Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 39 - 42)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh sung phù đầu thưởng xảy ra ở lợn 1 – 60 ngày tuổi, hay gặp nhiều nhất ở lợn trước và sau cai sữa 1 - 3 tuần tuổi gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Ở Việt Nam bệnh E.coli dung huyết xảy ra đối với lợn, đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay bệnh đã được phát hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tìm hiểu về E.coli đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Bệnh sưng phù đầu thường gặp ở lợn con mới sinh vào các giai đoạn tuổi trước và sau cai sữa 1 – 3 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất lên đến 100%, theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [4].

Lê Văn Tạo và cs (1993) [17] đã phân lập từ bệnh phẩm lợn con chết do bệnh phân trắng, đã chọn các giống E.coli điển hình chế vaccine sau khi đẻ 2 giờ uống liều 1ml liên tục 3 – 5 ngày, làm giảm tỷ lệ lợn con bị phân trắng từ 30 – 35% so với đối chúng.

Bùi Thị Thọ và Phạm Khắc Hiếu (1995) [19] kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng đã cho rằng việc sử dụng thuốc phòng, trị bệnh khác nhau đã dẫn đến tính mẫn cảm và kháng thuốc khác nhau. Tỷ lệ E.coli kháng thuốc cao thì thời kỳ E.coli đa

kháng cũng cao. Tính kháng thuốc của E.coli có liên quan đến tuổi lợn bị bệnh (lợn dưới 4 ngày tuổi mắc bệnh có tỷ lệ E.coli kháng thuốc thấp hơn ở tuổi trên 4 ngày tuổi).

Tác giả Lê Văn Phước (1997) [16] cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli ở lợn con thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và không khí. Do đó để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli thì ngoài biện pháp về dinh dưỡng, thú y cần đảm bảo khí hậu

chuồng nuôi thích hợp.

Nguyễn Bá Hiên (1996) [9] đã phân lập và xác định một số tính chất sinh vật hóa học của các chủng E.coli gây bệnh phủ đầu lợn con ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã phân lập được 97 chủng E.coli có đầy đủ các đặc tính sinh hóa điển hình, trong đó có 38 chủng có khả năng gây dung huyết mạnh, chủ

yếu thuộc hai serotype O26 và O119, có 83,33% số chủng E.coli phân lập từ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu có sản sinh độc tố chịu nhiệt (ST), 56,66% có sản sinh độc tố không chịu nhiệt (LT) và 50% số chủng có sản sinh cả hai độc tố đó, có 90,48% số chủng nguyên kết với K88 ở mức độ từ (+) đến (+++).

Lê Văn Năm và cs (1999) [12] đã hướng dẫn cách phòng và trị bệnh

E.coli dung huyết ở lợn trước và sau khi cai sữa. Nên cho lợn tập ăn sớm từ lúc

7 – 10 ngày tuổi, lúc đầu hòa thức ăn tập ăn bối vào vú lợn nái hoặc vào mồm lợn con ngày 4 – 5 lần cho đến khi lợn có thể ăn được. Cai sữa từ từ và tăng dần khẩu phần ăn. Hai tuần đầu sau cai sữa giữ lợn con lại nơi chuồng cũ và tách lợn mẹ đi nơi khác. Thức ăn cho lợn con cai sửa phải nghèo đạm và nghèo sinh năng lượng nếu không E.coli phát triển rất nhanh. Tác giả kết luận rằng lợn mắc bệnh

E.coli dung huyết chết do hai nguyên nhân sau:

- Loạn khuẩn đường ruột.

- Nhiễm độc toàn thân, đặc biệt nhiễm độc hệ thần kinh nên gây phù nề. Điều trị bệnh chỉ có hiệu quả cao ở giai đoạn đầu. Để điều trị có hiệu quả dùng các chế phẩm như trong trường hợp điều trị chứng khó tiêu và bệnh phân trắng, dùng các loại thuốc an thần như: aminazin 1%, novocain 0,5%, senluxen (1 viên/con), analgin (0,5 – 1ml/con) để cắt các triệu chứng thần kinh. Dùng vitamin B1 (2,5%), vitamin C (5%) để giải độc hạn chế phù, kết hợp kháng sinh đồ để điều trị như: norfloxkana, genta - tylo.

Theo Bùi Xuân Đồng (2002) [5] cho rằng, bệnh phủ đầu lợn con có tỷ lệ chết từ 27 – 45,6%, vi khuẩn gây bệnh mang kháng nguyên K88 chiếm 88%, K99 chiếm 22.2%. Kháng sinh điều trị bệnh có hiệu quả gồm: ampicillin, streptomycin.

