.5 Lịch vaccine cho lợn giống tại trại

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 38)

2.2.5. Các công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia một số công việc sau:

- Khai thác tinh và pha tinh lợn.

- Tiến hành các thao tác thụ tinh nhân tạo cho lợn. - Trực và đỡ đẻ cho lợn.

- Bấm nanh, cắt đuôi cho lợn con mới đẻ. - Nhỏ, tiêm chế phẩm cho đàn lợn con. - Vệ sinh quanh trại.

Lợn đực giống Cách 6 tháng Tai xanh PrimePac – PRRS Tiêm bắp 2 Cách 6 tháng LMLM Aftovax mono O Tiêm bắp 2 Cách 6

tháng Giả dại Aujeszky MLV Tiêm bắp 2 Cách 6 tháng Dịch tả Suigen HC Tiêm bắp 2 Lợn hậu bị Sau 10 ngày nhập

Khô thai Parvoerysin Tiêm bắp 2 Giả dại Aujeszky MLV Tiêm bắp 2 Sau 20 ngày nhập Dịch tả Suigen HC Tiêm bắp 2 LMLM Aftovax mono O Tiêm bắp 2 Sau 30 ngày nhập

Khô thai Parvoerysin Tiêm bắp 2 Giả dại Aujeszky MLV Tiêm bắp 2

Lợn nái Mang thai

10 tuần

chửa Dịch tả Suigen HC Tiêm bắp 2

12 tuần chửa

LMLM Aftovax mono

O Tiêm bắp 2

- Thiến lợn con.

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh sung phù đầu thưởng xảy ra ở lợn 1 – 60 ngày tuổi, hay gặp nhiều nhất ở lợn trước và sau cai sữa 1 - 3 tuần tuổi gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Ở Việt Nam bệnh E.coli dung huyết xảy ra đối với lợn, đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay bệnh đã được phát hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tìm hiểu về E.coli đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Bệnh sưng phù đầu thường gặp ở lợn con mới sinh vào các giai đoạn tuổi trước và sau cai sữa 1 – 3 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất lên đến 100%, theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [4].

Lê Văn Tạo và cs (1993) [17] đã phân lập từ bệnh phẩm lợn con chết do bệnh phân trắng, đã chọn các giống E.coli điển hình chế vaccine sau khi đẻ 2 giờ uống liều 1ml liên tục 3 – 5 ngày, làm giảm tỷ lệ lợn con bị phân trắng từ 30 – 35% so với đối chúng.

Bùi Thị Thọ và Phạm Khắc Hiếu (1995) [19] kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng đã cho rằng việc sử dụng thuốc phòng, trị bệnh khác nhau đã dẫn đến tính mẫn cảm và kháng thuốc khác nhau. Tỷ lệ E.coli kháng thuốc cao thì thời kỳ E.coli đa

kháng cũng cao. Tính kháng thuốc của E.coli có liên quan đến tuổi lợn bị bệnh (lợn dưới 4 ngày tuổi mắc bệnh có tỷ lệ E.coli kháng thuốc thấp hơn ở tuổi trên 4 ngày tuổi).

Tác giả Lê Văn Phước (1997) [16] cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli ở lợn con thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và không khí. Do đó để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh E.coli thì ngoài biện pháp về dinh dưỡng, thú y cần đảm bảo khí hậu

chuồng nuôi thích hợp.

Nguyễn Bá Hiên (1996) [9] đã phân lập và xác định một số tính chất sinh vật hóa học của các chủng E.coli gây bệnh phủ đầu lợn con ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã phân lập được 97 chủng E.coli có đầy đủ các đặc tính sinh hóa điển hình, trong đó có 38 chủng có khả năng gây dung huyết mạnh, chủ

yếu thuộc hai serotype O26 và O119, có 83,33% số chủng E.coli phân lập từ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu có sản sinh độc tố chịu nhiệt (ST), 56,66% có sản sinh độc tố không chịu nhiệt (LT) và 50% số chủng có sản sinh cả hai độc tố đó, có 90,48% số chủng nguyên kết với K88 ở mức độ từ (+) đến (+++).

