Cơ cấu của trang trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 29 - 36)

Khu vực Diện tích (m²) Tỉ lệ (%)

Khu chuồng nuôi

Chuồng phối- nái chửa 1500 13

Chuồng nái đẻ 1800 15,6

Chuồng lợn thương phẩm 1500 13

Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa 400 3,5

Chuồng cách li 400 3,5

Nhà sát trùng, kho thuốc, kho cám 500 4,3

Kho phân, bể biogas 800 7

Khu nhà ở cho công nhân, sân… 1000 8,7

Diện tích trồng trọt bao quanh 3650 31,4

Tổng 11550 100

2.2.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Với hệ thống chuồng khép kín, có quạt thông gió ở cuối dãy chuồng và hệ thống làm mát ở đầu chuồng có tác dụng làm mát và ngăn chặn mầm bệnh theo không khí vào chuồng nuôi. Chủ động điều chỉnh được mức độ nhiệt trong chuồng thích hợp. Hệ thống khung lồng, sàn, máng ăn, vòi phun, độ dốc nền chuồng... được thiết kế phù hợp. Lợn ở các lứa tuổi được nuôi ở các khu vực riêng biệt, các khu chuồng được thiết kế lần lượt từ khu chuồng mang thai - khu chuồng đẻ - khu cai sữa - khu nuôi thịt, giữa các khu được xây dựngcách nhau một khoảng trống.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng, giữ vai trò quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. Trang trại đã xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng các đàn lợn khác nhau, ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Tính toán chi phí sử dụng sử dụng sao cho hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng và phòng bệnh của đàn lợn.

Trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia cùng công nhân của trại chăm sóc các loại lợn:

Trang trại sử dụng 2 loại cám của Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên:

- MH 118S – giai đoạn nái chửa kỳ I - MH 119S – giai đoạn nái chửa kỳ II

* Chăm sóc lợn nái mang thai

Nái mang thai chia làm hai giai đoạn:

- Nái chửa kỳ I (từ 1 – 84 ngày): đây là giai đoạn trứng được thụ tinh phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm nên dinh dưỡng giai đoạn này chỉ để duy trì cơ thể lợn nái và phần không đáng kể nuôi bào thai. Chuồng nuôi giai đoạn này đảm bảo luôn thông thoáng nhốt riêng từng con. Dinh dưỡng đảm bảo 13% protein và năng lượng trao đổi 2800 Kcalo. Công tác thú y được quan tâm để tránh cho lợn bị sảy thai, giúp cho thai sinh trưởng, phát triển bình thường.

- Nái chửa kỳ II (từ 85 ngày đến đẻ): dinh dưỡng đảm bảo ở giai đoạn này là 15% protein và năng lượng trao đổi 3000 Kcalo. Vì đây là giai đoạn cuối của quá trình mang thai, thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con được quyết định trong thời gian này. Do đó khâu chăm sóc nuôi dưỡng và tiêm phòng cho lợn là hết sức quan trọng. Ngoài ra, phải luôn đảm bảo chuồng nuôi khô thoáng.

* Chăm sóc lợn nái nuôi con

Chế độ ăn của nái đẻ là: ngày đẻ không cho ăn, cho uống nước tự do, bổ sung chất điện giải.

+ Dùng cám MH 119S

- Ngày thứ nhất sau đẻ cho ăn 1 kg/con. - Ngày thứ 2 sau đẻ cho ăn 2 kg/con. - Ngày thứ 3 sau đẻ cho ăn 3 kg/con. - Ngày thứ 4 sau đẻ cho ăn 4 kg/con.

- Từ ngày thứ 7 trở đi cho đến khi cai sữa có thể dùng công thức sau để tính lượng thức ăn cho một nải trong một ngày.

Thức ăn / nái / ngày= 2 kg + (0,3 x số con theo mẹ)

Tùy theo thể trạng của lợn nái mà ta có sự điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, với những lợn nái gầy ta có thể tăng thêm lượng thức ăn và ngược lại.

Một ngày trước khi cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%. Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.

