Hạch toán chi phí thuốc thú y

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 60 - 68)

Phác đồ Tên thuốc Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Chi phí thú y/con (đồng) Tổng chi phí (đồng) Phác đồ 1 Amlis LA Lọ 20ml 3 55000 220000 B.complex Gói 100g 4 14000 56000 12.000 396.000 Vitamin C Gói 100g 4 10000 40000 Catosal Lọ 20ml 2 40000 80000

Phác đồ 2 SUTRI-UV Lọ 20ml 4 42500 170000 B.complex Gói 100g 4 14000 56000 10.500 34.6000 Vitamin C Gói 100g 4 10000 40000 Catosal Lọ 20ml 2 40000 80000

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thu được tôi rút ra một số kết luận sau: - Lợn con ở giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ở trại chăn nuôi Quốc Dũng 2 mắc bệnh sưng phủ đầu khá phổ biến, tỷ lệ lợn bệnh trong tổng số lợn con là 11 %, biến động từ 5 % - 16 %. Tỷ lệ lợn chết do bệnh sưng phù đầu trong đàn là 11,8 %.

- Lợn con mắc bệnh nhiều nhất ở giai đoạn từ 46 – 60 ngày tuổi (tỷ lệ là 18,5 %), thấp hơn là giai đoạn 22 – 45 ngày tuổi (tỷ lệ là 10,5 %) giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (tỷ lệ là 4 %).

- Bệnh thường xảy ra vào các tháng có biến động lớn về thời tiết như tháng giao mùa, tháng mùa đông, nhiệt độ thay đổi thất thường.

- Lợn bệnh thường biểu hiện các triệu chứng:

Phù đầu, sưng mí mắt, tím rìa tai, 4 chân và mõm, dáng đi lảo đảo, giãy đạp 4 chân kiểu bơi chèo, tiếng kêu khàn. Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng biến động từ 12,12 % – 100 %.

- Bệnh tích đặc trưng:

Phù thũng mí mắt, mõm, dưới da, niêm mạc dạ dày, hạch ruột viêm sưng, ruột non căng phồng chứa đầy dịch lỏng và hơi, tích nước xoang ngực, bụng, bao tim, thận phù xuất huyết từng đám, gan lách sưng tụ huyết. Tỷ lệ các bệnh tích biến động từ 25 % – 100 %.

- Hiệu quả điều trị của phác đồ 1 và phác đồ 2 là khá cao. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh sưng phù đầu người chăn nuôi nên sử dụng thuốc Amlis LA vì đây là thuốc có hiệu quả điều trị khỏi bệnh cao với tỷ lệ khỏi 90,90 %, thời gian điều trị ngắn, không gây tác dụng phụ, lợn hồi phục nhanh.

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở chăn nuôi của công ty (Trại Quốc Dũng 2) qua quá trình theo dõi, tiếp xúc với thực tế sản xuất, tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

Để hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu chủ trại chăn nuôi cần nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác vệ sinh phòng bệnh.

Hàng ngày phân, rác phải được dọn sạch tránh gây ô nhiễm chuồng nuôi phải luôn khô ráo, tiêu độc định kỳ.

Thường xuyên phun thuốc sát trùng làm giảm cường độ E.coli ở môi

trường xung quanh.

Cần tập cho lơn con ăn sớm, không cai sữa đột ngột khi cai sữa cần đảm bảo giảm tới mức tối thiểu các tác nhân gây stress cho lợn.

Sử dụng phác đồ 1: Amlis LA, Vitamin C + B.complex, Catosal cho lợn con mắc bệnh sưng phù đầu nhằm điều trị kịp thời, giảm chi phí chăn nuôi, công chăm sóc nuôi dưỡng và tăng hiệu quả kinh tế.

Tiêm phòng vaccine phòng bệnh sưng phù đầu để tạo miễn dịch chủ động cho lợn con.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Đặng Xuân Bình (2001), “Tình hình bệnh phù đầu lợn con ở tỉnh Cao Bằng và biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường, số

4.