Lê Văn Năm và cs (1999) [12] đã hướng dẫn cách phòng và trị bệnh

E.coli dung huyết ở lợn trước và sau khi cai sữa. Nên cho lợn tập ăn sớm từ lúc

7 – 10 ngày tuổi, lúc đầu hòa thức ăn tập ăn bối vào vú lợn nái hoặc vào mồm lợn con ngày 4 – 5 lần cho đến khi lợn có thể ăn được. Cai sữa từ từ và tăng dần khẩu phần ăn. Hai tuần đầu sau cai sữa giữ lợn con lại nơi chuồng cũ và tách lợn mẹ đi nơi khác. Thức ăn cho lợn con cai sửa phải nghèo đạm và nghèo sinh năng lượng nếu không E.coli phát triển rất nhanh. Tác giả kết luận rằng lợn mắc bệnh

E.coli dung huyết chết do hai nguyên nhân sau:

- Loạn khuẩn đường ruột.

- Nhiễm độc toàn thân, đặc biệt nhiễm độc hệ thần kinh nên gây phù nề. Điều trị bệnh chỉ có hiệu quả cao ở giai đoạn đầu. Để điều trị có hiệu quả dùng các chế phẩm như trong trường hợp điều trị chứng khó tiêu và bệnh phân trắng, dùng các loại thuốc an thần như: aminazin 1%, novocain 0,5%, senluxen (1 viên/con), analgin (0,5 – 1ml/con) để cắt các triệu chứng thần kinh. Dùng vitamin B1 (2,5%), vitamin C (5%) để giải độc hạn chế phù, kết hợp kháng sinh đồ để điều trị như: norfloxkana, genta - tylo.

Theo Bùi Xuân Đồng (2002) [5] cho rằng, bệnh phủ đầu lợn con có tỷ lệ chết từ 27 – 45,6%, vi khuẩn gây bệnh mang kháng nguyên K88 chiếm 88%, K99 chiếm 22.2%. Kháng sinh điều trị bệnh có hiệu quả gồm: ampicillin, streptomycin.

Qua nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con ở Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan (2003) [10] cho rằng: tỷ lệ mắc bệnh trong đàn là 45,77%, tỷ lệ lợn tử vong chiếm 61,44%, lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 45 – 60 ngày. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thân nhiệt tăng từ 40 – 41,5oC, phù mi mắt, tím rìa tai, khó thở, khản giọng, liệt hai chân trước, bốn chân giày đạp... Bệnh tích chủ yếu là thủy thũng mặt, mi mắt, gan, phối sưng, tim nhão, phù đầu niêm mạc dạ dày

xuất huyết, ruột non chứa dịch lỏng và sinh hơi, hạch ruột sưng, thủy thũng, tích nước xoang ngực, bụng.

Nguyễn Ngọc Hải và cs (2002) [8], tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng thần kinh phù mặt ở lợn sau cai sữa, đã phân lập từ 135 mẫu hạch màng cheo ruột của lợn bệnh phù đầu, xác định type kháng nguyên của 70 gốc E.coli bao gồm O138: K81, O139: K82; O141: K45 ab; K88, K87. Trong thời gian qua ở nước ta, nhiều tác giả đã nghiên cứu về bệnh phù đầu. Những nghiên cứu tập trung vào xác định các đặc điểm dịch tễ, mầm bệnh, triệu chứng, bệnh tích và các biện pháp phòng trị bệnh, đặc biệt những năm gần đây đã ứng dụng kỹ thuật PCR (phản ứng nhân gen) để xác định các yếu tố gây bệnh Ecoli.

Theo Phạm Ngọc Thạch và Phạm Thành Nhương (2004) [18]: lợn con từ 21 – 60 ngày tuổi có triệu chứng điển hình bệnh phủ đầu do E.coli được kiểm tra theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu và chỉ tiêu sắc tố mật so sánh với lợn khỏe, đồng thời thử nghiệm một số phác đồ điều trị. Kết quả cho thấy:

- Khi lợn bị bệnh protein tổng số, các tiểu phần protein: albumin, α và β globulin đều giảm, trong khi đó γ globulin lại tăng so với lợn khỏe.

- Hàm lượng đường huyết, hàm lượng Na, độ dự trữ kiểm trong huyết thanh lợn bệnh cũng đều giảm và giảm nhiều khi bệnh nặng.

- Hàm lượng bilirubin trong huyết thanh, hàm lượng urobilin trong nước tiểu và stecobilin trong phân lợn bệnh đều tăng theo mức độ bệnh.

