Kiểm định Hausman và mô hình FEM đối với biến phụ thuộc NPLC

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 119 - 122)

Biến Hệ số tương quan Độ lệch chuẩn Giá trị t_statistic P_value

GDP 12.03100 48.23323 0.249434 0.8032

IFL 3.845007 4.769201 0.806216 0.4209

INTERST -1.056559 2.623273 -0.402764 0.6875

C -1.391932 1.856821 -0.749631 0.4542

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ kết quả trên, thấy được cả ba yếu tố GDP, IFL và INTEREST đều không có tác động đến biến NPLC.

- Biến INTERST không tác động đến NPLC ở mức ý nghĩa thống kê 5% tức là tăng INTERST (ở mức một con số) sẽ không mang lại chất lượng tài sản tốt hơn đối với NH với tiêu chí đánh giá là NPLC.

- Biến GDP không tác động đến NPLC ở mức ý nghĩa thống kê 5% tức là tăng trưởng GDP sẽ không mang lại chất lượng tài sản tốt hơn đối với NH với tiêu chí đánh giá là NPLC.

- Biến IFL không tác động đến mức độ thanh khoản cao ở mức ý nghĩa thống kê 5% tức là tăng NPLC (ở mức một con số) sẽ không mang lại chất lượng tài sản tốt hơn đối với các NH với tiêu chí đánh giá là NPLC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các kết quả phân tích ban đầu tư mô hình nghiên cứu cho thấy các yếu tố vĩ mô cơ bản có ảnh hưởng rõ nhất đến mức độ phát triển bền vững của ngân hàng thương mại thông qua lợi nhuận và mức độ đủ vốn của ngân hàng. Kết quả phân tích cũng khẳng định tác động ngược chiều của lãi suất tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất tới sự phát triển bền vững của ngân hàng. Các biến số về lạm phát, lãi suất có ảnh hưởng thuận chiều/ tích cực tới hoạt động ngân hàng nhưng cần được hiểu theo khía cạnh thận trọng với việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định và lãi suất danh nghĩa thị trường thấp. Với các điều kiện như vậy, một sự gia tăng vừa phải về lạm phát và lãi suất sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động và tính bền vững của ngân hàng. Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy một số hạn chế về tính ổn định trong mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu, đòi hỏi phải thận trọng hơn khi xem xét chất lượng số liệu đầu vào, tính nhất quán của dữ liệu phân tích sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 65. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

CHƯƠNG 66. Thảo luận kết quả nghiên cứu

“Phát triển bền vững” là một trong những mục tiêu không chỉ của các tổ chức kinh tế mà còn của cả quốc gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến “phát triển bền vững” của các tổ chức được chia thành các yếu tố nội bộ và các yếu tố bên ngoài (Gungor, 2007). Tầm quan trọng của phát triển bền vững đã được đề cao; tuy nhiên tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu tập trung vào các yếu tố nội bộ, các nghiên cứu về các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, ảnh hưởng tới phát triển bền vững của các tổ chức kinh tế vẫn còn là vấn đề mới, tạo ra nhiều bất lợi cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đây về phát triển bền vững, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (external determinants) tới phát triển bền vững của các NHTM và phát triển dựa trên đóng góp của các nhóm chuyên gia trong ngành Tài chính – ngân hàng, tác giả thực hiện việc đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô lên phát triển bền vững của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở giúp cho các nhà chiến lược phát hiện ra các nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố này tới phát triển bền vững NHTM, từ đó đưa ra các dự báo rủi ro chính xác hơn, từ đó có các biện pháp phù hợp và kịp thời để NHTM đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó:

Các yếu tố phản ánh phát triển bền vững ngân hàng bao gồm: mức độ đủ vốn (CAR); chất lượng tài sản (NPLC); kết quả hoạt động kinh doanh (ROA, ROE); khả năng thanh khoản (LIQA).

Các yếu tố vĩ mô bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát (IFL), lãi suất (INTERST).

Các phương pháp tác giả lựa chọn trong nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong ngành Tài chính – ngân hàng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo hoạt động của 24 NHTM tại Việt Nam. Nguồn dữ liệu này được xử lý bằng STATA, qua các bước phân tích và kiểm định để đưa ra các kết quả của bài nghiên cứu. Tổng hợp kết quả định tính và định lượng cho thấy xu hướng tác động của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu như sau:

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 119 - 122)