Ngoài ra, trong chuồng nái đẻ cần có ô úm và tập cho lợn con ăn sớm.

* Chăm sóc lợn con

Mục đích chăm sóc lợn con là áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật để lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, nuôi thịt sinh trưởng phát triển nhanh và tăng năng suất chăn nuôi.

Lợn con sinh ra chịu sự thay đổi rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh, vì vậy cần tạo điều kiện cho lợn con tránh yếu tố stress và tỷ lệ chết trong giai đoạn sơ sinh cao. Chuồng nuôi luôn khô ráo và ấm áp. Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm bổ sung chế phẩm cho lợn và cho lợn con tập ăn - sớm. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và giàu năng lượng.

Quy trình chăm sóc lợn con giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi:

- Ngày 2: mài nanh, nhỏ kháng thể Igpig 2ml/con, tiêm 0,5 ml Amoxcolis. - Ngày 4: cắt tại + đánh số, nhỏ cầu trùng (Mekococ), tiêm 2ml Fe+B12. - Ngày 7: cho lợn con tập ăn, tiêm 2ml vaccine suyễn+Circo (Porcilis PCV Mhyo).

- Ngày 14: tiêm vaccine dịch tả (Suigen HC).

- Ngày 21: tuổi tiêm vaccine suyễn + Circo (Porcilis PCV Mhyo) lần 2. - Ngày 22: cai sữa lợn con + chuyển lợn mẹ về chuồng phối.

- Ngày 28: tiêm vaccine lở mồm long móng (Aftovax mono O). - Ngày 35: tiêm vaccine tai xanh (PrimePac – PRRS).

- Ngày 60: chuyển lợn con sang chuồng nuôi giống + thịt.

Trong giai đoạn này chúng tôi sử dụng 2 loại cám thể hiện ở bảng 2.2: - Cám HI-GRO 550S – Công ty CP Việt Nam.

Bảng 2.2 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn cho lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi

Thành phần Cám HI-GRO 550S (GĐ tập ăn) Cám JUMBO 01 (GĐ cai sữa – 45 ngày tuổi)

Protein thô (min) 21 % 21 %

Độ ẩm (max) 14 % 14 %

Xơ thô (max) 3,5 % 5 %

Canxi (min – max) 0,6 – 1,2 % 0,7 – 1,5 %

Photpho tổng số (min – max) 0,4 – 0,9 % 0,5 – 1,5 %

Lysine tổng số (min) 1,3 % 1,35 %

Methionine +Cystine tổng số (min) 0,7 % 0,75 %

Năng lƣợng trao đổi (tối thiểu) 3300 Kcal/kg 3200 Kcal/kg

Chế độ dinh dưỡng của lợn con giai đoạn tập ăn và giai đoạn cai sữa – 60 ngày tuổi.

Loại cám sử dụng cho lợn con giai đoạn tập ăn là cám chuyên dùng cho lợn con cám HI-GRO 550S.

Lợn sinh ra được 7 ngày tuổi chúng ta bắt đầu tập cho lợn ăn vào máng inox tròn, những ngày đầu tập cho lợn ăn mỗi lần cho từ 30 – 50 viên vào máng cho lợn tập ăn và cho nhiều lần trong ngày, không nên cho quá nhiều lợn con sẽ không ăn hết cám sẽ bị bẩn gây lãng phí thức ăn.

Những ngày tiếp theo cho lượng cám tăng dần và chia nhỏ làm nhiều bữa cho lợn con ăn.

Giai đoạn từ cai sữa đến 45 ngày tuổi. sử dụng 50% cám JUMBO 01 + 50% cám HI-GRO 550S.

Giai đoạn 46 – 60 ngày tuổi trộn giảm dần tỷ lệ cám HI-GRO 550S và trộn tăng tỷ lệ cám JUMBO 01 cho đến 60 ngày tuổi thì chuyển sang dung 100% cám JUMBO 01. Trộn giảm dần cám để tránh hiện tượng lợn không ăn cám mới và tiêu chảy trên lợn con, cho lợn con thích nghi dần với cám mới.

