Tỷ lệ mắc bệnh sung phù đầu ở lợn con theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 52 - 53)

PHẦN 4 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

4.2. Tình hình mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con tại trại Quốc Dũng 2

4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh sung phù đầu ở lợn con theo lứa tuổi

Bệnh sưng phù đầu do vi khuẩn E.coli gây ra, phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, lợn con bị nhiều tác động stress, đặc biệt là trong thời điểm cai sữa. Chúng tôi tiến hành theo dõi lứa tuổi bị bệnh sưng phù đầu của lợn con tại trại. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sƣng phù đầu theo lứa tuổi Lứa tuổi

(ngày tuổi) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

SS – 21 200 8 4

22 – 45 200 37 18,5

46 – 60 200 21 10,5

Tổng 600 66 11

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh sƣng phù đầu theo lứa tuổi

Qua bảng 4.3 ta thấy, bệnh sưng phù đầu xảy ra từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nhưng chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 22 - 45 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 18,5%, tiếp

theo là ở giai đoạn 46 – 60 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 10,5%. Bệnh ít xảy ra ở giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi với tỷ lệ 4 %.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Lan (2003) [10] cho rằng: lợn ở lứa tuổi 46 – 60 ngày tuổi mắc bệnh nhiều nhất (27,38%) và tỷ lệ mắc thấp nhất ở lợn dưới 21 ngày tuổi (3,42%). Điều này là do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y của từng trại.

Sở dĩ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu ở 2 giai đoạn cai sữa (22 – 45 ngày tuổi) và giai đoạn sau cai sữa (46 – 60 ngày tuổi) với tỷ lệ cao hơn là do giai đoạn sau cai sữa trại tiến hành tách lợn con khỏi lợn mẹ nên có sự thay đổi lớn về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng là nhất là thức ăn, chuồng nuôi. Giai đoạn cai sữa người chăn nuôi chưa chú trọng đến việc cho lợn con làm quen với thức ăn mới khi chuyển loại thức ăn. Từ đó gây ra những tác nhân stress như: thay đổi thức ăn đột ngột, chuyển chuồng, đồng thời giai đoạn 46 – 60 ngày tuổi lợn con sinh trưởng nhanh, người chăn nuôi thường cho lợn con ăn nhiều trong khi hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn thiện được để tiêu hóa và hấp thu triệt để thức ăn, lượng protein dư thừa làm môi trường tốt cho vi khuẩn E.coli phát triển

mạnh và gây bệnh.

Riêng thời kỳ tập ăn lợn con rất mẫn cảm với nhiều bệnh do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút…) gây nên, do cơ quan đáp ứng miễn dịch của lợn phát triển chưa hoàn chỉnh, chưa được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin; lượng kháng thể được truyền thụ động từ lợn mẹ thông qua sữa đầu giảm mạnh nên giai đoạn tập ăn vẫn có tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 52 - 53)