Bảng 1.8. Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
NHÂN TỐ KÝ HIỆU TÊN BIẾN THƯỚC ĐO
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
GDP Tổng sản phẩm quốcnội (Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm
IFL Lạm phát (Inflation) Lạm phát trung bình hàng năm
INTERES
T Lãi suất (Interest) Lãi suất bình quân hàng năm
MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHTM
ROA Khả năng sinh lợi (Profitability) Lợi nhuận trên tổng tài sản(Return on assets - ROA)
ROE Khả năng sinh lợi (Profitability) Lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu (Return on equity - ROE)
CAR Mức độ đủ vốn (Capital adequacy)
Vốn tự có/ Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro (Regulatory capital/ Risk weighted assets)
NPLC Chất lượng tài sản(Asset quality)
Nợ xấu ròng/ Vốn chủ sở hữu (Nonperforming loans net of provisions to capital)
LIQA Mức độ thanh khoản
(Liquidity)
Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản
(Liquid assets/ total assets)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
CHƯƠNG 29. Tác động của các yếu tố vĩ mô lên ROA
Kanwal et al. (2013) chỉ ra rằng có giữa lãi suất và ROA có một mối quan hệ tương quan cùng chiều mạnh. Kết quả này tương đồng với kết quả trước đó của Sufian (2011) & Damena (2011).
Giả thuyết H1: Lãi suất (INTEREST) có tác động lên ROA
Christine N.S et al. (2015) trong nghiên cứu của mình đã kết luận rằng GDP có tác động lên ROA. Kết quả này cũng tương đồng những nghiên cứu trước đó của Davydenko (2011), Gul et al. (2011), Damena (2011), Shaler et al. (2011), Sufian (2011), Saksonova và Solovjova (2011),..
Naucer (2003) cho rằng lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hướng đến những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng, trong đó có ROA. Mối quan hệ cũng được khẳng định trong các nghiên cứu về sau của Davydenko (2011), Gul et al. (2011), Saksônva & Solovjova (2011),...
Giả thuyết H3: Lạm phát (IFL) có tác động lên ROA Tác động của các yếu tố vĩ mô lên ROE:
Kaya (2002) trong nghiên cứu của mình về các yếu tổ tác động lên lợi nhuận của ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng lãi suất là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới ROE của ngân hàng.
Giả thuyết H4: Lãi suất (INTEREST) có tác động lên ROE
Tunay và Silpar (2006) khi nghiên cứu về ngành ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cho ra kết quả rằng có mối quan hệ tương quan giữa GDP và ROE của ngân hàng. Mối quan hệ này cũng xuất hiện ở trong kết quả của các nghiên cứu sau này là Shaher et al. (2011), Gul et al. (2011),...
Giả thuyết H5: GDP có tác động lên ROE
Shaher (2011) cho rằng giữa lạm phát và ROE của ngân hàng có mối quan hệ tương quan. Đồng quan điểm với ý kiến trên có Gut et al. (2011), Ongore và Kusa (2013), ...
Giả thuyết H6: Lạm phát (IFL) có tác động lên ROE
CHƯƠNG 30. Tác động của các yếu tố vĩ mô lên CAR
Marcus (1983) đưa ra ý kiến rằng sự gia tăng lãi suất có thể làm giảm tý lệ an toàn vốn. Bổ sung thêm, Demirgüç-Kunt & Detragiache (1998) cho rằng có một mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Các quan điểm trên cũng được ủng hộ bởi Bourke (1989), Molyneux & Thortion (1992), Harley (2011),...
Giả thuyết H7: Lãi suất (INTEREST) có tác động lên CAR
Mehdi et al. (2014) cho rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm cả chỉ số GDP có ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Điều này tương đồng với kết quả của Hassan (2008), Harley (2011), Ajayu (2008),...
