Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2019

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 80 - 93)

Nguồn: TCTK, 2020

Kể từ khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều từ năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,2% trong năm 2016 xuống còn 5,7% theo ước tính sơ bộ năm 2019. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước ước tính là 5,7%, chỉ giảm được 1,1 điểm phần trăm so với năm 2018. Mặc dù, tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với ở khu vực thành thị với hơn 6 điểm phần trăm (ở mức 8,0% so với 1,2%) nhưng có tốc độ giảm nghèo nhanh hơn so với khu vực thành thị (từ 11,8% năm 2016 xuống còn 8% năm 2019, giảm gần 4 điểm phần trăm. Trong khi ở khu vực thành thị lần lượt là 3,5% và 1,2% ở cùng giai đoạn tham chiếu). Điều này cho thấy, khu vực thành thị đang gặp phải những khó khăn trong việc cải thiện tình trạng nghèo đa chiều với những vấn đề xã hội ngày càng nghiêm trọng (bao gồm: dân số quá tải, ô nhiễm môi trường, áp lực quá tải lên các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế…) và là nguyên nhân hình thành các khu vực nghèo đô thị. Trong đó, các vùng tập trung hộ nghèo đa chiều lớn nhất lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nơi tập trung phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước, tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo số liệu của BLĐTBXH (2018) tính toán dựa trên các tiếp cận AF với số liệu VHLSS 2012 và 2016 cho thấy, tình trạng NĐC của Việt Nam giảm nhanh chóng tuy vẫn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo thu nhập hoặc chi tiêu.

Cụ thể, tỷ lệ NĐC, nghèo theo chuẩn nghèo thu nhập và nghèo theo chuẩn nghèo chi tiêu (hay còn gọi là chuẩn nghèo của TCTK-WB) năm 2016 lần lượt là 10,9%; 9,8% và 7%. Thêm vào đó mức độ thiếu hụt đáng kể tập trung vào chiều giáo dục và điều kiện sống (trong đó chỉ báo Trình độ giáo dục của người lớn và hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh là hai chỉ báo mà hộ thiếu hụt nhiều nhất). Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao hơn so với tỷ lệ nghèo theo chuẩn thu nhập (7,1%) nhưng thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chi tiêu (9,8%). Đồng thời, tỷ lệ này cũng cao hơn so với tỷ lệ nghèo đa chiều theo chuẩn quốc tế (tính theo bộ chỉ báo của Alkire & Foster, 2011, tỷ lệ hộ nghèo chỉ ở mức 4,2%). Những hộ nghèo đa chiều nhiều nhất thường rơi vào những hộ có mức chi tiêu thấp nhất (chiếm 24,4%).

Các số liệu trên cho thấy, mặc dù đã được cải thiện nhưng Việt Nam vẫn còn những tồn tại những vấn đề cần có những chính sách phù hợp hơn nữa để giảm thiểu tình trạng nghèo đa chiều tập trung vào những đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số) và ở những cùng đặc biệt khó khăn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình nghị sự 2030 của LHQ kêu gọi xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức và quy mô. Xóa đói giảm nghèo là thách thức lớn nhất toàn cầu và là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững. Bắt đầu từ thập kỷ thứ ba của Liên hợp quốc về xóa đói giảm nghèo, cần có sự phối hợp, sáng tạo rõ ràng và các biện pháp nghiêm ngặt để đo lường và giảm bớt nghèo đa chiều theo cách đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau là mục tiêu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới trong đó có Việt Nam.

3.3. Mối liên hệ giữa di cư và nghèo đa chiều tại Việt Nam

Để có những căn cứ đánh giá kết quả của mô hình ước lượng ở Chương 4, nội dung phần này đề cập các kết quả thống kê mô tả nhằm phát hiện mối liên hệ giữa di cư với nghèo đa chiều trên cơ sở tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS 2014 và 2016.

