Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 49)

Đối tƣợng Năm 2019 Năm 2020 Tháng 5/2021 Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Lợn đực giống 13 0,147 14 0,148 16 0,214 Lợn nái sinh sản 500 5,673 540 5,742 580 7,8 Lợn thịt 800 9,077 950 10,10 1050 14,1 Lợn con 7500 85,103 7900 84,01 5800 77,886 Tổng 8813 100 9404 100 7446 100

Qua bảng 4.1. cho thấy tại trang trại có nuôi 4 đối tượng lợn chính: lợn đực giống, lợn thịt, lợn nái sinh sản và lợn con. Số lượng đầu lợn có sự biến động qua các năm và tỷ lệ giữa các loại lợn trong trang trại có sự chênh lệch nhau rất lớn.

Theo dõi về tình hình chăn nuôi lợn đực giống qua các năm cho thấy ít có sự thay đổi, số lượng dao động từ 13 – 16 con đực giống/năm và chiếm tỷ lệ từ 0,14 – 0,21% trong cơ cấu đàn.

Đối với đàn lợn nái sinh sản có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây với tỷ lệ từ 5,67 % năm 2019 tăng lên 5,47% năm 2020 và đến tháng 5/2021 đạt tỷ lệ 7,8 % trong cơ cấu đàn.

Đàn lợn thịt cũng có xu hướng tăng với tỷ lệ từ 9,08% năm 2019 tăng lên đạt 14,1% trong 5 tháng đầu năm 2021.

Riêng đàn lợn con có cơ cấu cao nhất trong toàn trại. Năm 2019 tỷ lệ lợn con trong cơ cấu đàn là 85,10% và năm 2020 chiếm tỷ lệ 84,01% và tính đến tháng 5/2021 số lợn con chiếm tỷ lệ 77,89% trong cơ cấu đàn.Số lượng đầu lợn con đầu năm 2021 có giảm là do trại tiến hành loại thải những con nái già, và tiến hành nhập thêm lợn hậu bị chờ phối nên tỷ lệ lợn con giảm xuống.

Kết quả trên cũng phản ánh chức năng chính của trang trại lợn giống Quốc Dũng 2 là trang trại lợn giống cấp I chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường con giống ông bà, bố mẹ hai máu Landrace và Yorkshire và lợn thịt thương phẩm.

4.2. Tình hình mắc bệnh sƣng phù đầu ở lợn con tại trại Quốc Dũng 2

4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con tại trang trại

Kết quả xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sưng phù đầu tại trại được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sƣng phù đầu tại trại

Chuồng Số lợn theo dõi (con) Số lợn bệnh (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết / số con mắc bệnh (%) 1 100 14 14 1 7,14 2 100 16 16 2 12,5 3 100 5 5 0 0 4 100 13 13 2 15,4 5 100 10 10 1 10 6 100 8 8 2 25 Tổng 600 66 11 8 11,8

Qua bảng 4.2 cho thấy, bệnh sưng phù đầu vẫn thường xảy ra tại trại với tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 11 %. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là chuồng 2 chiếm 16 % và thấp nhất là chuồng 3 chiếm 5 %.

Tỷ lệ chết/số con mắc bệnh trung bình là 11,8 %. Chuồng có tỷ lệ chết cao nhất là chuồng 6 chiếm 25 % do chuồng 6 ở gần khu vực dàn mát có độ ẩm cao và do điều kiện vệ sinh chuồng nuôi, thuốc thú y, sức đề kháng kém hơn các ô chuồng khác.

Các chuồng 1,2,4,5 có tỷ lệ chết dao động từ 7,14% - 15,4%. Chuồng có tỷ lệ chết thấp nhất là dãy chuồng 3 chiếm 0,00 %, do chuồng 3 ở giữa khu chuồng và điều kiện vệ sinh tốt hơn các ô chuồng khác.

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sƣng phù đầu tại trại

Như vậy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu tại trại là tương đối cao. Qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con tại trại chúng tôi xác định được nguyên nhân dẫn đến lợn con mắc bệnh sưng phù đầu tại trại là do:

- Công tác vệ sinh chưa đảm bảo máng ăn không được rửa sạch sau khi ăn, nền chuồng dính phân và thức ăn thừa.