Các tác giả Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2005) [11] cho rằng bệnh phù nề mặt ở lợn con thường gặp ở giai đoạn 1 tháng tuổi sau khi đẻ. Bệnh có tính lây lan mạnh, E.coli thường xuyên xuất hiện ở đường tiêu hóa và có trên

145 chủng khác nhau. Trong 145 chủng đó chủng O8, O138, O139, O141. Bệnh thường xảy ra ở lợn con, nhất là ở giai đoạn sau khi cai sữa 1 – 2 tuần tuổi do các nhân tố stress gây nên như: thay đổi thức ăn đột ngột, thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột. Bệnh xâm nhập vào màng ruột gây bệnh trong hạch máu độc tố làm thay đổi tính thẩm thấu các màng hạch gây phù thũng xung quanh, nếu xảy ra ở trên não sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh.

Nguyễn Ngọc Hải (2001) [6], đã ứng dụng kỹ thuật PCR trong nghiên cứu vi khuẩn E.coli gây phù trên lợn sau cai sữa, cho rằng có khả năng tạo độc tố verotoxin, một số chủng sản sinh độc tố đường ruột ST, LT và chỉ gặp ở các

chủng E.coli thuộc nhóm kháng nguyên O141, rất ít ở nhóm kháng nguyên O139 và O138. Như vậy, những nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra và tính kháng thuốc của chúng đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở bệnh phân trắng, bệnh tiêu chảy và bệnh phù đầu lợn con.

Đối với các địa phương khác nhau do các type khác nhau gây bệnh, cụ thể như sau:

Nguyễn Ngọc Hải và Tô Minh Châu (2001) [7] cho biết đã định danh được 5 type kháng nguyên gây bệnh ở hai địa phương Biên Hòa và Thủ Đức bao gồm: O138: K81 (chiếm 2,23%), (O139: K82 (chiếm 12.08%), O141: K45 ab (chiếm 42,85%), K88 (14.28%), O141: K85 a,b: K88 (chiếm 5,49%) số chủng không định được type (chiếm 23,07%). Theo Bùi Xuân Đồng (2002) [5] phân lập giám định

E.coli từ bệnh phẩm, xác định các yếu tố gây bệnh và độc lực của E.coli trong

bệnh phù đầu lợn con ở Hải Phòng, đã thu được 81/100 mẫu dương tính E.coli

phù đầu có 46,9% thuộc type K88; 22,2% thuộc type K89; 30,9% không định được type.

Những nghiên cứu của các tác giả trong nước đã thực sự góp phần hạn chế phát sinh bệnh, nâng cao hiệu quả trong phòng trị bệnh tăng hiệu quả chăn nuôi.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Brenda (1995) [21] công bố: đã phát hiện type O139: K12 có tua để kết bám, các tua này không tìm thấy ở điều kiện in-vitro. Tuy nhiên, một biến chúng của nó là 107 lại có khả năng tạo tua liên quan đến kháng nguyên in - vitro, do vậy các tua này được đặt tên là F107. Sau này, F107 được gọi là F18. theo Nguyễn Ngọc Hải (2001) [6].

Shofied và Davis (1995) [23] đã chứng minh được vai trò gây bệnh đường ruột của E.coli ở lợn con.

Kyriakis (1997) [22] cho rằng bệnh phù đầu thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa từ 1 – 2 tuần tuổi. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh tới 80% hay cao hơn trong cùng một lứa, trung bình từ 30 – 40%. Triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh là sưng, phù ở mặt, mi mắt và có biểu hiện thần kinh. Tiêu chảy có thể xảy ra nhưng không phải là triệu chứng điển hình. Vi khuẩn E.coli cũng như một số vi khuẩn đường ruột khác trước đây được coi là những vi khuẩn cộng sinh ở đường ruột, nhưng chúng còn xuất hiện trong các bệnh sinh sản và hô hấp.

Trong quá trình sống vi khuẩn E.coli có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột.

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Lợn con (♀ Landrace × ♂ Yorkshire) giai đoạn từ sơ sinh đến 60ngày tuổi. - Bệnh sưng phù đầu do Escherichia coli gây ra ở lợn con.

3.1. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian tiến hành: từ ngày 11/2020 đến 05/2021.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại trang trại lợn giống cấp I Quốc Dũng 2 của Công ty cổ phần Nông Nghiệp Mới Phồn Thịnh, khu 1, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong nhưng năm gần đây.