Giả thuyết H8: GDP có tác động lên CAR
Hassan (2008) khẳng định rằng các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát đóng vai trò lớn trong việc quyết định chỉ số an toàn vốn của ngân hàng, nghĩa là giữa lạm
phát và CAR có mối quan hệ tương quan. Điều này được ủng hộ bởi Ajayu (2008), tương đồng với Hortlund (2005), Bourke (1989), Molyneux & Thorton (1992), Demirguc-Kunt & Huizinga (1998),...
Giả thuyết H9: Lạm phát (IFL) có tác động lên CAR
CHƯƠNG 31. Tác động của các yếu tố vĩ mô lên LIQA
Kết quả nghiên cứu của Vodova (2011) cho thấy lãi suất không có ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê đối với thanh khoản, kết quả này cũng tương đồng với Choon et al. (2013). Thêm vào đó, nghiên cứu Vodova (2013) lại chỉ ra thanh khoản ngân hàng không có liên quan đến lãi suất chính sách tiền tệ.
Giả thuyết H10: Lãi suất (INTEREST) KHÔNG có tác động lên LIQA Bunda và Desquilbet (2008), Choon et al. (2013), Moussa (2015) tìm thấy tác động tích cực của GDP đối với thanh khoản ngân hàng trong khi Valla et al. (2006), Dinger (2009) , Vodova (2011) , Aspachs et al. (2005) , Bbhati et al. (2015) , Anamika Singhn & Anil Kumar Sharma (2016) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa GDP và thanh khoản ngân hàng. Theo Aspachs et al. (2005), trong giai đoạn 1985-2003, ngân hàng Anh dường như kém thanh khoản hơn khi GDP tăng và ngược lại. Gần đây, Anamika Singhn & Anil Kumar Sharma (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ngân hàng cụ thể và các yếu tố kinh tế vĩ mô để xác định tính thanh khoản của các ngân hàng Ấn Độ, kết quả cho thấy GDP có tác động tiêu cực đối với thanh khoản ngân hàng.
Giả thuyết H11: GDP có tác động lên LIQA
Moussa (2015) nghiên cứu các ngân hàng Tunisia cho thấy tác động của những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát về thanh khoản ngân hàng là tiêu cực. Nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Bbhati et al. (2015) về các ngân hàng Ấn Độ, cho thấy tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản các ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu của Anamika Singhn & Anil Kumar Sharma (2016) lại chỉ ra rằng lạm phát có tác động tích cực đến thanh khoản ngân hàng.
Giả thuyết H12: Lạm phát (IFL) có tác động lên LIQA
CHƯƠNG 32. Tác động của các yếu tố vĩ mô lên NPLC
Ahlem & Fathi (2013) chỉ ra có mối quan hệ giữa lãi suất và nợ xấu. Fofack (2005) lãi suất thực là một trong những yếu tố quyết định quan trọng các khoản nợ xấu ở các nước châu Phi cận Sahara, điều này sau đó được Bofondi và Ropele (2011) nhấn mạnh thêm rằng lãi suất ảnh hưởng đến nợ xấu trong trường hợp lãi suất thả nổi.
Jimenez và Saurina (2006) cũng đưa ra kết luận tương tự.
Giả thuyết H13: Lãi suất (INTEREST) có tác động lên NPLC
Rajan và Dhal (2003) phân tích dữ liệu nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ (2003- 2008) phát hiện ra tăng trưởng GDP tác động cùng chiều với nợ xấu. Trong khi đó, Salas và Saurina (2002) sử dụng các biến kinh tế vĩ mô và vi mô đánh giá tác động đến nợ xấu của ngân hàng Tây Ban Nha (1985-1997) lại phát hiện tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng, tương tự kết quả thu được từ nghiên cứu sau đó của Fofack (2005); Jimenez và Saurina (2006); Khemraj và Pasha (2009); Dash và Kabra (2010).
