ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Lợn con (♀ Landrace × ♂ Yorkshire) giai đoạn từ sơ sinh đến 60ngày tuổi. - Bệnh sưng phù đầu do Escherichia coli gây ra ở lợn con.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian tiến hành: từ ngày 11/2020 đến 05/2021.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trang trại lợn giống cấp I Quốc Dũng 2 của Công ty cổ phần Nông Nghiệp Mới Phồn Thịnh, khu 1, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong nhưng năm gần đây.
- Tình hình mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi:
+ Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con của trang trại. + Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu theo lứa tuổi của lợn.
+ Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu theo tháng.
- Triệu chứng và bệnh tích của lợn mắc bệnh sưng phù đầu. - Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp tiến hành
a. Phương pháp điều tra
- Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Quốc Dũng 2 từ năm 2019 – 5/2021 thông qua việc thu thập thông tin, phỏng vấn từ người quản lý trang trại, thu thập số liệu thống kê từ sổ sách theo dõi của kỹ thuật trại.
- Đồng thời trong thời gian thực tập, trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con, theo dõi, ghi chép lại các số liệu: Tổng số lợn con của trại, số lợn con trực tiếp theo dõi, số lợn con mắc bệnh sưng phù đầu, số lợn con chết.
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh sưng phù đầu ở trang trại: Theo dõi 6 chuồng
nuôi lợn con với số lượng 600 con (100 con/ chuồng nuôi). Theo dõi điều kiện nuôi dưỡng, loại thức ăn, tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng của những lợn con mắc bệnh.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi: Chúng tôi chia nhóm số lợn con theo dõi căn cứ theo lứa tuổi: giai đoạn từ sơ sinh – 21 ngày tuổi; 22 – 45 ngày tuổi; 46 – 60 ngày tuổi và ghi chép lại số lợn con mắc bệnh ở từng lứa tuổi.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo tháng: Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn trong thời gian thực tập tại trại từ tháng 12/2020 – tháng 5/20201.
c. Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
Để chẩn đoán lợn mắc bệnh sưng phù đầu chúng tôi chẩn đoán qua hai phương pháp: Chẩn đoán lâm sàng và qua phương pháp mổ khám.
* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
- Hàng ngày, trực tiếp chăm sóc theo dõi, quan sát trình trạng sức khỏe chung của đàn lợn. Theo dõi những con có hoạt động và biểu hiện bất thường như:
+ Bỏ ăn, ủ rũ
+ Sưng phù mí mắt, phù ở hầu + Tiếng kêu thay đổi, tiếng kêu khàn
+ Lợn có biểu hiện thần kinh: như thần kinh co giật, bại liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng….
+ Biểu hiện hô hấp: thở khó, tần số hô hấp tăng
+ Quan sát các biểu hiện xung huyết ở các niêm mạc (mắt, mồm), có vùng xung huyết xanh tím ở các vùng ngoại biên như tai, mõm.
+ Quan sát tình trạng phân: phân lỏng, tiêu chảy.
- Với những con nghi mắc bệnh tách riêng theo dõi ghi lại số tai, lứa tuổi, thời gian mắc, biểu hiện bệnh.
* Chẩn đoán qua mổ khám
- Bằng phương pháp theo dõi các triệu chứng lâm sàng và kết hợp với mổ khám.
- Những trường hợp lợn con nghi nhiễm, bệnh nặng, chết đột ngột tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích.
- Thể trạng: Lợn con chết có giảm khối lượng nhiều không, kiểm tra có biểu hiện phù, tích nước dưới da, mí mắt, lỗ tai, mặt, thanh quản hay không. Trạng thái của máu (đặc và sẫm màu).
- Kiểm tra các cơ quan nội tạng:
+ Cơ quan tiêu hóa: Dạ dày, ruột có chứa thức ăn không tiêu hay không, thành ruột xuất huyết hay không.
+ Cơ quan hô hấp: Quan sát phổi xem có hiện tượng viêm màng phổi và viêm phổi.
+ Gan, lách kiểm tra có hiện tượng sưng tụ huyết hay xuất huyết không. + Kiểm tra các hạch lâm ba: Hạch ruột, hạch bẹn có sưng bất thường không.
d. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị
Bảng 3.1 Phác đồ điều trị bệnh sƣng phù đầu
Phác đồ Tên thuốc Liều lƣợng Đƣờng đƣa thuốc
Liệu trình (ngày) Phác đồ I Amlis LA 1ml/10kg TT Tiêm bắp B.complex + Vitamin C 1g/lít (1g/5kgTT) Uống 3 Catosal 1ml/5 - 10kgTT Tiêm bắp Phác đồ II SUTRI-UV 1ml/10kgTT Tiêm bắp B.complex + Vitamin C 1g/lít (1g/5kgTT) Uống 4 Catosal 1ml/5 – 10kgTT Tiêm bắp
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 2 phác đồ để điều trị bệnh: * Phác đồ 1: Amlis LA
Trong 100ml dung dịch chứa:
Amoxicillin (trihydrate) : 10g
Colistin sulfate : 25 000 000 IU
Dexamethasone : 100mg
Dung môi vừa đủ : 100ml
- Liều dùng: Tiêm bắp cho lợn con 1ml/10kg thể trọng. - Liệu trình: Tiêm 2 lần/ ngày, liên tục 3 - 5 ngày
Dùng kháng sinh và kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C, B.complex, Catosal để đem lại kết quả cao trong điều trị.
* Phác đồ 2: SUTRI-UV Trong 100ml dung dịch chứa:
Sulfamethoxypyridazine Sodium : 200mg
Trimethoprim : 40mg
Dung môi vừa đủ : 1ml
- Liều dùng: Tiêm bắp cho lợn con 1ml/10kg thể trọng. - Liệu trình: Tiêm 2 lần/ ngày, liên tục 3 - 5 ngày
Dùng kháng sinh và kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C, B.complex, Catosal để đem lại kết quả cao trong điều trị.
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu trong tổng số lợn theo dõi. - Xác định tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh sưng phù đầu.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo giai đoạn tuổi. - Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trong năm.
- Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh sưng phù đầu. - Bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
Tổng số lợn mắc bệnh (con)
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
Tổng số lợn theo dõi (con) Tổng số con chết (con)
- Tỷ lệ lợn chết (%) = x100 Tổng số con mắc bệnh (con)
Số lợn mắc bệnh theo từng lứa tuổi (con) - Tỷ lệ lợn mắc bệnh = x 100 theo giai đoạn tuổi (%) Tổng số lợn theo dõi theo lứa tuổi (con)
Tổng số lợn khỏi bệnh (con)
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = x 100
Tổng số lợn điều trị (con)
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, thông qua phần mềm Microsoft Excel.