- Tình hình mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi:

+ Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con của trang trại. + Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu theo lứa tuổi của lợn.

+ Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu theo tháng.

- Triệu chứng và bệnh tích của lợn mắc bệnh sưng phù đầu. - Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp tiến hành

a. Phương pháp điều tra

- Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Quốc Dũng 2 từ năm 2019 – 5/2021 thông qua việc thu thập thông tin, phỏng vấn từ người quản lý trang trại, thu thập số liệu thống kê từ sổ sách theo dõi của kỹ thuật trại.

- Đồng thời trong thời gian thực tập, trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con, theo dõi, ghi chép lại các số liệu: Tổng số lợn con của trại, số lợn con trực tiếp theo dõi, số lợn con mắc bệnh sưng phù đầu, số lợn con chết.

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh sưng phù đầu ở trang trại: Theo dõi 6 chuồng

nuôi lợn con với số lượng 600 con (100 con/ chuồng nuôi). Theo dõi điều kiện nuôi dưỡng, loại thức ăn, tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng của những lợn con mắc bệnh.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi: Chúng tôi chia nhóm số lợn con theo dõi căn cứ theo lứa tuổi: giai đoạn từ sơ sinh – 21 ngày tuổi; 22 – 45 ngày tuổi; 46 – 60 ngày tuổi và ghi chép lại số lợn con mắc bệnh ở từng lứa tuổi.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh theo tháng: Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn trong thời gian thực tập tại trại từ tháng 12/2020 – tháng 5/20201.

c. Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng, bệnh tích

Để chẩn đoán lợn mắc bệnh sưng phù đầu chúng tôi chẩn đoán qua hai phương pháp: Chẩn đoán lâm sàng và qua phương pháp mổ khám.

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

- Hàng ngày, trực tiếp chăm sóc theo dõi, quan sát trình trạng sức khỏe chung của đàn lợn. Theo dõi những con có hoạt động và biểu hiện bất thường như:

+ Bỏ ăn, ủ rũ

+ Sưng phù mí mắt, phù ở hầu + Tiếng kêu thay đổi, tiếng kêu khàn

+ Lợn có biểu hiện thần kinh: như thần kinh co giật, bại liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng….

+ Biểu hiện hô hấp: thở khó, tần số hô hấp tăng

+ Quan sát các biểu hiện xung huyết ở các niêm mạc (mắt, mồm), có vùng xung huyết xanh tím ở các vùng ngoại biên như tai, mõm.

+ Quan sát tình trạng phân: phân lỏng, tiêu chảy.

- Với những con nghi mắc bệnh tách riêng theo dõi ghi lại số tai, lứa tuổi, thời gian mắc, biểu hiện bệnh.

* Chẩn đoán qua mổ khám

- Bằng phương pháp theo dõi các triệu chứng lâm sàng và kết hợp với mổ khám.

- Những trường hợp lợn con nghi nhiễm, bệnh nặng, chết đột ngột tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích.

- Thể trạng: Lợn con chết có giảm khối lượng nhiều không, kiểm tra có biểu hiện phù, tích nước dưới da, mí mắt, lỗ tai, mặt, thanh quản hay không. Trạng thái của máu (đặc và sẫm màu).

- Kiểm tra các cơ quan nội tạng:

+ Cơ quan tiêu hóa: Dạ dày, ruột có chứa thức ăn không tiêu hay không, thành ruột xuất huyết hay không.

+ Cơ quan hô hấp: Quan sát phổi xem có hiện tượng viêm màng phổi và viêm phổi.

+ Gan, lách kiểm tra có hiện tượng sưng tụ huyết hay xuất huyết không. + Kiểm tra các hạch lâm ba: Hạch ruột, hạch bẹn có sưng bất thường không.

d. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị

Bảng 3.1 Phác đồ điều trị bệnh sƣng phù đầu

Phác đồ Tên thuốc Liều lƣợng Đƣờng đƣa thuốc

Liệu trình (ngày) Phác đồ I Amlis LA 1ml/10kg TT Tiêm bắp B.complex + Vitamin C 1g/lít (1g/5kgTT) Uống 3 Catosal 1ml/5 - 10kgTT Tiêm bắp Phác đồ II SUTRI-UV 1ml/10kgTT Tiêm bắp

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)