Yêu cầu của công tác chọn tạo giống chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng của một số dòng chè tạo ra từ lai hữu tính và đột biến phục vụ phục vụ cho sản xuất chè xanh chất lượng cao (Trang 30 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Yêu cầu của công tác chọn tạo giống chè

Chè là cây trồng lâu năm, tổng thời gian sinh trƣởng dài, các đặc trƣng về sinh trƣởng dinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực biểu hiện rất khác nhau, do đó việc nghiên cứu giống chè cần phải kiên trì và lâu dài.

Chu kỳ phát dục của chè dài, quá trình phát dục của cây chè bị điều kiện ngoại cảnh chi phối rất mạnh. Cho nên cần phải chọn tạo đƣợc những loại hình thích hợp cho từng vùng với điều kiện ngoại cảnh cụ thể và với những loại hình sản phẩm cụ thể. Các giống chè đều có những đặc điểm và khả năng phân cành khác nhau, có giống phân cành thấp (thân bụi, nửa bụi), có giống phân cành cao, cành thƣa hơn (thân gỗ, bán gỗ). Khả năng phân cành của mỗi giống đều có ảnh hƣởng đến chiều cao, độ rộng tán, mật độ cành, mật độ búp của tán chè và qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng chè.

Việc đánh giá phẩm chất chè phải trải qua nhiều khâu nhƣ giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật hái, chế biến... cho nên phải đánh giá thật khách quan

mới phản ánh đúng tính chất của từng giống. Để đánh giá đƣợc một giống chè tốt cần phải dựa vào các tiêu chuẩn dƣới đây:

* Tiêu chuẩn về sinh trưởng

Yêu cầu chọn những giống có khả năng phân cành mạnh, vị trí phân cành thấp. Cây sinh trƣởng khỏe và có khả năng thích ứng mạnh với điều kiện ngoại cảnh. Về hình thái lá: Lá to mềm, có nhiều gợn sóng, màu xanh sáng. Mật độ búp trên tán cao và trọng lƣợng búp cao. Thời gian sinh trƣởng hàng năm của cây dài (Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khƣơng, 2000).

Theo Trần Xuân Hoàng (2016) [3], những giống chè có sản lƣợng cao thƣờng là những giống có màu xanh đậm, lá bóng láng, dày. Những giống chè có tỷ lệ chiều dài lá/chiều rộng lá (d/r) bằng 2,2 sẽ có sản lƣợng cao hơn những cây có tỷ lệ này nhỏ hơn 2,2. Giống có dạng lá bầu dục (tỷ lệ d/r nhỏ hơn 2,2) sản lƣợng cao hơn giống có dạng lá hình mũi mác. Giống chè Trung Du có diện tích lá nhỏ thƣờng cho năng suất thấp, búp nhanh mọc xòe.

* Tiêu chuẩn về sản lượng

Các giống chè đều có sự sai khác rất rõ về sản lƣợng. Ví dụ trong điều

kiện của ta, giống chè Kỳ Môn (thuộc loại Camellia var. bohea) thƣờng cho

năng suất thấp hơn nhiều so với giống chè Trung Du (Camellia var. macrophylla). Ở Trung Quốc cho thấy chọn giống tốt tăng sản 127% so với đối chứng. Ở Liên Xô kết quả nghiên cứu 17 năm cho thấy giống Gruzia 1 tăng hơn giống địa phƣơng 27,3%, giống Gruzia 2 tăng hơn giống địa phƣơng 47,7%.

Một giống chè tốt phải có sản lƣợng thật cao và ổn định. Năng suất của giống mới phải cao hơn giống địa phƣơng 15% (Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khƣơng, 2000).

* Tiêu chuẩn về chất lượng

Để đánh giá chất lƣợng búp chè, ngƣời ta chủ yếu quan tâm đến hàm lƣợng các chất tanin, chất hòa tan, axit amin, catechine, đƣờng. Trong đó, các

hợp chất tanin, axit amin và đƣờng có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng chè xanh. Theo Djemukhadze K.M (1982), hƣơng và vị đặc trƣng của chè đƣợc hình thành bởi tác dụng chủ yếu của tanin và các sản phẩm oxy hoá của chúng. Hàm lƣợng tanin trong chè phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau nhƣ giống chè, chế độ canh tác, độ cao địa hình, thời vụ thu hoạch, độ non già của búp chè.

Phẩm chất đƣợc phản ánh rất rõ ở mỗi giống. Kết quả nghiên cứu ở nƣớc ta cho thấy giống chè Shan thƣờng có phẩm chất cao hơn các giống chè khác. Theo tài liệu của Trung Quốc: Giống Vân Nam lá to hàm lƣợng tanin là 25,9%, chất hòa tan 44%, giống Đại Bạch Trà hàm lƣợng tanin và chất hòa tan tƣơng ứng là 20,3 và 47,3%, (Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khƣơng, 2000).

*Tiêu chuẩn về tính chống chịu

Giống là biện pháp cơ bản nhất và kinh tế nhất đối với chỉ tiêu về tính chống chịu. Do phƣơng pháp lai tạo và lựa chọn giống tốt, ở Liên Xơ đã có những nhóm giống thích hợp với từng vùng khí hậu. Ví dụ: Các giống Gruzia số 1, 2, 3, 4, 5, 15 và 16 đƣợc trồng ở miền Nam của vùng chè Liên Xô chịu

nhiệt độ mùa đông không thấp dƣới -8oC. Các giống Gruzia số 6, 10 và 11 có

tính chịu rét tốt hơn, có thể trồng ở các vùng có nhiệt độ mùa đông -15o C. Giống Gruzia số 7, 8 và 12 chịu rét tốt nhất, có thể trồng ở những nơi độ nhiệt

mùa đơng -20 đến -25oC trong điều kiện tán chè có phủ một lớp tuyết dày.

Giống chè tốt phải có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, phải có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và chống hạn, chống rét tốt(Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khƣơng, 2000).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng của một số dòng chè tạo ra từ lai hữu tính và đột biến phục vụ phục vụ cho sản xuất chè xanh chất lượng cao (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)