Tình hình chính trị

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 39 - 43)

2.2 .Thời kỳ nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh

2.2.1. Tình hình chính trị

Giữa lúc đất nước đang gặp nhiều biến động sâu sắc, nhà Trần suy yếu rồi sụp đổ và nhà Hồ mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn thì nhà Minh đã lợi dụng tiến hành chiến tranh xâm lược.

Nhà Minh là một triều đại phong kiến ở Trung Quốc do Chu Nguyên Chương thành lập năm 1368. Trong buổi đầu thành lập nhà Minh còn lo củng cổ nền độc lập dân tộc, thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường nền trung ương tập quyền. Sau thời gian củng cố phát triển đất nước và tiến hành thăm dò nước ta, tháng 11 năm 1406 nhà Minh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Có thể thấy khi tiến hành xâm lược nước ta nhà Minh đang trong giai đoạn thịnh đạt nhất [4; 18].

Năm 1406, nhà Minh chính thức sang xâm lược nước ta, lúc này tình hình chính trị của trong nước vô cùng rối ren. Cuộc khủng hoảng cuối Trần vẫn chưa được khắc phục, những chính sách thiếu triệt để, nửa vời của Hồ Quý Ly làm cho lòng dân vô cùng căm phẫn, họ không ủng chính quyền của họ Hồ,nên Hồ Quý Ly không thể đoàn kết nhân dân cùng kháng chiến. Điều này thể hiện rất rõ

qua câu nói của Hồ Nguyên Trừng “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không

theo mà thôi” [4; 20].

Câu nói này Hồ Nguyên Trừng đã thể hiện một sự nhận thức của ông về tình hình đất nước, nhận thấy được lòng dân không ủng hộ nhà Hồ và đây sẽ là một khó khăn của họ Hồ trong việc đoàn kết nhân dân cùng đánh giặc. Hơn nữa nhà Hồ còn để cho nhà Minh lợi dụng dùng kế ly gián chia rẽ nhà Hồ với quân tướng với nhân dân nên nhà Hồ liên tiếp bị thất bại.

Khi kháng chiến bùng nổ thì nội bộ nhà Hồ cũng có sự mâu thuẫn, triều đình chia làm hai phái là đánh và hòa. Vì nội bộ không có sự đồng lòng cùng đánh giặc nên địch có cơ hội để chia rẽ, ly gián. Tầng lớp quý tộc thoái hóa khi quân Minh càng tiến sâu vào bờ cõi thì chúng càng đua nhau đầu hàng trở thành tay sai đắc lực cho địch nên gây khó khăn cho nhà Hồ trong quá trình đấu tranh chống lại.

Mặc dù, lòng dân không ủng hộ nhà Hồ nhưng không có nghĩa nhân dân đứng ngoài cuộc đấu tranh của dân tộc, ngược lại ngay khi quân Minh đặt chân

tới bờ cõi nước ta thì chúng đã liên tiếp vấp phải những cuộc đấu tranh của nhân dân. Thậm chí đến khi nhà Hồ thực sự thất bại thì tinh thần chiến đấu của nhân dân cũng chưa ngừng lại, họ vẫn tiến tục tham gia vào các cuộc đấu tranh của những người anh hùng như Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng. Đặc biệt, ngọn lửa đấu tranh đó còn phát triển rất mạnh mẽ dưới lá cờ của khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Cuộc đấu tranh kiên trì và ngoan cường đó đủ nói lên tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và truyền thống anh hùng của dân tộc.

2.2.2. Đường lối quân sự

Cuộc chiến đấu chống quân Minh của nhà Hồ chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu diễn ra vào tháng 4 - 1406, nhà Minh cử đại quân gồm 10 quân ở Quảng Tây do Hàn Quang, Hoàng Trung, mượn cớ đem ngụy vương Trần Thiêm Bình sang xâm lược nước ta. Ngày 8 - 4 - 1406 quân Minh đánh vào cửa ải Lãnh Kinh (Hà Bắc ngày nay). Trận chiến ở đây diễn ra ác liệt trên cả hai mặt trận thủy và bộ. Về phía nhà Hồ được tin nhà Minh sang xâm lược Hồ Quý Ly đã cử Hồ Nguyên Trừng, Phạm Nguyên Khôi, Chu Bình Trung cùng nhiều tướng sĩ ra đánh trả. Nhưng trong trận chiến này vì coi thường sức mạnh của giặc Minh, quân nhà Hồ đã bị bại trận. Trong các tướng ra trận của nhà Hồ thì chỉ có Hồ Nguyên Trừng thoát chết còn lại đều chết. Nhưng do Hồ Vấn kịp thời kéo quân đến ứng chiến, đánh úp nên quân Minh chống không nổi đã rút lui. Trên đường rút chạy quân Minh bị quân nhà Hồ chặn đánh ở Cần Trạm, Chi Lăng để có thể về nước quân Minh đã phải giao nộp Thiêm Bình cho nhà Hồ. Trong lần đầu đọ sức này Hồ Quý Ly đã giành được ưu thế chủ động hoàn toàn, từ dẫn dắt giặc cho đến chọn địa điểm mai phục. Đặc biệt trong trận đánh này ông còn huy động được nhân dân trong vùng giặc đi qua cùng tham gia diệt giặc. Trong trận đánh lần này, họ Hồ đã tiêu diệt được một phần sinh lực địch buộc chúng phải rút về nước, làm phá sản âm mưu thôn tính, nô dịch nước ta dưới chiêu bài phù Trần diệt Hồ của nhà Minh.

