Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 42 - 44)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Brenda (1995) [21] công bố: đã phát hiện type O139: K12 có tua để kết bám, các tua này không tìm thấy ở điều kiện in-vitro. Tuy nhiên, một biến chúng của nó là 107 lại có khả năng tạo tua liên quan đến kháng nguyên in - vitro, do vậy các tua này được đặt tên là F107. Sau này, F107 được gọi là F18. theo Nguyễn Ngọc Hải (2001) [6].

Shofied và Davis (1995) [23] đã chứng minh được vai trò gây bệnh đường ruột của E.coli ở lợn con.

Kyriakis (1997) [22] cho rằng bệnh phù đầu thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa từ 1 – 2 tuần tuổi. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh tới 80% hay cao hơn trong cùng một lứa, trung bình từ 30 – 40%. Triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh là sưng, phù ở mặt, mi mắt và có biểu hiện thần kinh. Tiêu chảy có thể xảy ra nhưng không phải là triệu chứng điển hình. Vi khuẩn E.coli cũng như một số vi khuẩn đường ruột khác trước đây được coi là những vi khuẩn cộng sinh ở đường ruột, nhưng chúng còn xuất hiện trong các bệnh sinh sản và hô hấp.

Trong quá trình sống vi khuẩn E.coli có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại trại của công ty phồn thịnh (Trang 42 - 44)