Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước Đảng và Nhà nước cần chủ động cảnh giác trước mọi kẻ thù, tránh trường hợp chủ quan khinh địch. Giống như An Dương Vương đã từng làm chỉ vì cậy mình có nỏ thần, có thành cao tướng sĩ giỏi mà chủ quan khinh địch, thậm chí tin tưởng cả quân địch. Bởi vì không phải cứ thành cao, vũ khí lợi hại thì sẽ đánh thắng giặc, nếu như ta tin tưởng tuyệt đối vào vũ khí mà quyên đi sức mạnh con người thì thất bại là điều không thể tránh khỏi. Và một điều quan trọng là không phải cứ khi giặc đã xin giảng hòa, chịu thua là ta sẽ thắng bởi vì đó có thể là một chiến thuật quân sự, nên ta cần phải hết sức cảnh giác trước mọi âm mưu, tình huống của kẻ thù. Luôn giữ mình trong tư thế chủ động sẵn sàng đối phó với giặc, khi đất nước được hòa bình thì càng phải ra sức ổn định đời sống kinh tế, củng cố hệ thống quốc phòng để có thể đối phó với giặc bất cứ khi nào. Tránh như An Dương Vương vì cậy mình có nỏ thần, có thành Cổ Loa vững chắc và Triệu Đà giảng hòa mà tỏ ra khinh địch, chủ quan rồi khi Triệu Đà xâm lược đã đẩy bản thân rơi và tình huống bị động chống không được, chạy không xong rồi dẫn đến cái chết thương tâm.
Hay dưới thời kỳ nhà Hồ vì không có đương lối đánh giặc sáng tạo, chủ động nên đã thất bại. Trước một kẻ thù lớn lại sử dụng hướng tấn công thần tốc mà Hồ Quý Ly chỉ chủ trương rút lui, phòng thủ. Đặc biệt còn phòng thủ tập trung, không phân tán lực lượng nên khi giặc tấn công đã thất bại. Đây là bài học quý cho Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay cần có đường lối chủ trương đánh giặc chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống.
Hay trong cuộc kháng chiến của nhà Nguyễn chỉ vì không có kế hoạch tấn công đánh Pháp mà chủ trương đợi giặc mỏi rồi chống trả nên đã tạo cơ hội cho Pháp khắc phục sai lầm và tìm ra những yếu điểm của triều đình để thực hiện tấn công. Chính những sai lầm bị động này của nhà Nguyễn đã tạo thêm cho Pháp nhiều cơ hội để thăm dò thái độ, động cơ của triều đình từ đó tìm ra những chủ trương kháng chiến mới.Sự thất bại trong đường lối chỉ đạo của An Dương Vương và nhà Nguyễn là bài học quý cho Đảng và Nhà nước ta hôm nay, phải luôn luôn chủ động, cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lược không được mất cảnh giác, tạo cơ hội để địch thăm dò ta.Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hòa bình như hiện nay thì việc củng cố quốc phòng toàn dân là việc làm rất cần thiết để có hệ thống quốc phòng vững mạnh có thể đối phó với mọi kẻ thù.
Trong kháng chiến cần có đường lối quân sự khoa học, sáng tạo ngoài việc xây dựng hệ thống thành trì, quân đội thường trực thì cũng cần xây dựng nơi phòng thủ để phòng trừ cho trường hợp rút lui vì trong nhiều cuộc kháng chiến có thể ta sẽ khó phản công ngay lập tức thì ta còn có nơi để trú ngụ và củng cố lực lượng. Tuy nhiên trong cả ba thời kỳ An Dương Vương, nhà Hồ, nhà Nguyễn thì đều không làm được điều này. Đây là một sai lầm lớn của ba triều đại, An Dương Vương chỉ tập trung binh lực xây dựng thành Cổ Loa mà quên đi việc cần một nơi phòng thủ bí mật chính vì thế khi bị quân Triệu Đà dồn đuổi ông đã không biết chạy hướng nào, chỉ biết chạy về phía biển dẫn đến con đường cụt. Hay nhà Nguyễn chỉ tập trung xây dựng lực lượng quân đội thường trực không có lực lượng bổ sung khi cần thiết. Chính vì thế mà khi đối đầu với quân Pháp đã không có một lực lượng nào bổ sung.
Trong kháng chiến chống ngoại xâm cần phải biết vận dụng sáng tạo phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, phát động toàn dân đánh giặc, biết tận dụng điều kiện tự nhiên để biến cái yếu của giặc thành cái mạnh của ta, phải biết nắm vững thời cơ để tấn công địch, giành thắng lợi cuối cùng. Đây là những bài học vô cùng quý giá cho Đảng và Nhà nước ta hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi mới thành lập triều đại cả ba vương triều đều rất quan tâm đến việc củng cố, quân đội. Bên cạnh những điểm chung là tập trung quyền lực và tay nhà vua, ban hành chính sách phát triển kinh tế. Thì các triều đại cũng có điểm riêng trong những chính sách phát triển đất nước. Tuy nhiên những chính sách không mang lại hiệu quả do triều đình không quan tâm đến lợi ích của nhân dân.