2. Nguyễn Xuân Bình (2002), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb

Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Bình, Võ Hoàng Nguyên (2002), Bệnh mới phát sinh ở lợn,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh gia súc non, Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

5. Bùi Xuân Đồng (2002), “Bệnh phù đầu do Escherichia coli gây ra ở lợn con của Hải Phòng và biện pháp phòng chống”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y,

số 3.

6. Nguyễn Ngọc Hải (2001), “Ứng dụng và kỹ thuật PCL trong nghiên cứu vi khuẩn Escherichia coli gây phù thũng trên heo sau cai sữa”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập III.

7. Nguyễn Ngọc Hải, Tô Minh Châu (2001), “Phân lập và định danh vi khuẩn

E.coli gây bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa, Khảo sát tình hình mẫn cảm

của chúng đối với một số loại kháng sinh”, Tập san KHKT Nông Lâm Nghiệp, số 2, Nxb Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Ngọc Hải, Tô Minh Châu (2002), “Tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng thần kinh phù mặt ở heo sau cai sữa”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y

3, tập III, số 2.

9. Nguyễn Bá Hiên (1996), “Số lượng và sự biến động của E.coli và Salmonella trong ruột gia súc gây viêm ruột ỉa chảy”, Luận văn tiến sĩ chuyên ngành thú y Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Lan (2003), “Tình hình bệnh phù đầu ở lợn con do E.coli ở một số địa phương ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập X, số 1.

11. Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2002), Bệnh ỉa chảy và phù thũng sau cai sữa ở lợn con (Oedema Diease), Nxb VHTT Hà Nội.

12. Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1999), Hướng dẫn cách

13. Nguyễn Khả Ngụ (2000), “Xác định các yếu tố gây bệnh của E.coli trong

bệnh phù đầu lợn con ở đồng bằng sông Cửu Long, chế vaccine phòng bệnh”, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp.

14. Nguyễn Thị Nội (1984), Các chủng E.coli gây bệnh đường tiêu hoá ở lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Như Pho (2001), “Phòng ngừa bệnh tiêu chảy heo con giai đoạn cai sữa bằng phương pháp sử dụng kháng sinh và khống chế thức ăn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí

Minh, số 2.

16. Lê Văn Phước (1997), Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

17. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Thị Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vaccine E.coli cho uống phòng bệnh ỉa chảy

phân trắng lợn con”, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế.

18. Phạm Ngọc Thạch, Phạm Thành Nhương (2004), Một số đặc điểm bệnh lý ở lợn con mắc bệnh phù đầu do E.coli và biện pháp phòng trị, Nxb Nông

nghiệp I, Hà Nội.

19. Bùi Thị Thọ, Phạm khắc Hiếu (1995), “Kiểm tra một số ảnh hưởng đến tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thủ y tập III.

20. Tổng cục thống kê (2021). https://channuoivietnam.com/thong-ke-chan- nuoi/

Tài liệu tiếng Anh

21. Benda, Spangler D. (1992), “Stucture and function of choleratoxin and the related E.coli heat – labile enterotoxin ”, State university prees Ames.

22. Kyriakis S.C., Tsyloyiannis V.K, Vlemmas J., Lekkas S., Pertridou E. S (1997), “The afficacy of enrofloxacin in-feed medication by applying diffirent programmes for the control of post weaning oedema disease in weaned piglets”, Zentralbl Veterinamed. B.

23. Schofield F.W., Davis D.(1995), “Oedema disease in swine”, Canadian Journal of comparative Medicin.

24. Timoney J. F.(1980), “Structure and injection of Enterobacterial pili”,

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỢN CON MẮC BỆNH SƢNG PHÙ ĐẦU

Hình 1: Lợn con sƣng phù đầu phù mặt phù mí mắt

Ngƣời hƣớng dẫn

Phan Thị Phƣơng Thanh

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)