B. G. Davis (2009) khẳng định thêm rằng hành vi giảng dạy của giáo viên là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thay đổi mức độ động cơ học tập của học sinh. Trong khi Tanveer & cộng sự (2012) đã thảo luận về tác động tăng cường mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên và từ đó xây dựng động lực như được trích dẫn bởi (Lens & Ulrich, 2004). Biến nhiệt tình và sự tham gia được (Said & Al-Homoud, 2004) khẳng định rằng giáo viên thể hiện sở thích và đam mê của họ trong q trình dạy học, tác động tích cực đến động lực học của sinh viên. Biến tránh cạnh tranh gay gắt: theo B. G. J. T. f. t. Davis (1999) cho rằng nên tránh cạnh tranh gay gắt giữa các sinh viên vì nó có thể tạo ra sự hồi hộp và có thể làm cho họ lo lắng; tốt hơn là nên thúc đẩy cạnh tranh nhóm để tăng cường nỗ lực của nhóm và tránh cạnh tranh về điểm số và sự chia rẽ. Sass (1989) yêu cầu giáo viên thảo luận với học sinh để phân tích các yếu tố gây ra sự thay đổi trong động lực của sinh viên được trích dẫn bởi (Davis, 1999). Điều này làm cho sinh viên cảm thấy mình được đánh giá cao và cảm nhận được sự quan tâm của giáo viên. Blanchard (2006) nói rằng phần thưởng là một nguồn quan trọng để thúc đẩy sinh viên. Tuy nhiên Cook (2003) nói rằng nhiều giáo viên khơng thích trao phần thưởng, họ muốn sinh viên đến lớp vì sự hài lịng của chính họ chứ khơng phải khát khao được nhận thưởng như Blanchard (2006) trong khi Harris & Jones (2010) nói rằng phần thưởng là một nguồn động lực thúc đẩy những sinh viên khơng có động cơ bên trong. Loại phần thưởng này đóng vai trị như động lực bên ngồi.
Harris & Jones (2010) đã thảo luận rằng yếu tố sử dụng cảm xúc tích cực để tăng cường học tập và tạo động lực rất quan trọng trong việc nâng cao và thúc đẩy việc học và kích thích bộ nhớ của cá nhân đó trong thời gian dài. Tạo ra mơi trường học tập vui vẻ, thoải mái sẽ tác động tích cực tới động lực học của sinh viên. Giáo viên nên giải thích các khía cạnh bài học rõ ràng sẽ giúp sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ, giúp việc học dễ dàng hơn. Mỗi giáo viên có thể giải thích: “Đây là những gì các em cần biết. Đây là những gì các bạn cần làm. Đây là cách chúng tơi sẽ đưa bạn đến đó” (Manthey, 2004).
Sledge & Pazey (2013) đã nói rằng giáo viên có nghĩa vụ chăm sóc hoặc trách nhiệm giải thích các thắc mắc để giúp đỡ tất cả những học sinh trong q trình học. Harris & Jones (2010) giải thích rằng để thúc đẩy học sinh tốt hơn thì giáo viên cần đưa ra các ví dụ liên quan đến bài học, thảo luận các tình huống để tìm ra hướng nghiên cứu, giải quyết vấn
đề. Đáp ứng nhu cầu của học sinh là phải giải quyết các thắc mắc, yêu cầu mà sinh viên đưa ra, giữ cho sinh viên có động lực và hứng thú. Davis (2009) trích dẫn (Forsyth & McMillan, 1991), những giáo viên phải quan tâm tối đa đến nhu cầu hiện tại của học sinh.