Lãi suất và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79 - 85)

Nguồn: Fiinpro (2018)

Năm 2018, lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,91% (năm 2017: 8,86%). Lãi suất có xu hướng tăng chủ yếu do: (1) kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và (2) các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II.

CHƯƠNG 38. Khung pháp lý về phát triển bền vững các ngân

hàng thương mại

CHƯƠNG 39. Chiến lược và Kế hoạch hành động của Chính

phủ

Tăng trưởng xanh và hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế đã được chú trọng và quan tâm của chính phủ Việt Nam. Chính phủ đã có những chủ trương và chính sách về tăng trưởng xanh và hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế như:

a) Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam

Chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phê duyệt theo Quyết định số 432/QD-TTg ngày 12/04/2012. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là đạt được sự tăng trưởng bền vững, hiệu quả cùng với tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, duy trì sự ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ quốc gia.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là: đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh tài chính; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển nền kinh tế carbon thấp; thúc đẩy sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tất cả các nguồn lực; giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đến môi trường; phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm môi trường cũng như cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ và phát triển rừng cũng như bảo tồn đa dạng sinh học.

Quyết định này xác định các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu, gồm nhóm các chỉ tiêu tổng hợp, nhóm các chỉ tiêu về kinh tế, nhóm chỉ tiêu về xã hội và cuối cùng là nhóm chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường.

b) Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012,. Mục tiêu chung là nhằm hướng đến tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến lược thiết lập 3 mục tiêu cụ thể: (i) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; (ii) Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; (iii) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

c) Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2014-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014. Theo nhiệm vụ của Kế hoạch này, Ngân hàng nhà nước (NHNN) được giao hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực hoạt động tài chính, tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ cho tăng trưởng xanh.

thể cho mỗi Bộ, phòng ban, chi nhánh và Chính quyền địa phương. 4 chủ đề bao gồm: (i) Xây dựng thể chế và Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; (ii) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (iii) Thực hiện xanh hóa sản xuất; (iv) Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.

Những năm gần đây vấn đề môi trường và năng lượng tái tạo được Chính phủ và các bộ ngành đặc biệt quan tâm nhằm thúc đẩy nền kinh xanh. Ngày càng có nhiều quy định pháp luật về vấn đề môi trường, cụ thể Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Tiếp theo đó, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trong đó quy định các lĩnh vực, dự án phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường. Theo đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường ngoài vấn đề đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án còn có những nội dung quan trọng như các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án; các chương trình quản lý và giám sát môi trường và đặc biệt phải có tham vấn cộng đồng dân cư nơi chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Việc làm này nhằm đảm bảo người bị ảnh hưởng bởi dự án có thông tin đầy đủ về rủi ro môi trường và biện pháp xử lý. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường khi thực hiện dự án cũng như dự báo được những tác động, rủi ro đến môi trường của dự án từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tín dụng và cộng đồng đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của công ty, tăng cường trách nhiệm với môi trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của các tổ chức kinh tế nói chung. Quyết định số 76/2016/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tầm nhìn đến năm 2030.

d) Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016. Theo đó Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước cùng chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công cụ tài chính như tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh và một bộ tiêu

chí cho các dự án xanh.

d) Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu xử lý căn bản, triệt để nợ xấu, xử lý một số tổ chức tín dụng yếu kém. Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên), có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại năm trong top 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á.

CHƯƠNG 40. Hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Kế hoạch hành động của khu vực ngân hàng về tăng trưởng xanh

Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, một trong những bước đầu tiên Ngân hàng Nhà nước thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh là ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 2/3/2015 về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Mục tiêu và nhiệm vụ chung của Chỉ thị là: (1) Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh ngay từ năm 2015, cụ thể, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại phải tập trung vào bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực sử dụng tài nguyên kinh tế, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người theo hướng phát triển bền vững; (2) Xem xét, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định pháp lý về tín dụng để tạo điều kiện cho các mục tiêu tăng trưởng xanh, tập trung vào việc cung cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, từ đó đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

b) Kế hoạch hành động của khu vực ngân hàng về tăng trưởng xanh

Cũng trong năm 2015, để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1552/QĐ- NHNN ngày 6/8/2015 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh hướng tới năm 2020.

f) Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam

ngân hàng, vào ngày 7/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1640/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án Phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam với mục tiêu nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Khung pháp lý cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, tạo động lực cho toàn ngành ngân hàng thực hành phát triển bền vững. Hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.

Nhiều chương trình triển khai tín dụng xanh được NHNN ban hành và hướng dẫn thực hiện như: Chương trình thí điểm Tín dụng Xanh, Chương trình Tín dụng Xanh tích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng danh mục Dự án xanh, Chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Quốc gia với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)… Các chính sách, chương trình này đã khuyến khích các NHTM xây dựng chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm đánh giá và kiểm soát các tác động đến môi trường, xã hội của dự án vay vốn. Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

d) Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

Ngày 30/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về giao dịch cho vay giữa các tổ chức tín dụng và/hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng, trong đó, điều 4 quy định về nguyên tắc cho vay, vay vốn như sau: “Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường”. Đây là lần đầu tiên các yêu cầu bảo vệ môi trường được đưa vào Thông tư chuyên ngành cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

e) Danh mục dự án xanh

Nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chí cho các dự án xanh đã được giao cho Ngân hàng Nhà nước trong Quyết định số 2053/QĐ-TTg năm 2016. Với sự hỗ trợ của GIZ, năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã giới thiệu Danh mục dự án xanh. Danh mục dự án

xanh bao gồm 6 danh mục, 21 ngành kinh tế và chi tiết cho 44 phân ngành. Trong số đó, có 6 loại bao gồm: năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lượng, chuyển đổi và quản lý sử dụng đất, lâm nghiệp bền vững, quản lý chất thải bền vững và nông nghiệp xanh.

f) Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội

Tại Hội nghị về Ngân hàng xanh hướng tới sự bền vững do Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào ngày 7 tháng 8 năm 2018, Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đã được giới thiệu như một tài liệu tham khảo để các ngân hàng áp dụng trong thẩm định tín dụng. Sổ tay hiện đang đặt ra các tiêu chí cho 10 ngành kinh tế, bao gồm nông nghiệp, hóa chất, xây dựng, cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu mỏ, khai thác sản phẩm khoáng sản và phi kim loại, xử lý chất thải. Sổ tay đề nghị các ngân hàng thương mại thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội của riêng mình bao gồm: (1) Chính sách môi trường và xã hội được ban lãnh đạo cao nhất của ngân hàng phê duyệt; (2) Quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội đảm bảo tuân thủ chính sách môi trường và xã hội; (3) Cơ chế truyền thông bên ngoài để ngân hàng có thể tiếp nhận các ý kiến phản hồi của bên thứ ba về các hoạt động của các dự án được ngân hàng tài trợ, đồng thời tuyên bố thực hiện quản lý và giám sát rủi ro môi trường và xã hội đối với danh mục tín dụng của mình và (4) năng lực môi trường và xã hội bao gồm bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để thực hiện chính sách và thủ tục môi trường và xã hội.

CHƯƠNG 41. Thực trạng phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những năm gần đây, khung khổ pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện, tạo tiền đề cho các NHTM phát triển bền vững. Đến 31/12/2019, hệ thống các Tổ chức Tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam bao gồm: (i) Ngân hàng, (ii) Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng, (iii) Tổ chức tài chính vi mô, (iv) Quỹ Tín dụng nhân dân, (v) Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, (vi) Văn phòng đại diện.

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79 - 85)