Bộ chỉ tiêu cốt lõi FSIs áp dụng cho khu vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 38 - 40)

STT Chỉ tiêu Nội dung đánh giá

1 Mức độ đủ vốn (Capital adequacy)

1.1

Vốn tự có/ Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro

(Regulatory capital/ Risk weighted assets)

Đo lường tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức nhận tiền gửi hay đo lường khả năng đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ đối với người gửi tiền của tổ chức đó.

1.2

Vốn tự có cấp 1/ Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro

(Regulatory Tier 1 capital/ Risk weighted assets)

Là chỉ số đo lường tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức nhận tiền gửi hẹp hơn so với chỉ số 1 vì nó dựa trên khái niệm vốn tự có cấp 1 (vốn cốt lõi của ngân hàng) theo Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel.

2 Chất lượng tài sản (Asset quality)

2.1

Nợ xấu ròng/ Vốn chủ sở hữu

(Nonperforming loans net of provisions to capital)

Đánh giá khả năng chịu đựng những tổn thất do nợ xấu gây ra đối với nguồn vốn của ngân hàng

2.2

Nợ xấu/ Tổng dư nợ

(Nonperforming loans to total gross loans)

Đánh giá chất lượng tài sản của tổ chức nhận tiền gửi đồng thời, chỉ số này dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay

2.3

Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh tế so với tổng dư nợ

(Sectoral distribution of loans to total loans)

Đánh giá sự phân bố/ mức độ tập trung của các khoản vay đối với các lĩnh vực kinh tế hay đo lường sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay.

3 Thu nhập và lợi nhuận (Earnings and profitability)

3.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản

(Return on assets - ROA)

Đánh giá về lợi nhuận của tổ chức nhận tiền gửi và đo lường hiệu quả trong sử dụng tài sản của họ

3.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(Return on equity ROE)

Đánh giá về lợi nhuận của tổ chức nhận tiền gửi và đo lường hiệu quả của tổ chức nhận tiền gửi trong việc sử dụng vốn

Trong số 12 chỉ tiêu kể trên, chỉ tiêu đo lường mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường phản ánh khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, vì vậy không phản ánh được tác động của các yếu tố vĩ mô đến phát triển bền vững NHTM. Bên cạnh đó, theo thông tư 52/2018/TT- NHNN, chỉ tiêu đo lường mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường chỉ chiếm 5%, chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn những chỉ tiêu định lượng sau để đánh giá phát triển bền vững NHTM về khía cạnh kinh tế:

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 38 - 40)