.Thời kỳ Âu Lạc kháng chiến chống Nam Việt

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 35 - 39)

2.1.1.Tình hình chính trị

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết cả đất nước đứng lên nổi loạn, nhân dân các quận mới thành lập như Mân Trung, Mân Việt đều nổi dậy chống quân Tần. Người đứng đầu quận Nam Hải là Nhâm Ngao trước khi chết đã viết giấy tờ, trao ấn tín, tự bổ nhiệm Triệu Đà thay mình cai quản quận Nam Hải. Sau khi nắm trong tay quyền binh, Đà liền đóng cửa ải, tất cả con đường giao thông từ bắc xuống nam đều đóng chặt, giết quan lại trung thành với nhà Tần, biến quận Nam Hải thành một vùng cát cứ của họ Triệu. Đến năm 206 Tr.CN, nhà Tần bị tiêu diệt nhân cơ hội đó Triệu Đà lập tức tấn công hai quận Quế Lâm và Tượng, hợp nhất hai quận này cùng với quận Nam Hải thành lập nhà nước Nam Việt và tự xưng là Nam Việt Vũ Vương. Vì có âm mưu xâm lược nước ta nên Triệu Đà yêu cầu nhân dân của mình lấy vợ Việt, sống theo phong tục của người Việt, chung sống với người Việt nhằm thu phục nhân tâm, phục vụ mưu đồ cát cứ lâu dài. Điều này thể hiện dã tâm muốn xâm chiếm nước ta của Triệu Đà rất rõ ràng. Sau khi nhà Tần sụp đổ hoàn toàn nhà Hán lên thay, đã chấp nhận chính quyền cát cứ của Đà nên đã phong tước, cho phép Triệu Đà đi lại buôn bán với trung nguyên. Bề ngoài thì Đà tỏ ra thần phục nhà Hán nhưng bên trong chúng lại ngấm ngầm củng cố lực lượng cho mưu đồ cát cứ. Năm 183 Tr.CN, Triệu Đà tự xưng là Nam Việt Vũ đế thành lập nhà nước riêng, không thần phục nhà Hán. Từ đây, mưu đồ bành trướng xâm lược của Đà với các vùng lãnh thổ xung quanh và các nước láng giềngngày càng rõ rệt. Năm 181 TCN Triệu Đà phát binh vượt núi Ngũ Lĩnh đánh phá mấy quận huyện ở phía Nam rồi rút về. Cuộc tấn công này nhằm phô trương thanh thế, giữ yên biên giới phía Tây để thực hiện tham vọng chủ yếu của Đà là chinh phục vùng lãnh thổ ở phương nam của người Tây Âu- Lạc Việt mà hoàng đế trước kia của y từng khao khát có được.

Khi Triệu Đà cho quân sang xâm lược nước ta, An Dương Vương đã tổ chức kháng chiến chống trả. Lúc này tiềm lực của đất nước Âu Lạc tương đối mạnh nên đã nhanh chóng giành thắng lợi.

Sau hai lần xâm lược Âu Lạc thất bại biết rằng không thể giành được thắng lợi bằng biện pháp quân sự. Vì vậy Triệu Đà chủ trương chuyển hướng tấn công sang “giảng hòa” thực hiện mưu đồ lâu dài, với địch thì đây là một kế hoãn binh. Nhưng An Dương Vương “cơ mưu chẳng nhiệm”bất chấp lời can ngăn của đại thần chấp nhận lời cầu hòa của địch, thay đổi hẳn đường lối quân sự. Sau khi giảng hòa, cục diện lãnh thổ thay đổi như sau “phía Bắc sông Đuống thuộc Triệu Đà cai trị, phía Nam thì vua cai trị”. Như vậy, một phần lãnh thổ của nhà nước Âu Lạc đã rơi vào tay Triệu Đà [5;76].