- Mặc dù trại đã có quy trình kỹ thuật tập ăn cho lợn con và chuyển thức ăn từ giai đoạn tập ăn sang giai đoạn cai sữa, tuy nhiên một số công nhân tại trại chưa thực hiện tốt quy trình này nhất là ở giai đoạn cai sữa. Người công nhân thường thay đổi thức ăn đột ngột và cho lợn con ăn vượt quá khẩu phần ăn.

- Thức ăn cho lợn con chưa cân đối về dinh dưỡng, thức ăn có tỷ lệ đạm quá cao và sinh nhiều năng lượng.

Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lợn con nhiễm vi khuẩn E.coli gây khuẩn đường ruột, vi khuẩn E.coli có hại sinh sản nhanh tiết độc tố gây tiêu chảy và bệnh sưng phù đầu ở lợn con.

4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh sung phù đầu ở lợn con theo lứa tuổi

Bệnh sưng phù đầu do vi khuẩn E.coli gây ra, phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, lợn con bị nhiều tác động stress, đặc biệt là trong thời điểm cai sữa. Chúng tôi tiến hành theo dõi lứa tuổi bị bệnh sưng phù đầu của lợn con tại trại. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sƣng phù đầu theo lứa tuổi Lứa tuổi

(ngày tuổi) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

SS – 21 200 8 4

22 – 45 200 37 18,5

46 – 60 200 21 10,5

Tổng 600 66 11

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh sƣng phù đầu theo lứa tuổi

Qua bảng 4.3 ta thấy, bệnh sưng phù đầu xảy ra từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nhưng chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 22 - 45 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 18,5%, tiếp

theo là ở giai đoạn 46 – 60 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 10,5%. Bệnh ít xảy ra ở giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi với tỷ lệ 4 %.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Lan (2003) [10] cho rằng: lợn ở lứa tuổi 46 – 60 ngày tuổi mắc bệnh nhiều nhất (27,38%) và tỷ lệ mắc thấp nhất ở lợn dưới 21 ngày tuổi (3,42%). Điều này là do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y của từng trại.

Sở dĩ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu ở 2 giai đoạn cai sữa (22 – 45 ngày tuổi) và giai đoạn sau cai sữa (46 – 60 ngày tuổi) với tỷ lệ cao hơn là do giai đoạn sau cai sữa trại tiến hành tách lợn con khỏi lợn mẹ nên có sự thay đổi lớn về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng là nhất là thức ăn, chuồng nuôi. Giai đoạn cai sữa người chăn nuôi chưa chú trọng đến việc cho lợn con làm quen với thức ăn mới khi chuyển loại thức ăn. Từ đó gây ra những tác nhân stress như: thay đổi thức ăn đột ngột, chuyển chuồng, đồng thời giai đoạn 46 – 60 ngày tuổi lợn con sinh trưởng nhanh, người chăn nuôi thường cho lợn con ăn nhiều trong khi hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn thiện được để tiêu hóa và hấp thu triệt để thức ăn, lượng protein dư thừa làm môi trường tốt cho vi khuẩn E.coli phát triển

mạnh và gây bệnh.

Riêng thời kỳ tập ăn lợn con rất mẫn cảm với nhiều bệnh do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút…) gây nên, do cơ quan đáp ứng miễn dịch của lợn phát triển chưa hoàn chỉnh, chưa được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; lượng kháng thể được truyền thụ động từ lợn mẹ thông qua sữa đầu giảm mạnh nên giai đoạn tập ăn vẫn có tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu.

4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con theo các tháng trong năm

Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con theo tháng trong năm thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sƣng phù đầu theo các tháng trong năm Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tháng 12 150 30 20 Tháng 1 150 21 14 Tháng 2 150 11 7,33 Tháng 3 150 4 2,66 Tổng 600 66 11

Hình 4.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sƣng phù đầu theo các tháng trong năm

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy: tỷ lệ lợn con bị bệnh ở các tháng khác nhau, biến động từ 2,66 – 20%. Trong đó, tháng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là tháng 12 chiếm 20%, tháng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là tháng 3 chiếm 2,66%.

