Các quốc gia thiết lập được khung hoạt động Ngân hàng bền vững

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 44 - 54)

Quốc gia Tên chính sách Năm ban hành Ngành cụ thể (Nếu áp dụng) Ghi chú (Tự nghuyện hoặc Bắt buộc ) Bangladesh

Hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường (ERM)

(Environmental Risk Management (ERM) Guideline) 2011 Không Tự nguyện Brasil - Nghị định thư Verde (Protocol Verde) - Chính sách trách nhiệm xã hội - môi trường

(Socio-Environmental Liability Policy) 2009, 2012 Có - Nghị quyết Amazon - Nghị quyết mía đường - Nghị quyết lao động nô lệ - Tiến trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ (ICAAP) - Tự nguyện (Nghị định thư Xanh) - Bắt buộc

Columbia Nghị định thư Xanh (Green Protocol - Protocolo Verde) 2012 Không Tự nguyện Trung Quốc Hướng dẫn Tín dụng Xanh (Green Credit Guidelines) 2007, 2012, 2014 Có Bắt buộc Indonesia Lộ trình xây dựng tài chính bền vững (Roadmap for Sustainable Finance in Indonesia) 2014 Có Bắt buộc Mông Cổ Nguyên lý tài chính bền vững và hướng dẫn ngành của Mông Cổ (Mongolian Sustainable Finance Principles and Sector Guidelines) 2014 Có - Hướng dẫn ngành Nông nghiệp - Hướng dẫn ngành Xây dựng và cơ sở hạ tầng - Hướng dẫn ngành Chế tạo - Hướng dẫn ngành Khai thác mỏ Bắt buộc Nigeria Quy định ngân hàng bền vững của Nigeria (The Nigerian Sustainable Banking Principles) 2012 Có - Ngành Năng lượng - Ngành Nông nghiệp - Ngành Dầu khí Bắt buộc Nguồn: CIGI (2015)

hưởng tới sự phát triển bền vững ngân hàng

Những nghiên cứu đầu tiên về các nhân tố tác động tới lợi nhuận và phát triển bền vững hoạt động của ngân hàng được xây dựng bởi Shoet (1979) và Bourke (1989). Các yếu tố được xác định bao gồm yếu tố nội bộ (internal determinants) và các yếu tố bên ngoài (external determinants). Các yếu tố quyết định nội bộ bao gồm vấn đề quản lý ngân hàng và được gọi là các yếu tố quyết định cụ thể đối với lợi nhuận và định hướng hoạt động của ngân hàng (Gungor, 2007). Các yếu tố bên ngoài đang phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô và pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô bên ngoài thường được nghiên cứu bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát và lãi suất là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận và định hướng hoạt động của ngân hàng.

Trong phần này của nghiên cứu, tác giả sử dụng 3 yếu tố kinh tế vĩ mô nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững ngân hàng thương mại, bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và lãi suất.

CHƯƠNG 19. Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Tổng sản phẩm nội địa – GDP (Gross domestic product) được biết đến là một trong những chỉ tiêu cơ bản và quan trọng được sử dụng để phản ánh quy mô nền kinh tế. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ hay một quốc gia nhất định trong một thời kỳ nhất định. Có hai giá trị GDP thường được sử dụng là GDP danh nghĩa và GDP thực tế.

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành:

GDPi n=∑Qi tPi t Trong đó: i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n t: thời kỳ tính toán

Q (quantum): số lượng sản phẩm; Qi: số lượng sản phẩm loại i P (price): giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.

GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như

sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP.

Trong tình hình bình thường, GDP là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ảnh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một nước, vì vậy nó là một công cụ quan trọng được dùng thích hợp phổ biến trên quốc tế để khảo sát những phát triển, thay đổi trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô, trong đó có tổng sản phẩm quốc nội GDP (Chernikova et al., 2012). Đây là một trong những thước đo tăng trưởng được chấp nhận và thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, vì vậy nó có tác động tới lợi nhuận và khả năng phát triển bền vững của NHTM (Topak & Talu, 2017). Trong các nghiên cứu, chỉ tiêu GDP được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như: GDP danh nghĩa, GDP thực tế, tăng trưởng GDP thực tế, lnGDP, GDP bình quân hay log của GDP bình quân....

