Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 62 - 66)

2.3.2 .Đường lối quân sự

3.2. Bài học kinh nghiệm

3.2.1. Chuẩn bị giữ nước từ thời hòa bình

Sự thất bại của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở ba thời kỳ này là bài học kinh nghiệm quý giá cho Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước hôm nay. Bài họcvề việc xây dựng củng cố đất nước ngay trong thời kỳ hòa bình là việc làm rất cần thiết. Bởi vì, trong thời kỳ hòa bình đất nước có vững mạnh, đời sống nhân dân có ổn định thì khi chiến tranh bùng nổ mới có thể tập hợp được nhân dân cùng kháng chiến, mới có tiềm lực kháng chiến.

Trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế - chính trị, để ổn định đất nước vấn đề đầu tiên mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm thực hiện đó là ban hành chính

sách để phát triển kinh tế vì chỉ khi nào Đảng và Nhà nước quan tâm đến việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân thì khi đó đất nước mới ổn định, đời sống nhân dân mới được cải thiện. Người dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì họ mới quan tâm đến việc ổn định chính trị, phát triển văn hóa, xã hội và các hoạt động văn hóa tinh thần.

Đảng và Nhà nước phải thực sự cần quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, lấy nhân dân làm chủ giống như Hiến Pháp đã đề cập Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực Nhà nước đều tập trung vào trong tay nhân dân. Vì thất bại của các triều đại không chỉ nằm ở những sai lầm về đường lối quân sự, mà còn có những sai lầm trong chính trị. Các triều đại này thời gian đầu có quan tâm đến phát triển kinh tế, có ban hành chính sách về chính trị để củng cố triều đại. Nhưng những chính sách này phần lớn là để bảo vệ, phục vụ quyền lợi cho triều đại họ nên lòng dân vô cùng căm phẫn, oán trách. Chính vì thế mà nhân dân không ủng hộ các triều đại này và đây là một sai lầm lớn của các triều đại, cũng là một bài học quý cho Đảng và Nhà nước ta hôm nay.Muốn đất nước giàu mạnh nhân dân ủng hộ thì phải mang đến cho họ một công việc ổn định, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Và điều này hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được.

Trong ngoại giao cần đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với tất cả các nước không chỉ các nước trong khu vực mà còn trên thế giới. Tránh đi vào sai lầm của nhà Nguyễn là chỉ quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và cự tuyệt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, đây là một sai lầm lớn của nhà Nguyễn. Là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Và thực tế đã chứng minh Đảng ta đã tránh sa được sai lầm của nhà Nguyễn. Hiện nay nước ta thực hiện phương châm ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới và đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187 nước trên thế giới. Đây là một thành quả đáng tự hào của Đảng và Nhà nước. Việc nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu

trao đổi hàng hóa, học hỏi kinh nghiệm những tiến bộ, khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc chúng ta mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới còn là cơ hội để phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam có điều kiện đến các nước trên thế giới để học tập. Trong hoạt động ngoại giao Đảng ta đã lấynguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau làm tiêu hàng đầu, thể hiện rõ ràng thiện chí muốn làm bạn, muốn hợp tác của nước ta với các nước nhưng cũng phải vì thế mà hạ thấp vị thế dân tộc, luôn luôn đặt vị thế của nước ta ngang hàng với các nước. Tránh được việc làm giống như các vua nhà Nguyễn đã làm tỏ ra thần phục nhà Thanh, hạ thấp vị thế quốc gia dân tộc.

Trong quân sự, thời kỳ hòa bình là cơ hội điều kiện thuận lợi để Đảng và Nhà nước tập trung xây dựng củng cố hệ thống quốc phòng toàn dân. Ngoài lực lượng quân đội thường trực thì Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến lực lượng dân phòng, tổ chức huấn luyện quân sự tại các làng xã. Để khi cần thì sẽ có lực lượng để vận động. Xây dựng hệ thống phòng thủ ở những nơi hiểm yếu là điều rất cần thiết đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

3.2.2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân của nhân dân

Việc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một việc làm rất cần thiết. Vì sức mạnh của toàn dân là sức mạnh vô biên mà không có thế lực nào có thể chống trả được. Để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì trước tiên Đảng cần thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết trong nội bộ Đảng viên. Vì nội bộ Đảng có đoàn kết, các Đảng viên đồng tâm hiệp lực xây dựng Đảng vững mạnh thì sau đó mới có thể đoàn kết được toàn dân.

Đảng phải tập trung củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố tinh thần đoàn kết giữa Nhà nước với nhân dân. Sau đó là tinh thần đoàn kết giữa nhân dân với nhau, các cán bộ Đảng viên, công chức nhà nước phải thực sự coi mình giống như một người bạn, một công bộc của nhân dân, phải luôn luôn, lắng nghe những đóng góp ý kiến của nhân dân. Thường xuyên tổ chức các buổi hội họp, tiếp xúc với người dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân từ đó

thấu hiểu nhân dân. Cần quan tâm sát sao đến nhân dân, cổ vũ nhân dân tích cực tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Hỗ trợ cho nhũng người dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là nhân dân các vùng núi, hải đảo. Tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục nhân dân học tập và làm theo Hiến pháp, pháp luật.

Trong hoạt động chống ngoại xâm thì cần phát huy sức mạnh toàn dân, vận động nhân dân tham gia kháng chiến đánh giặc. Sở dĩ như vậy là vì sức mạnh của toàn dân, của khối đại đoàn kết dân tộc là vô cùng to lớn nó có thể đánh tan mọi kẻ thù hung hãn. Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta đã chứng minh điều đónếu như ở thời kỳ của An Dương Vương, Hồ Quý Ly chỉ vì họ xa rời dân chúng, không quan tâm đến đời sống nhân dân, không được lòng dân nên không tập hợp được nhân dân cùng tham gia chống giặc dẫn đến thất bại. Hay thời kỳ nhà Nguyễn chỉ vì lo sợ quân giặc mạnh sẽ đánh chiếm mình mà đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân, không cùng nhân dân kháng chiến dẫn đến thất bại. Thì trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đường lối toàn dân đánh giặc của Đảng ta đã hoàn toàn đúng, nhờ có sức mạnh của toàn dân mà cuộc kháng chiến chống hai kẻ thù lớn mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ của dân tộc đã giành thắng lợi. Và chiến thắng đó đã chứng minh một chân lý rất đúng của chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được... Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Hay một câu nói của rất nổi tiếng của Nguyễn Trãi “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, “Lật thuyền mới biết sức dân như nước”.

Đó là bài học cho Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước hôm nay, phải lấy dân làm gốc có như vậy thì đất nước mới ổn định. Nếu một triều đại, một chính quyền nào mà đặt quyền lợi của dòng họ, quyền lợi của bản thân lên trên hết thì tất dĩ không sớm thì muộnchính quyền đó sẽ bị lật đổ. Họ có thể là người đứng đầu, người cai trị đất nước nhưng họ không có quyền đặt nhân dân trong một cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột. Nếu họ không thể mang đến cho nhân dân cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì tất dĩ họ sẽ bị lật

đổ. Đối với sự lãnh đạocủa Đảng và Nhà nước ta hiện nay cũng vậy chỉ khi nào đời sống nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc, người dân được học hành làm việc trong một môi trường hòa bình, ổn định thì khi đất nước có giặc ngoại xâm ta mới có thể huy động của toàn dân. Chỉ khi nào người dân được làm chủ thực sự đất nước của mình thì họ sẽ ủng hộ chính quyền đó và sẽ bảo vệ chính quyền đó.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)