Đào Trọng Đạt và cs (1986) [4] cho rằng bệnh phù đầu không có tính mùa vụ. Một số tác giả ở các nước có nền chăn nuôi phát triển khi nghiên cứu bệnh

không thấy đề cập đến tính mùa vụ trong năm. Sự khác nhau về thời gian xảy ra bệnh trong năm của các tác giả tiến hành ở các địa phương khác nhau là do điều kiện, phương thức chăn nuôi, giống lợn ở các nơi khác nhau, hơn thế nữa các địa phương cũng có tiểu vùng khí hậu khác nhau mà yếu tố thời tiết là một tác động lớn đến bệnh phù đầu ở lợn con.

Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn con theo tháng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu. Nước ta là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhất là vào tháng 12/2020 và tháng 1/2021 vừa qua thời tiết lạnh nhiệt độ xuống thấp và đồng thời có mưa nhỏ kéo dài, độ ẩm trong không khí cao là nguyên nhân cơ bản làm cho tháng 12 và tháng 1 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Đây là yếu tố bất lợi của thời tiết gây stress làm giảm sức đề kháng của lợn, trong khi đó những tháng này lạnh trại không thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, là nguyên nhân làm cho vi khuẩn E.coli có cơ hội phát triển.

Sau những thay đổi về điều kiện khí hậu do đó người chăn nuôi nên chăm sóc lợn con tốt hơn bằng cách bổ sung khoáng vi lượng, vitamin vào thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho lợn. Sử dụng vaccine để phòng bệnh chủ động hơn cho lợn con.

4.2.4. Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm bệnh sung phù đầu

Để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao, chúng ta phải dựa vào phương pháp chẩn đoán cơ bản và hay dùng trong thực tế đó là phương pháp chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trong thời gian thực tập, tôi đã tiến hành theo dõi những triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh phù đầu. Kết quả trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh sƣng phù đầu Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Triệu chứng Số con triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 600

Phù quanh hốc mắt, đầu, mặt, tai 66 100 Tím tái rìa tai, mõm, 4 chân 47 71,21 Đi lảo đảo, siêu vẹo hay vấp ngã 34 51,51

66 Thân nhiệt tăng nhẹ 8 12,12

Co giật, chuyển động kiểu bơi chèo 12 18,18

Ỉa chảy 9 13,63

Thở thể bụng, ho, khó thở 19 28,78

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy: tất cả các con mắc bệnh đều biểu hiện triệu chứng phù quanh hốc mắt với tỷ lệ 100%. Đây là triệu chứng nhẹ khởi đầu cho triệu chứng phù đầu, phù mặt điển hình. Điều đó có thể thấy rằng đa số vi khuẩn

E.coli gây bệnh sưng phù đầu đều sản sinh độc tố hướng mạch máu. Độc tố này

làm thay đổi tính thẩm thấu của thành mạch gây phù thũng xung quanh hầu hết các cơ quan (ruột, màng treo ruột, hạch lympho, phổi hầu, dưới da và não).

Các đặc trưng trên mà chúng tôi theo dõi được tương tự như mô tả của tác giả Bùi Xuân Đồng (2002) [5] cho biết, bệnh tích rõ nhất trên lợn là phù mặt, tím tai, tím mõm và chân, máu đặc sẫm, phổi bị viêm, sưng gan, tìm nhão, xoang ngực, xoang bụng tích nước, hạch ruột viêm toàn bộ.

Với 71,21% số con mắc bệnh sưng phù đầu đều biểu hiện triệu chứng lâm sàng là tím tái rìa tai, mõm và bốn chân, có triệu chứng trên là do bệnh gây tích nước xoang bao tim, làm tim hoạt động kém không cung cấp đủ máu, oxy cho các cơ quan xa tim, bên cạnh đó phổi phù cũng làm giảm hoạt động trao đổi oxy và cacbonic.

Lợn có biểu hiện thần kinh đi xiêu vẹo, lảo đảo, vấp ngã với tỷ lệ 51,51% số con có triệu chứng. Sự tích nước xoang ngực, phù phổi, phù hầu, thanh quản

làm sự lưu thông trao đổi khí oxy và cacbonic bị giảm sút cơ thể bị thiếu oxy do đó con vật thở nhanh lấy oxy và thở thể bụng với tỷ lệ 28,78%.