Khi nghiên cứu về tác động của GDP tới lợi nhuận của khu vực ngân hàng, Demirgüç-Kunt & Huizinga (1999) cho rằng GDP bình quân có tác động tích cực và đáng kể lên khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Mamatzakis & Remoundos (2003) cũng chỉ ra rằng quy mô nền kinh tế, được thể hiện qua GDP của các quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trên thị trường và có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Phát triển trên nghiên cứu này, Petkovski & Kjosevski (2012) khi nghiên cứu tại 16 quốc gia khu vực Trung và Đông Nam Âu trong giai đoạn 1991-2011 cũng có kết luận quả tương tự rằng tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia này có mối quan hệ cùng chiều với phát triển ngân hàng. Cùng với kết quả của nghiên cứu trên, nghiên cứu YongTan (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển của ngân hàng và GDP tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2009. Kết quả cho thấy GDP tác động tích cực tới các hoạt động đi vay và cho vay của ngân hàng. Quan điểm này được đồng tình bởi Sufian (2012), Kanwal & Nadeem (2013) và Petria et al. (2015). Chernikova et al. (2018) cũng chứng minh ảnh hưởng của GDP đến tính bền vững của hệ thống ngân hàng qua phép phân tích thống kê mô tả và kết luận rằng sự tương quan giữa hai chỉ tiêu này là trực tiếp, hay sự phát triển bền vững của NHTM chỉ có thể đạt được trong điều kiện tăng trưởng GDP.

Ngược lại, Staikouras & Wood (2004) kết luận rằng tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực tới lợi nhuận và sự phát triển dài hạn của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Athanasoglou et al. (2006) đã phân tích ảnh hưởng của tập hợp các yếu tố quyết định được lựa chọn đến lợi nhuận của các ngân hàng ở khu vực Đông Nam Âu trong

giai đoạn 1998-2002. Người ta thấy rằng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng không bị ảnh hưởng đáng kể bởi biến động GDP thực tế trên đầu người. Ongore & Kusa (2013) tiếp tục chứng minh rằng biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, các mối quan hệ không có ý nghĩa ở mức 5%. Như vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau liên quan tới tác động của quy mô nền kinh tế hay GDP đối với lợi nhuận của ngân hàng.

Mặt khác, khi nghiên cứu về các yếu tố nội bộ và ngoại cảnh ảnh hưởng tới lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Dietrich & Wanzenried (2011) cho rằng tác động của tăng trưởng GDP thực tế lên lợi nhuận ngân hàng không đáng kể. Quan điểm này được đồng tình bởi Capraru & Ihnatov (2014) khi cho rằng tăng trưởng GDP bình quân không có tác động lên ROA và ROE của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Như vậy, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau liên quan tới tác động của quy mô nền kinh tế hay tăng trưởng GDP đối với phát triển ngân hàng, đặc biệt là phát triển ngân hàng bền vững của nền kinh tế.

CHƯƠNG 20. Tỷ lệ lạm phát

Friedman (2014) định nghĩa lạm phát là “hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong quá khứ. Đây là một hiện tượng kinh tế luôn có thể xảy ra xung quanh chúng ta”. Lạm phát có những tích cực và tiêu cực khác nhau.

Lạm phát là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để đo lường tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng (Athanasoglou et al., 2006; Chen, 2009; Flamini et al., 2009). Về lý thuyết, hệ thống ngân hàng là thành phần duy nhất trong nền kinh tế mà sự gia tăng của mức độ lạm phát có ảnh hưởng tích cực. Cung tiền tăng, lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ lệ tín dụng danh nghĩa cao (Chernikova et al., 2016). Đồng tình với quan điểm trên, Topak & Talu (2017) cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến mức chi phí đầu tư và doanh thu lãi ròng. Do lạm phát, chi phí tài trợ từ các nguồn địa phương tăng thông qua tăng lãi suất tiền gửi và tăng tỷ lệ tín dụng. Các ngân hàng sử dụng tín dụng từ các nước có nền kinh tế ổn định và tỷ lệ lạm phát thấp có thể tiết kiệm từ lãi suất vay trong ngắn hạn. Về dài hạn, tỷ lệ lạm phát cao được phản ánh trên lãi suất tín dụng nước ngoài thông qua phần chênh lệch cao hơn để bù đắp cho rủi ro. Ngoài ra, lạm phát ngoài tác động trực tiếp lên sự phát triển bền vững của NHTM, còn có những ảnh hưởng gián tiếp thông qua Nhà nước và sự phát triển của thị trường tài chính. Các quan điểm này được phát triển từ kết quả

nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux & Thornton (1992), Demirgüç-Kunt & Huizinga (1999), Abreu & Mendes (2001), Naceur (2003), Athanasoglu et al. (2008), Flamini et al. (2009), Sufian (2011), Naceur & Omran (2011), Dietrich & Wanzenried (2011).

