Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 53 - 54)

2.3.2 .Đường lối quân sự

3.1 Đặc điểm

3.1.1 Đặc điểm chung

Nhìn chung, cả ba thời kỳ ta có thể thấy về chính trị, quân sự các triều đại đều mang đặc điểm chung đó là sau khi thiết lập triều đại công việc đầu tiên mà các nhà vua thực hiện đó là thiết lập lại bộ máy chính quyền mới và bộ máy chính quyền này sẽ tập trung quyền lực vào tay nhà vua, vua đứng đầu nắm mọi quyền hành trên các lĩnh vực hoạt động của đất nước; đồng thời cũng là người thống nhất quân đội. Nhà vua có quyền quyết định việc tổ chức, động viên, xây dựng, huấn luyện quân đội, bố trí lực lượng phòng thủ. Như thời kỳ Âu Lạc sau khi đánh bại nước Tần, An Dương Vương đã sáp nhập lãnh thổ Âu Việt – Lạc Việt thống nhất thành nhà nước Âu Lạc, thiết lập chế độ chính trị chuyên chế do An Dương Vương nắm toàn quyền lãnh đạo, ban hành chức sắc cho các đại thần.

Thời kỳ nhà Hồ, Hồ Quý Ly cho đặt lại quan chế, sắp xếp hệ thống quan lại ở địa phương, loại bỏ quý tộc nhà Trần ra khỏi bộ máy nhà nước, tập trung quyền lực vào tay mình. Hay ở thời kỳ của nhà Nguyễn sau khi đánh bại được vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua cũng thiết lập chế độ chính trị mới và chế độ này cũng giống như chế độ thời An Dương Vương và nhà Hồ đó là quyền lực thì được tập trung tối cao vào tay nhà vua, nhà nước đứng đầu là vua, nắm toàn quyền quyết định mọi công việc của đất nước.

Bên cạnh việc củng cố chính quyền chuyên chế các triều đại cũng ban hành những chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, để ổn định tình hình đất nước. Về kinh tế hầu hết các nhà vua đều ban hành những chính sách phát triển kinh tế ổn định đất nước, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.

Về quân sự, các nhà vua đều ý thức được việc nước ta luôn bị các thế lực thù địch dòm ngó xâm lược nên khi mới thiết lập vương triều các nhà vua đều rất quan tâm củng cố quân đội, trang bị vũ khí quân sự, xây dựng hệ thống phòng

ngự vững chắc. Như An Dương Vương khi mới thành lập vương triều ông đã xây dựng thành Cổ Loa, chế tạo nỏ thần, củng cố lực lượng quân đội để bảo vệ đất nước. Hay Hồ Quý Ly ông cũng cho củng cố lại binh quyền, chấn chỉnh quân đội, thải các tướng sĩ bất tài thay bằng các tướng khỏe mạnh, am tường võ nghệ. Nhà Nguyễn cũng vậy khi thiết lập được vương triều, Gia Long vị vua đầu tiên của triều đình cũng quan tâm đến việc củng cố, tổ chức lại quân đội, sắm sửa trang bị vũ khí cho quân sĩ. Dù là cách tổ chức, củng cố quân đội của các triều đại có khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là mục đích thực hiện nhằm hướng tới việc bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm. Các nhà vua đều ý thức được việc giặc ngoại xâm là điều nguy hiểm nhất và chúng luôn thường trực chờ cơ hội để xâm chiếm ta. Chính vì thế mà các nhà vua rất quan tâm đến việc xây dựng củng cố quân đội.

Mặc dù, các nhà vua đều rất quan tâm đến việc củng cố vương quyền, ổn định quân đội nhưng khi kháng chiến bùng nổ thì tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Sở dĩ như vậy,vì những chính sách mà các nhà vua này ban hành thì đều nhằm mục đích bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, chính sách kinh tế cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là thu thuế. Người nông dân không chưa thực sự tự do, đời sống vẫn cực khổ, xa dời dân chúng. Họ đánh bại một chính quyền yếu kém, áp bức bóc lột nhân dân thì lại lập nên một chính quyền cũng tương tự như vậy chỉ khác nhau về người lãnh đạo, tên triều đại. Nên khi kháng chiến bùng nổ họ đã không tập hợp được nhân dân tham gia kháng chiến.

Do càng vào giai đoạn cuối của triều đại các vị vua đều xa rời dân chúng, không thực hiện đúng đường lối kháng chiến.Vì thế, khi đất nước bị ngoại xâm họ đã không đoàn kết được nhân dân cùng tham gia đấu tranh. Trong quá trình kháng chiến cũng không biết kết hợp với nhân dân để cùng kháng chiến. Chính vì vậy, các cuộc kháng chiến của các triều đại này đều thất bại. Đất nước lại tiếp tục lâm vào con đường nô lệ, chịu sự áp bức bó lột của các chính quyền thực dân phong kiến.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)