẳn các triều đại khác. Nửa đầu thế kỷ XIX kinh tế nông nghiệp nước ta không phát triển và ngày càng sa sút. Đời sống nhân dân khổ cực, nhà Nguyễn không đủ ngân sách để sửa chữa đê điều làm cho tình trạng nhân dân phiêu tán xảy ra khắp nơi như ở Khoái Châu (Hưng Yên) đã có tới 18 năm liên tiếp vỡ đê, nhân dân bỏ làng đi xin ăn khắp nơi đến mức trong nhân dân còn tương truyền câu ca: Oai oái như phủ Khoái xin cơm.
Ngoài ra nhà Nguyễn còn ban hành chính sách thuế khóa nặng nề, bắt nhân dân chịu nhiều thứ thuế vô lý. Chính vì thực trạng này làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra khắp nơi. Triều Nguyễn chỉ chăm lo khôi phục quyền lợi dòng họ, tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân, không quan tâm đến đời sống