Tuy nhiên, tham vọng thôn tính của Triệu Đà không dừng lại ở đó “không bao lâu Triệu Đà cầu hôn”. Thấy được mưu đồ của Triệu Đà không chỉ đơn giản là vậy Cao Lỗ, Nồi Hầu ra sức ngăn cản cuộc hôn nhân này nhưng An Dương Vương không chịu nghe theo, bỏ ngoài tai mọi lời căn gián của các đại thần. Đồng ý gả con gái Mỵ Châu cho Trọng Thủy - con trai Triệu Đà, thậm chí còn cho Trọng Thủy được ở rể tại kinh đô Cổ Loa theo phong tục của người Việt. Đến đây nội bộ triều đình Âu Lạc đã bắt đầu có sự phân tán, chán nản trước quyết định của vua Nồi Hầu và con trai trao ấn tín, từ quan về Chiêm Trạch ở ẩn. Tuy nhiên, vì Chiêm Trạch cách Cổ Loa không xa nên ông vẫn không dời mắt khỏi kẻ thù. Việc nhà vua để mất một công thần giỏi điều này càng dễ dàng hơn cho Trọng Thủy trong việc thực hiện những âm mưu tiếp theo, chúng dần dần loại bỏ đi những công thần đắc lực bên cạnh nhà vua. Nhưng có thể thấy qua việc Nội Hầu chọn về ở ẩn tại Chiêm Trạch, nó cho thấy một điều rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam chưa bao giờ giảm xuống. Nồi Hầu không vì chán nản trước quyết định của vua mà bỏ bê luôn vận mệnh dân tộc. Ngược lại ông vẫn rất quan tâm đến chính sự đất nước, vẫn luôn âm thầm theo dõi các hoạt động của quân Triệu.

Sau khi Nồi Hầu rời đi bên cạnh An Dương Vương lúc này chỉ còn lại Cao Lỗ, ông thường xuyên theo dõi mọi hành động của Trọng Thủy, không cho phép

hắn tự do đi lại trong kinh thành, không được phép lên pháo đài, không được đến nơi chế tạo nỏ, đúc tên - thể hiện một sự cảnh giác tuyệt đối với kẻ thù không để chúng cơ hội thăm dò tình hình đất nước. Vì thế mà Trọng Thủy không thể khai thác bất cứ bí mật quân sự nào nên hắn tìm cách tiêu diệt Cao Lỗ. Thực hiện âm mưu chia rẽ, ly gián nội bộ “lấy của cải đút lót cho quan lại trong triều đình Âu Lạc”, xúi Mỵ Châu nịnh cha đuổi Cao Lỗ ra khỏi kinh thành [2; 422].

Trước lời xiêm nịnh của bầy tôi và tỉ tê của con gái An Dương Vương đã phế truất Cao Lỗ - người công thần bậc nhất của quốc gia, vị tư lệnh tối cao của quân dân Âu Lạc, công trình sư kiệt suất, nhà phát minh vũ khí thiên tài ra khỏi kinh thành. Trước khi rời khỏi kinh thành về đại bản doanh ở bến Đại Than Cao Lỗ có nhắn lại với nhà vua rằng “giữ được nỏ thần thì giữ được thiên hạ, mất nỏ thần thì mất thiên hạ”[2; 423].

Đến đây sự liên kết trong nội bộ triều đình ở giai đoạn trước đã thực sự tan rã, An Dương Vương đã tự tay loại đi những công thần tài giỏi nhất của mình tạo cơ hội cho kẻ thù. Điều này sẽ để lại một khó khăn lớn cho An Dương Vương trong quá trình tự bảo vệ kinh thành,tự bảo vệ bí mật quân sự và lãnh đạo đất nước cũng như chống giặc ngoại xâm ở giai đoạn tiếp theo.

Sau khi loại bỏ được Cao Lỗ, Trọng Thủy tự do đi lại trong thành, mọi đường đi lối lại ngõ ngách, công sự phòng vệ, doanh trại quân cơ... Thủy đều thông thuộc. Như vậy, một phần âm mưu của Đà đã thực hiện được mà vua An Dương Vương không hề hay biết. Bên cạnh việc chia rẽ nội bộ, diệt người tài, nhiệm vụ quan trọng khác của Thủy là làm sao lấy cắp được bí mật của nỏ thần và chính Mỵ Châu- con gái An Dương Vương vì mù quáng trước tình yêu đã dạy cho Thủy cách chế nỏ, sử dụng nỏ và còn bị Thủy “đánh tráo lẫy nỏ thần”. Đến đây âm mưu của Đà đã được thực hiện xong một cách dễ ràng mà An Dương Vương không hề hay biết. Có thể thấy, Triệu Đà đã sử dụng rất thành công chiến tranh gián điệp.

Không chỉ nội bộ triều đình có sự mâu thuẫn mà mối quan hệ giữa triều đình Âu Lạc với nhân dân cũng đã trở nên xa cách. An Dương Vương qui giang sơn

đất nước vào làm của riêng của một dòng họ, ỷ vào thành Cổ Loa, ỷ vào nỏ thần, ông bạc đãi công thần, xa rời nhân dân, thương con tin rể. Mỵ Châu vô tình giao thông với giặc, vô tình làm mất đi ưu thế kỹ thuật quân sự của nhà nước Âu Lạc. Đây là nguyên nhân sâu sa dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến.