Khi bệnh đã trầm trọng độc tố gây nhiễm độc huyết, phù não là con vật có triệu chứng thần kinh co giật, chuyển động không định hướng, liệt hai chân sau. Lúc này tiên lượng là rất xấu. Chỉ những con can thiệp muộn là dẫn đến triệu chứng trên chiếm tỷ lệ 18,18 %.

Triệu chứng tiêu chảy ít xuất hiện chỉ chiếm tỷ lệ 13,63%.

Lợn con bị bệnh có triệu chứng nhiệt độ tăng, một vài trường hợp lợn con có biểu hiện nhiệt độ tăng nhẹ chiếm 12,12 %.

Như vậy, mức độ biểu hiện triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, số lượng vi khuẩn E.coli trong đường ruột lợn con và lượng độc tố do vi khuẩn E.coli tiết ra.

4.2.5. Bệnh tích của lợn mắc bệnh sưng phù đầu

Trong thời gian thực tập, tôi đã tiến hành theo dõi những con lợn mắc bệnh phù đầu và tiến hành mổ khám 8 con lợn mắc bệnh để kiểm tra bệnh tích. Kết quả trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Bệnh tích của lợn mắc bệnh sƣng phù đầu Số con mổ khám (con) Bệnh tích Số con có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) 8 Sưng phù đầu, mí mắt 8 100 Thận phù xuất huyết từng đám 2 25

Sưng phù ở lớp dưới niêm mạc dạ dày 6 75 Xoang bao tim, ngực, bụng tích nước 8 100

Gan, lách sưng tụ huyết 4 50

Ruột non viêm, xuất huyết chứa đầy

nước căng phồng 8 100

Tím tái rìa tai, mõm, 4 chân 2 25

Theo bảng 4.6 chúng tôi tiến hành mổ khám 8 con lợn mắc bệnh để kiểm tra bệnh tích cho thấy:

- Xuất huyết màng treo ruột là bệnh tích điển hình của bệnh sưng phù đầu trên lợn con.

- Về bệnh tích thì 100% những con vật mổ khám có triệu chứng phù đầu, mí mắt, tích nước xoang ngực, bụng, ruột non viêm xuất huyết chứa đầy nước căng phồng.

- Bệnh tích sưng phù ở lớp dưới niêm mạc dạ dày chiếm tỷ lệ cao 75%. - Gan, lách sự tụ huyết chiếm tỷ lệ 50%.

Trong mô tả của tác giả Bùi Xuân Đồng (2002) [5] cho biết, bệnh tích rõ nhất trên lợn là phủ mặt, tím tai, tím mõm và chân, máu đặc sẫm, phổi bị viêm, sưng gan, tìm nhão, xoang ngực, xoang bụng tích nước, hạch ruột viêm toàn bộ.

Đào Trọng Đạt và cs (1986) [4] cho rằng triệu chứng đặc trưng nhất là phù nề ở thành dạ dày (85%). Theo Nguyễn Khả Ngụ (2000) [13], đã tính tần số xuất hiện của bệnh cao nhất là máu đặc màu sẫm, hạch ruột, hạch bẹn nông sưng (100%) viêm phổi và màng phổi (80%), bệnh tích ở gan, mật, dạ dày, ruột (70%), ở lách thận (40-50%).

Theo tác giả Timoney J.F (1980) [24] đã mô tả bệnh tích đại thể của bệnh phù đầu lợn con gồm: sưng phù ở lớp dưới niêm mạc dạ dày, sưng phù túi mật, màng treo kết tràng, các hạch ở ruột và kết tràng sưng phù và xuất huyết, thận có sợi huyết bao quanh, sưng và chúa dịch, màng phổi và phổi sưng phù, màng bao tim chứa đầy dịch và xuất hiện các đốm xung huyết ở tâm nhĩ và màng trong tim có xuất hiện hiện tượng viêm xung huyết.

4.2.5. Kết quả một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con

Để điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con đạt hiệu quả cao, tại cơ sở thực tập tôi đã sử dụng hai phác đồ với hai loại thuốc kháng sinh là Amlis LA và SUTRI-UV, ngoài ra còn dùng kết hợp với thuốc trợ lực, trợ sức: Vitamin C, B.complex, Catosal trong điều trị bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi để tìm xem phác đồ điều trị nào có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đối với những lợn mắc bệnh sưng phù đầu thì quá trình điều trị được tiến hành qua các bước sau:

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 49)