2.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán bệnh phải kịp thời và chính xác để đưa ra phác đồ điều trị đúng. Làm tốt công tác chẩn đoán bệnh sẽ giúp con vật nhanh chóng lành bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc, giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy hàng ngày tôi cùng các cán bộ trong trại tiến hành theo dõi lợn ở tất các ô chuồng, phát hiện kịp thời những con lợn ốm để điều trị. Khi lợn mới mắc bệnh thường không có những triệu chứng điển hình mà thường thấy con vật ủ rủ, mệt mỏi, chán ăn... Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh thì ngoài các triệu chứng lâm sàng ta quan sát thấy thì cần kết hợp với kinh nghiệm của các bộ kĩ thuật và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, qua đó có hướng điều trị kịp thời chính xác cho lợn mắc bệnh.

* Công tác điều trị

Trong quá trình thực tập tại trại Quốc Dũng 2, bằng những kiến thức đã học ở nhà trường và được sự giúp đỡ của các cán bộ kĩ thuật của trại tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn như: bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, bệnh sưng phù đầu, phân trắng lợn con…

* ệnh viêm tử cung

Là bệnh tương đối phổ biến ở lợn nái và mắc với tỉ lệ cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do trong quá trình lợn đẻ con người can thiệp mà không vệ sinh sát trùng tay, các dụng cụ liên quan trước khi can thiệp cho lợn nái.

Cách điều trị như sau: sau khi lợn đẻ tiêm SG. Oxytocin 5 ml/con; đồng thời tiêm AnalgineC 1 ml/15 kg TT/lần/ngày; sau đó 6 – 12 giờ tiêm Amoxi LA 1ml/12 kg TT, tiêm nhắc lại sau 48 giờ.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Bệnh viêm vú

Là một trong những bệnh tương đối phổ biến. Nhưng ở tại Quốc Dũng 2 tỷ lệ mắc tương đối ít: do công tác vệ sinh vú cho lợn mẹ và vệ sinh chuồng trại tốt; tiến hành cắt nanh cho lợn con sớm đã làm giảm tỉ lệ trầy xát vú lợn mẹ.

Cách điều trị bệnh của trang trại là: tiêm AnalginC 1 ml/15 kg TT/lần/ngày; tiêm Amoxi LA 1 ml/12 kg TT, tiêm nhắc lại sau 48 giờ.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Dùng khăn vải nhúng vào nước pha với cồn iodine 10%; lau chùi, xoa bóp bầu vú ngày 1 lần. Vắt bỏ bớt sữa trong bầu vú.

Tách đàn con ra khỏi những con mẹ bị viêm vú.

Đây là bệnh thường gặp với lợn nái đẻ lứa đầu với tỉ lệ cao, nhưng với các lứa sau thì lợn nái quen dần và tỉ lệ này giảm. Bệnh thường được điều trị khỏi hoàn toàn. Khi lợn đã đẻ được 1 con trở lên, nghĩa là khi cổ tử cung lợn nái đã mở mà bị đẻ khó thì tiêm SG. Oxytocin với liều 5 ml. Sau khi tiêm SG. Oxytocin 20 phút mà thấy lợn vẫn chưa đẻ được thì phải can thiệp bằng tay để lấy thai ra. Chú ý vệ sinh tay bằng dung dịch sát trùng và thoa một lớp gel bôi trơn trước khi đưa tay vào móc thai ra.

Sau khi lợn đẻ hết cần tiêm kháng sinh Amoxi LA với liều 1 ml/12 kg TT; tiêm AnalginC 1 ml/15 kg TT/lần/ngày. Có thể tiêm lặp lại sau 48 giờ. Sau đó 12 tiếng tiêm cho lợn nái 1 mũi Catosal AP 10 ml/con để trợ sức cho lợn.

* Bệnh phân trắng lợn con

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân và xuân hè, những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm ướt, độ ẩm môi trường cao. Bệnh phát sinh chủ yếu ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa

+ Nguyên nhân: bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng tháo chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết . Bệnh xảy ra chủ yếu ở giai đoạn lợn con theo mẹ.