Qua nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con ở Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan (2003) [10] cho rằng: tỷ lệ mắc bệnh trong đàn là 45,77%, tỷ lệ lợn tử vong chiếm 61,44%, lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 45 – 60 ngày. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thân nhiệt tăng từ 40 – 41,5oC, phù mi mắt, tím rìa tai, khó thở, khản giọng, liệt hai chân trước, bốn chân giày đạp... Bệnh tích chủ yếu là thủy thũng mặt, mi mắt, gan, phối sưng, tim nhão, phù đầu niêm mạc dạ dày

xuất huyết, ruột non chứa dịch lỏng và sinh hơi, hạch ruột sưng, thủy thũng, tích nước xoang ngực, bụng.

Nguyễn Ngọc Hải và cs (2002) [8], tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng thần kinh phù mặt ở lợn sau cai sữa, đã phân lập từ 135 mẫu hạch màng cheo ruột của lợn bệnh phù đầu, xác định type kháng nguyên của 70 gốc E.coli bao gồm O138: K81, O139: K82; O141: K45 ab; K88, K87. Trong thời gian qua ở nước ta, nhiều tác giả đã nghiên cứu về bệnh phù đầu. Những nghiên cứu tập trung vào xác định các đặc điểm dịch tễ, mầm bệnh, triệu chứng, bệnh tích và các biện pháp phòng trị bệnh, đặc biệt những năm gần đây đã ứng dụng kỹ thuật PCR (phản ứng nhân gen) để xác định các yếu tố gây bệnh Ecoli.

Theo Phạm Ngọc Thạch và Phạm Thành Nhương (2004) [18]: lợn con từ 21 – 60 ngày tuổi có triệu chứng điển hình bệnh phủ đầu do E.coli được kiểm tra theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu và chỉ tiêu sắc tố mật so sánh với lợn khỏe, đồng thời thử nghiệm một số phác đồ điều trị. Kết quả cho thấy:

- Khi lợn bị bệnh protein tổng số, các tiểu phần protein: albumin, α và β globulin đều giảm, trong khi đó γ globulin lại tăng so với lợn khỏe.

- Hàm lượng đường huyết, hàm lượng Na, độ dự trữ kiểm trong huyết thanh lợn bệnh cũng đều giảm và giảm nhiều khi bệnh nặng.

- Hàm lượng bilirubin trong huyết thanh, hàm lượng urobilin trong nước tiểu và stecobilin trong phân lợn bệnh đều tăng theo mức độ bệnh.

Các tác giả Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2005) [11] cho rằng bệnh phù nề mặt ở lợn con thường gặp ở giai đoạn 1 tháng tuổi sau khi đẻ. Bệnh có tính lây lan mạnh, E.coli thường xuyên xuất hiện ở đường tiêu hóa và có trên

145 chủng khác nhau. Trong 145 chủng đó chủng O8, O138, O139, O141. Bệnh thường xảy ra ở lợn con, nhất là ở giai đoạn sau khi cai sữa 1 – 2 tuần tuổi do các nhân tố stress gây nên như: thay đổi thức ăn đột ngột, thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột. Bệnh xâm nhập vào màng ruột gây bệnh trong hạch máu độc tố làm thay đổi tính thẩm thấu các màng hạch gây phù thũng xung quanh, nếu xảy ra ở trên não sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh.

Nguyễn Ngọc Hải (2001) [6], đã ứng dụng kỹ thuật PCR trong nghiên cứu vi khuẩn E.coli gây phù trên lợn sau cai sữa, cho rằng có khả năng tạo độc tố verotoxin, một số chủng sản sinh độc tố đường ruột ST, LT và chỉ gặp ở các

chủng E.coli thuộc nhóm kháng nguyên O141, rất ít ở nhóm kháng nguyên O139 và O138. Như vậy, những nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra và tính kháng thuốc của chúng đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở bệnh phân trắng, bệnh tiêu chảy và bệnh phù đầu lợn con.

Đối với các địa phương khác nhau do các type khác nhau gây bệnh, cụ thể như sau:

Nguyễn Ngọc Hải và Tô Minh Châu (2001) [7] cho biết đã định danh được 5 type kháng nguyên gây bệnh ở hai địa phương Biên Hòa và Thủ Đức bao gồm: O138: K81 (chiếm 2,23%), (O139: K82 (chiếm 12.08%), O141: K45 ab (chiếm 42,85%), K88 (14.28%), O141: K85 a,b: K88 (chiếm 5,49%) số chủng không định được type (chiếm 23,07%). Theo Bùi Xuân Đồng (2002) [5] phân lập giám định

E.coli từ bệnh phẩm, xác định các yếu tố gây bệnh và độc lực của E.coli trong

bệnh phù đầu lợn con ở Hải Phòng, đã thu được 81/100 mẫu dương tính E.coli

phù đầu có 46,9% thuộc type K88; 22,2% thuộc type K89; 30,9% không định được type.

Những nghiên cứu của các tác giả trong nước đã thực sự góp phần hạn chế phát sinh bệnh, nâng cao hiệu quả trong phòng trị bệnh tăng hiệu quả chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 39 - 42)