Sự thất bại của ba cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc ta là bài học vô cùng quý giá cho Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay. Đó là các bài học về việc chủ động giữ gìn đất nước từ thời hòa bình; củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân; luôn phát huy tinh thần cảnh giác ngay cả trong thời bình
KẾT LUẬN
Trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và chống kẻ thù xâm lược của dân tộc ta. Để đưa đất nước đến thắng lợi như ngày hôm nay, nhân dân ta đã phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài kiên cường, bất khuất. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc đấu tranh dân tộc ta đều giành thắng lợi mà đã có thời kỳ cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta đã thất bại. Đó là thời kỳ kháng chiến chống Nam Việt của An Dương Vương, thời kỳ kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà Nguyễn.
Khi mới thành lập vương triều, các triều đại này đều nhận thấy âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch là luôn tiềm tàng và thường trực, chúng luôn chờ đợi thời cơ để xâm lược ta. Nên ngày từ khi mới thành lập, các triều đại đã rất quan tâm tìm cách để đối phó, cho xây dựng hệ thống quốc phòng, củng cố quân đội thường trực, tổ chức huấn luyện cho quân sĩ làm quen với vũ khí để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Như An Dương Vương ông cho xây dựng thành Cổ Loa, chế tạo nỏ thần để ứng phó với địch. Hồ Quý Ly cho định lại binh chế, chỉnh đốn quân đội, tổ chức lại quân túc vệ, cải tiến vũ khí và trang bị. Bên cạnh đó các nhà vua cũng ban hành nhiều chính sách để củng cố, phát triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy mà đời sống nhân dân tương đối ổn định nhất là trong thời kỳ An Dương Vương.
Đến khi giặc chính thức xâm lược nước ta, các triều đại cũng rất tích cực ứng phó. An Dương Vương nhờ có thành cao hào sâu, vũ khí lợi hại nên đã hai lần đánh bại được Triệu Đà. Nhà Nguyễn khi quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo Đà Nẵng thì vua Nguyễn đã cử tướng sĩ ra ứng phó xây dựng hệ thống phòng thủ chống giặc. Nhờ vậy mà lúc đầu đã chặn được âm mưu đánh nhanh của Pháp. Tuy nhiên, khi càng vào sâu trong trận chiến thì những chủ trương này đã không còn phù hợp, yêu cầu đặt ra là cần có biện pháp kháng chiến phù hợp thì các triều đại này lại không làm được và dẫn đến thất bại.
An Dương Vương vì quá tự tin vào sức mạnh của thành Cổ Loa, của nỏ thần nên tỏ ra chủ quan khinh địch, để cho quân địch đánh cắp nỏ thần cũng
không hề hay biết. Khi giặc vào tới bờ cõi cũng không có hành động gì ngồi yên trong thành đợi chúng đến tận thành mới phản công. Chính vì sự chủ quan khinh địch này mà cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược lần thứ ba đã thất bại. Thất bại của An Dương Vương đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh 1000 năm Bắc thuộc.
Hồ Quý Ly ngay từ đầu chỉ chủ trương một biện pháp kháng chiến duy nhất là rút lui, nên đã nhanh chóng bị quân xâm lược Minh thâu tóm. Biện pháp rút lui, phòng thủ rất phù hợp với điều kiện một nước nhỏ đánh nước lớn. Tuy nhiên, rút lui mà không có kế hoạch rõ ràng cũng sẽ là khó khăn, mà nhà Hồ chính là vì không có kế hoạch rút lui nên đã thất bại. Hồ Quý Ly chủ trương rút lui nhưng lại rút lui tập thể, cả đội quân thường trực tập trung ở một nơi, trong quá trình rút lui cũng không đoàn kết cùng nhân dân mà lại một mình thực hiện nên đã tạo điều kiện cho quân Pháp tấn công và tiêu diệt.
Nhà Nguyễn vì quá tập trung vào xây dựng tuyến phòng thủ mà đã bỏ qua nhiều cơ hội phản công, tạo điều kiện cho Pháp có thời gian củng cố lực lượng. Hơn nữa trong nội bộ triều đình cũng không có quyết tâm đánh giặc chỉ chăm chăm đợi Pháp giảng hòa để đồng ý. Vì sự hèn nhát này của triều đình mà đã có rất nhiều lần Pháp bỏ qua cơ hội phản công Pháp. Trong quá trình kháng chiến trước tinh thần đánh giặc không biết mệt mỏi của nhân dân và có nhiều lần gây cho địch hoang mang như trong trận Cầu Giấy lần 1, lần 2. Thì nhà Nguyễn cũng không đoàn kết cùng nhân dân mà lại đàn áp các phong trào này. Chính sự hèn nhát của triều đình đã là cơ hội cho Pháp phản công và tiêu diệt nhà Nguyễn.
Không chỉ sai lầm trong đường lối quân sự mà tình hình chính trị của đất nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của các trận chiến này. Các triều đại này trong quá trình kháng chiến do mất lòng dân nên đã không thế tập hợp nhân dân cùng đánh giặc. Triều Nguyễn đã không biết tận dụng thắng lợi của nhân dân mà đuổi Pháp ra khỏi đất nước mà còn đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Thất bại của ba triều đại này là bài học cho Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Thứ nhất đó là bài học phải xây dựng củng cố quốc phòng từ thời kì hòa bình thì khi có chiến tranh mới có thể huy động lực lượng kháng chiến được. Thứ hai là phải tập trung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì sức mạnh của nhân dân có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Thứ ba đó là bài học về đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.