Sau thất bại lần thứ nhất nhà Minh vẫn chưa từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta, ngày 19 - 11- 1406 quân Minh đã vượt biên giới tiến vào xâm lược nước ta. Nhà

Minh đã huy động vào cuộc chiến này một lực lượng viễn chinh lớn 80 vạn bộ binh, kỵ binh và hàng chục vạn phu phục dịch. Quân nhà Minh do Trương Phụ lãnh đạo lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở các ải Lưu Quan (Lạng Sơn). Cánh quân do Mộc Thạch chỉ huy cũng lần lượt vượt qua các cửa ải rồi theo dòng sông Lô và sông Thao tiến vào vùng đồng bằng Bắc Bộ [14; 127].

Trước các mũi tiến công của địch, quân đội nhà Hồ có chặn đánh ở một vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến nam sông Đà và sông Hồng lấy thành Đa Bang là trung tâm phòng ngự. Quân Minh vượt sông Hồng chiếm thành Đa Bang- tuyến phòng thủ của quân đội nhà Hồ tan vỡ nhanh chóng. Từ thành Đa Bang quân Minh tiến xuống chiếm thành Đông Đô (Thăng Long), quân nhà Hồ rút lui về vùng Hoàng Gia (Lý Nhân- Hà Nam) tiếp tục giao chiến với quân Minh.

Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đem 300 chiến thuyền chống cự quân Minh nhưng bị thất bại, phải rút về Muội Hải (Nam Định). Quân đội nhà Hồ ở Lạng Giang cũng bị thua trận phải bỏ Bình Than rút về hội quân với cánh quân Hồ Nguyên Trừng ở Muội Hải. Quân Minh tấn công Muội Hải, quân nhà Hồ chạy về cửa Đại An (Hà Nam), tại đây do không quen khí hậu quân Minh đau ốm bệnh tật phải rút về Hàm Tử (Hưng Yên).

Cuối tháng 3 - 1407 Hồ Nguyên Trừng chỉ huy một lực lượng lớn gồm bộ binh, thủy binh tấn công Hàm Tử nhưng bị bại trận. Hồ Quý Ly cùng các tướng sĩ phải bỏ về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hóa), đến tháng 4-1407 nhà Minh huy động một lực lượng lớn quân sĩ tiến đánh quân nhà Hồ ở Tây Đô. Triều đình nhà Hồ chạy vào ẩn náu ở vùng Ngàn Sâu (rừng núi Nghệ An). Tháng 6-1407 cha con Hồ Quý Ly cùng các tướng sĩ, quan lại nhà Hồ bị bắt giải về Kim Lăng (Trung Quốc) đất nước ta rơi tay quân xâm lược nhà Minh[14,127].

Như vậy, có thể thấy khi nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta nhà Hồ đã tổ chức lực lượng để đối phó. Các quan lại trong triều đình có tư tưởng đánh đều rất nhiệt tình tham gia kháng chiến, bản thân Hồ Quý Ly cũng rất quyết tâm đánh giặc. Nhưng do sai lầm trong chiến lược đánh giặc trước một lực lượng mạnh với chiến thuật tiến công ồ ạt lại sử dụng thành thạo trận địa chiến. Mà nhà Hồ chỉ sử dụng phương thức chính là rút lui, phòng thủ chờ quân địch mỏi

rồi sẽ tấn công. Do đó quân địch không gặp khó khăn khi vào nước ta, không bị tiêu hao lưu lượng. Rất nhanh chóng quân đội nhà Minh đã tập trận trước phòng tuyến cố thủ của nhà Hồ. Với ưu thế về binh lực, sở trường về trận địa chiến và công thành quân địch đã chọc thủng tuyến phòng thủ của nhà Hồ.

Về mặt chiến thuật, nhà Hồ lại áp dụng trận địa chiến để chống nhau với địch ngay cả trong trường hợp địch đang mạnh, ồ ạt tìm quân chủ lực của ta để tieu diệt. Do đó, ngay từ đầu cuộc kháng chiến nhà Hồ đã gặp những thất bại nặng nề làm cho quân chủ lực bị tiêu hao và tinh thần quân lính bị sa sút. Những chiến thuật như phục kích, tập kích, vận động chiến lại không được nhà Hồ vận dụng.

Chính những sai lầm trong đường lối quân sự và những khó khăn trong chính trị đã dẫn đến thất bại của nhà Hồ. Thất bại này của nhà Hồ đã đẩy nước ta rơi vào thảm cảnh 20 năm đô hộ của nhà Minh.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)