Ngoài nguyên nhân do trực khuẩn E.coli thì bệnh còn gây ra bởi

nguyên nhân khác như:

- Sàn chuồng bẩn làm cho bầu vú mẹ bẩn, khi lợn con bú làm cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa.

- Do lợn mẹ ít sữa, lợn con bị đói, lợn gặm nhấm nền sàn chuồng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

- Do lợn mẹ bị viêm vú làm cho thành phần, chất lượng sữa thay đổi dẫn đến lợn con bị rối loạn tiêu hóa.

- Do việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời gi không tốt, bào thai phát triển không bình thường, lợn con sinh ra yếu. Hoặc thời kỳ nuôi con lợn mẹ ốm không đủ sữa cho con bú, dẫn đến sức đề kháng của lợn con giảm làm cho lợn dễ mắc bệnh.

- Do hệ thần kinh của lợn phát triển chưa hoàn thiện nên kém thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Do đó thời tiết thay đổi bất thường thì lợn con dễ bị mắc bệnh.

- Do không vệ sinh má ng tập ăn, vòi uống nước lợn con dễ gây bệnh cho nhau. Vi khuẩn E.coli sau khi xâm nhập vào cơ thể bắt đầu phát triển ở ruột non và sản sinh ra độc tố gây viêm niêm mạc ruột, dẫn tới lợn con ỉa phân trắng. + Triệu chứng: giai đoạn đầu, trước khi phát bệnh 1 ngày lợn con đi ngoài khó, đuôi cong lên, phân táo, màu đen và nhỏ như hạt đậu đen.

Giai đoạn bệnh phân lợn từ táo chuyển sang vàng sệt sau đó chuyển thành dạng lỏng trắng, trắng hơi vàng, mùi tanh khắm khó ngửi. Lợn con bú ít dần, lúc mới mắc bệnh bụng hơi chướng, bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, ủ rũ, đuôi và hậu môn dính bết phân, lợn mắc bệnh 2 – 3 ngày phân có mùi tanh khắm. Trong phân có chứa hạt sữa chưa tiêu hóa. Lợn con mất nước nếu ỉa chảy kéo dài, da nhăn nheo, đi đứng xiêu vẹo, gầy dộc đi, bốn chân lạnh, mình co rúm ró.

+ Bệnh tích: phát bệnh chủ yếu ở xoang bụng, ruột non viêm cata kèm theo xuất huyết. Niêm mạc ruột và dạ dày phủ một lớp màng nhầy, gan sưng thoái hoái có màu đất sét, chất chứa trong đường ruột lỏng, màu vàng. Xác chết gầy, bụng hóp, xác chết để qua đêm phần bụng có màu đen và quá trình hoại tử chậm.

+ Điều trị:

Hộ lý: vệ sinh chuồng trại, thu dọn sạ ch sẽ phân, giữ nền sản sạch chuồng luôn khô ráo, sưởi ấm cho lợn con.

Tiêm CEFTIPUR (ceftiofur: 5g/100ml): 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp 1 lần/ ngày.

Điện giải - Gluco - K - C: pha nước uống 5 – 10g/con/ ngày. Catosal: 1 – 2ml/con, tiêm bắp 1 lần/ ngày.

2.2.4. Công tác vệ sinh thú y tại trại chăn nuôi

* Vệ sinh phòng bệnh

Cổng vào có máy phun sát trùng, hố sát trùng được rắc vôi. Phun sát trùng tất cả các phương tiện ra vào trại. Dùng riêng các phương tiện vận chuyển trong trại như xe tải, xe đẩy,...để vận chuyển lợn, thức ăn và các dụng cụ. Hạn chế người ra vào trại, công nhân mới vào trại, người lạ đều phải cách ly 1 ngày sau đó mới được vào chuồng. Trước khi vào chuồng phải tắm sát trùng, phòng sát trùng sạch sẽ, có 4 khoang, khoang sát trùng có hình ziczac, tắm sát trùng bằng hệ thống phun sương tự động.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)