Việc An Dương Vương cho rằng đất đai là của mình, tự ý cắt đất cho Triệu Đà, tự ý giảng hòa với giặc bất chấp lời khuyên ngăn của đại thần. Thể hiện tính giai cấp qúy tộc cổ đại đã bắt đầu khống chế tính cộng đồng của dân tộc, quần chúng đã bắt đầu bị tước đoạt những quyền lợi bao hàm trong tư cách là thành viên công đồng dân tộc.

Như vậy, ta có thể thấy trong cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà tình hình chính trị của nhà nước Âu Lạc vô cũng rối ren. Khối đại đoàn kết dân tộc đã bị địch lợi dụng phá vỡ, mâu thuẫn dân tộc Âu – Việt đã bị lợi dụng.

2.1.2. Đường lối quân sự

Năm 210 Tr.CN nhân cơ hội Tần Thủy Hoàng mất, Triệu Đà đã phát binh xâm lược Âu Lạc. Quân xâm lược đóng quân trải ra một vùng đất khá rộng từ ven sông Cầu (Nguyệt Đức), vùng Tiên Sơn (Bắc Ninh), núi Vũ Lĩnh (Quế Võ – Bắc Ninh). Hướng tấn công của chúng nằm đúng trên tuyến đường mà Cao Lỗ dự tính. Đội quân của Triệu Đà xuất phát từ Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay) đi vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng và đường hành lang Đông Triều- Chí Linh [2; 416].

Nhờ khai thác triệt để những điểm yếu của quân địch: vũ khí là bạch khí có vai trò, tác dụng chưa cao, bộ binh vì đóng trên thuyền nên dễ bị quân Âu Lạc vây hãm. Bộ binh địch chỉ có thể tiến công thành Cổ Loa vào mùa khô. Nên quân dân Âu Lạc đã chủ động tiến công làm cho quân Triệu Đà khốn đốn. Cộng với việc lực lượng quân đội của Âu Lạc lúc này rất mạnh, quân đội thường trực có đến một vạn lính sử dụng thành thạo khí giới và có nỏ thần bắn một lần được mười phát tên ngoài ra nhà nước còn có thành Cổ Loa một công trình quân sự kiên cố với hệ thống phòng thủ dày đặc đã làm cho quân địch nhiều lần khốn đốn. Trong hai lần kháng chiến đầu tiênAn Dương Vương rất chủ động trong

kháng chiến không dựa vào thành cao hào sâu mà còn chủ động tập hợp nhân dân tấn công giặc ở những nơi mà chúng đóng quân.

Bên cạnh đường lối quân sự kháng chiến chủ động tích cực cộng với đó là hệ thống phòng thủ kiên cố, vững chắc. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến nhà nước Âu Lạc còn có hệ thống vũ khí lợi hại đặc biệt là “nỏ thần” và nhiều tướng sĩ tài giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu nhạy bén trước tình hình. Cộng với tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân nên đã hai lần liên tiếp làm cho quân địch rơi vào tình trạng khốn đốn. Vì vậy, sau hai lần xâm chiếm nước ta không thành Triệu Đà đã đổi hướng tấn công sang giảng hòa thực hiện mưu đồ lâu dài.

Sau thời gian thực hiện chiến tranh gián điệp thành công Trọng Thủy trở về nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến Âu Lạc lần 3. Năm 179 Tr.CN, Triệu Đà mang đại quân, ào ạt tiến vào xâm lược Âu Lạc, nhà vua vì không biết nỏ thần đã bị Trọng Thủy lấy cắp nên vua vẫn ung dung ngồi đánh cờ cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần của ta sao” – thể hiện sự chủ quan khinh địch của An Dương Vương, trong thời gian đầu của trận đánh An Dương Vương không hề có hành động tập hợp quân đội, huy động nhân dân cùng kháng chiến mà lại ngồi im chờ giặc vào thành Cổ Loa rồi mới nghênh chiến.

Khi quân Triệu Đà tiến sát đến thành, vua giương nỏ thần ra bắn thì mới biết lẫynỏ đã gãy. Vua thua liền bỏ chạy cùng với con gái chạy về hướng Nam, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà lần thứ 3 do An Dương Vương lãnh đạo đã thất bại.

Có thể thấy, trong lần thứ ba giặc xâm lược An Dương Vương đã không hề chuẩn bị gì cho việc đánh giặc, không hề huy động lực lượng bảo vệ kinh thành mà ung dung ngồi đợi giặc đến, mãi đến khi giặc tiến vào thành mới huy động lực lượng thì trở tay không kịp vì nỏ thần đã mất. Chính sự chủ quan khinh địch của ông đã dẫn đến thất bại của nhà nước Âu Lạc. Cơ đồ Âu lạc bị chìm đắm, mở đầu một thời kỳ mất nước kéo dài hàng ngàn năm.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)