Giả thuyết H14: GDP có tác động lên NPLC
Gavin và Hausmann (1996) chỉ ra có mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu. . Kết quả tương tự có thể được tìm thấy trong Diamond & Rajan (2005), Zribi & Boujelbène (2011), Ahlem & Fathi (2013).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã làm rõ khung lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, trong đó tổng hợp được các quan điểm, khái niệm về phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững ngân hàng thương mại nói riêng theo hai cách tiếp cận truyền thống và hiện đại. Tiếp cận theo hướng truyền thống, luận án đã xác định và hệ thống hóa được các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững về tài chính của ngân hàng thương mại, từ đó lựa chọn bộ tiêu chí đánh giá mức độ bền vững tài chính là Bộ chỉ tiêu lành mạnh tài chính FSIs làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng ở các chương tiếp theo. Tiếp cận theo hướng hiện đại, luận án đã phân tích và làm rõ mô hình phát triển ngân hàng xanh (một cách gọi khác của ngân hàng bền vững), trong đó chỉ ra được mô hình này có bổ sung khung đánh giá các yếu tố môi trường - xã hội bên cạnh các tiêu chí đánh giá về tài chính theo cách tiếp cận truyền thống.
Ngoài ra, cùng với việc làm rõ khung lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, cũng như khung lý thuyết đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững ngân hàng thương mại, Chương 1 của luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu, lựa chọn các biến nghiên cứu và đưa ra 15 giả thuyết về tác động của các biến nghiên cứu, trong đó bao gồm 3 biến độc lập: GDP, Lạm phát, Lãi suất; và 5 biến phụ thuộc: Khả năng sinh lợi (ROA, ROE), Mức độ đủ vốn (CAR), Chất lượng tài sản (NPLC), Mức độ thanh khoản (LIQA).
CHƯƠNG 33. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 34. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam qua một số chỉ
tiêu cơ bản
Theo báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới gần đây, sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận (https://www.worldbank.org). Cụ thể:
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến khoảng 97 triệu vào năm 2018 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026.
Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%.
Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu sử dụng nước ngày một
tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.
Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông, trong đó có sông Mê Kông. Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Các chiến lược và kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được áp dụng. Chính phủ cũng thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đối phó với thời tiết khắc nghiệt và thiên tai thông qua việc triển khai chương trình Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDCs).
CHƯƠNG 35. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007-2016) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%. Đây là một thành tựu hết sức quan trọng, nếu xét trong điều kiện rất khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng đó, tổng đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao (30,0%-46,5%), cao hơn nhiều so với các nước khác. Điều này chứng tỏ hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Trong giai đoạn 2016-2019 GDP đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018; trong đó quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%,quý III tăng 7,48% và quý IV tăng 6,97%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8%. Mức tăng trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2009-2017. Năm 2019, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng 7,6% so năm 2018; lần đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử, với giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục mới đạt 9,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1%. Khu vực kinh tế trong nước năm 2019 đánh dấu sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%).
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2010-2019
Năm GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng)
Mức tăng trưởng*
GDP (%) GDP bình quân đầungười (nghìn đồng)
2010 2.157.828 6,42 24.818 2011 2.779.880 6,24 31.640 2012 3.245.419 5,25 36.544 2013 3.584.262 5,42 39.932 2014 3.937.856 5,98 43.402 2015 4.192.862 6,68 45.462 2016 4.502.733 6,21 48.286 2017 5.005.975 6,81 53.094 2018 5.542.332 7,08 58.105 2019 6.037.348 7,02 62.574 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ghi chú: * Tính theo giá so sánh năm 2010
CHƯƠNG 36. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tổng thể được biểu hiện là tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI). CPI cả năm được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu như tháng 1 năm nay so với tháng 12 năm trước (sau 1 năm) và bình quân năm nay so với bình quân năm trước. Thực tế, có nhiều thước đo biến động giá cả của các quốc gia hay đo lường chỉ số lạm phát như: chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP nhưng để đo lường mức lạm phát và được nhiều người quan tâm nhất thì chỉ có chỉ số CPI, đây được coi là thước đo phổ biến nhất vì biến động của CPI phản ánh biến động trong mức sống của người dân. Vì vậy, khi nền kinh tế có lạm phát đồng nghĩa với việc gia tăng kéo dài và liên tục của CPI.