Tuy nhiên, John et al.(2006) cho rằng lạm phát có tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng. Số liệu định lượng cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận ròng, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và giá trị gia tăng của ngành ngân hàng đều giảm theo giá trị thực khi lạm phát tăng. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả ở mức lạm phát khá khiêm tốn từ 5,1% đến 9,1%, tỷ lệ lãi ròng thực biến thành tiêu cực. Tỷ lệ lợi nhuận thực tế thấp như vậy cho thấy các ưu đãi và các chiến lược nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động ngân hàng cũng như phát triển ngân hàng bền vững đều trở nên không mạnh khi lạm phát tăng. Nghiên cứu của Mizaei (2011) và Capraru & Ihnatov (2014) cũng đồng tình với quan điểm trên và cho rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững NHTM. Điều này được giải thích thông qua sự gia tăng của lãi suất trong thời kỳ lạm phát. Không phải công ty nào cũng có thể đáp ứng được với mức độ lãi suất cao trong thời kỳ này, vì vậy dù nhu cầu tín dụng danh nghĩa tăng nhưng nhu cầu thực tế có thể giảm đi. Quan điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zribi & Boujelben (2011) khi cho rằng các hoạt động thu hồi nợ và cho vay của ngân hàng cũng gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực tủ tỷ lệ lạm phát.

Mặt khác, John et al. (2001) cho rằng khi lạm phát trở nên cao hơn, tỷ lệ hoàn vốn thực tế của doanh nghiệp và những khách hàng cá nhân trở nên thấp hơn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế có lạm phát thấp, tỷ lệ hoàn vốn của các khách hàng của ngân hàng trở nên cao hơn. Như vậy, tác động của lạm phát lên lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế. Đồng tình với quan điểm trên, Alper và Anbar (2011) cho rằng tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận và tài sản của NHTM. Quan điểm trên cũng được chứng minh bởi Ongore và Kusa (2013) khi sử dụng phân tích hồi quy và thấy rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận không có ý nghĩa ở mức thống kê.

CHƯƠNG 21. Lãi suất

Lãi suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng không chỉ với một cá nhân ngân hàng do tạo ra doanh thu cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới tính chất các khoản vay nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Lãi suất được định nghĩa là giá cả giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sử dụng

như một công cụ nhằm kích thích các nguồn tiền nhàn rỗi nằm trong xã hội vào một quỹ chung được gọi là quỹ tín dụng. Đây cũng chính là một trong những công cụ được sử dụng nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Lãi suất được chia thành 2 loại:

- Lãi suất danh nghĩa : Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.

- Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lãi suất danh nghĩa (từ phần này trở đi khi nhắc đến lãi suất tức là lãi suất danh nghĩa) mà các ngân hàng công bố vào cuối năm.

Lãi suất là biến số kinh tế vĩ mô nhạy cảm, sư thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng xã hội. Samuelson (1945) cho rằng: “Hệ thống ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng tích cực nhiều hơn là những ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng tăng lãi suất và NHTM là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất trong hệ thống này”. Molyneux & Thornton (1992), khi nghiên cứu về các nhân tố tác động lên khả năng sinh lợi và phát triển của hệ thống ngân hàng đã sử dụng mẫu nghiên cứu từ 18 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989, cũng đưa ra kết luận rằng lãi suất của các quốc gia có tác động tích cực lên lợi nhuận và ROE của doanh nghiệp. Phát triển từ kết quả trên, English (2002) cho rằng lợi nhuận ròng của NHTM trong ngắn hạn và sự bền vững trong dài hạn có sự tương quan với độ cong của đường lãi suất Giải thích cho quan điểm trên, Hanweck & Ryu (2005) cho rằng danh mục đầu tư và các quyết định cho vay, huy động vốn của NHTM nhạy cảm với lãi suất, vì vậy một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể trong sự phát triển bền vững của các ngân hàng này. Hơn thế, độ cong của đường cong lãi suất cũng có tác động tích cực lên sự phát triển bền vững của các NHTM. Việc hoàn trả các khoản nợ của NH chịu ảnh hưởng của lãi suất ngắn hạn trong khi tỷ lệ ROA của ngân hàng chịu tác động của lãi suất dài hạn. Đây cũng là kết quả của Demirguc-Kunt & Huizinga (1999) và Athanasoglou et al. (2008).

Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, Aburine (2008) sử dụng dữ liệu chuỗi trong giai đoạn 1980 – 2006 và kết luận rằng lãi suất là yếu tố vĩ mô có tác động đáng kể tới khả năng sinh lời của ngân hàng, có trọng số ảnh hưởng lớn hơn so với các yếu tố vĩ mô khác. Đồng tình với quan điểm trên, Were et al. (2013) cho thấy rằng lãi suất và chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng thương mại có những ảnh

hưởng tới các hoạt động ngân hàng trong tương lai, đặc biệt là các hoạt động định hướng phát triển bền vững. Không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lãi suất ảnh hưởng tới cả kết quả lợi nhuận của ngân hàng. Gilchris (2013) kết luận rằng sự bất ổn của lãi suất ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Ngân hàng thương mại. Điều này làm cho lãi suất trở thành một công cụ điều

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 44 - 54)