Dựa vào phương pháp xác định hộ nghèo đa chiều theo cách tiếp cận của Alkire và Foster đã được trình bày ở Chương 2, nội dung phần này tập trung xác định hộ nghèo đa chiều của hộ gia đình tại nơi đi của người di cư việc làm. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện tính toán các giá trị phản ánh nghèo đa chiều theo các đặc điểm liên quan đến nơi sống của hộ nhằm mục đích cung cấp một bức tranh khái quát về tình trạng nghèo đa chiều cũng như so sánh giữa hộ di cư (DC) và hộ không di cư (KDC) về tình trạng này. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa di cư và nghèo đa chiều tại Việt

Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện tính toán cấu trúc (hay còn gọi là mức đóng góp) của chỉ số nghèo đa chiều chung theo khu vực địa lý cũng như theo các chiều thiếu hụt. Các kết luận rút ra từ phần này sẽ là căn cứ quan trọng trong đánh giá tác động của di cư tới nghèo đa chiều của hộ gia đình được thực hiện ở Chương 4.

3.3.1. Dữ liệu phân tích

Hiện nay, các dữ liệu lớn tiến hành thu thập thông tin về hộ gia đình liên quan đến sự di chuyển của các thành viên hộ được thực hiện khảo sát tại Việt Nam có thể kể đến bao gồm Tổng điều tra dân số và nhà ở, Khảo sát mức sống dân cư, Điều tra di cư nội địa quốc gia được Tổng cục thống kê (GSO - General Statistic Office). Trong khi Tổng điều tra dân số và nhà ở và Khảo sát mức sống dân cư là bộ dữ liệu được thực hiện cho nơi đi thì Điều tra di cư nội địa được thực hiện cho nơi đến của người di cư. Thách thức khi sử dụng hai bộ dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở và Điều tra di cư nội địa là sự thiếu hụt một số thông tin về các chiều và chỉ báo đo lường các chiều nghèo đa chiều cũng như một số thông tin quan trọng dùng để đưa vào mô hình ước lượng tác động (như thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ và một số thông tin khác cần thiết cho mô hình ước lượng). Vì vậy, luận án chỉ sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư (từ đây về sau gọi là bộ dữ liệu VHLSS) thực hiện phân tích. Hạn chế của bộ dữ liệu VHLSS là chỉ phân tích tại nơi đi của người di cư trong khi nơi đến của người di cư mới là nơi chứa nhiều thông tin quan trọng. Tuy nhiên, bộ dữ liệu này phù hợp với mục tiêu của luận án là tập trung đánh giá tác động của di cư đến nghèo đa chiều của hộ tại nơi đi của người di cư. Đồng thời, các thông tin trong bộ dữ liệu này cung cấp đầy đủ cho việc tính toán các chiều và chỉ báo đo lường các chiều nghèo đa chiều. Vì vậy, luận án sử dụng bộ dữ liệu này để đánh giá tác động của di cư đến NĐC tại nơi xuất cư với đơn vị phân tích trong Khảo sát mức sống dân cư là “hộ gia đình”, do bộ số liệu không thể hiện đầy đủ thông tin cá nhân theo từng thành viên trong hộ.

Cuộc khảo sát tiến hành gần đây nhất là vào năm 2018, tuy nhiên việc tiếp cận dữ liệu này còn khó khăn. Vì vậy, luận án tiếp cận và sử dụng cho phân tích là bộ dữ liệu VHLSS 2014 và 2016 hiện được coi là hai bộ dữ liệu mới nhất có thể tiếp cận được. VHLSS năm 2014 và 2016 với quy mô mẫu 46.995 hộ ở 3.133 xã/phường. Bộ này gồm 2 mẫu: Mẫu 1 là thu nhập và chi tiêu (gồm 9399 hộ); mẫu 2 là mẫu sử dụng để thu thập thông tin như mẫu 1 đồng thời thu thập thêm thông tin phục vụ tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng (gồm 37.596 hộ). Mẫu điều tra có tính đại điện cho cả nước, cho vùng và địa phương với hai cấp độ mẫu là cấp hộ và cấp xã. Cuộc khảo sát thu thập

thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đối với hộ (dữ liệu cấp hộ) và cán bộ chủ chốt của xã (dữ liệu cấp xã). Dữ liệu khai thác chính thức cho luận án là bộ số liệu từ 9399 hộ được thu thập từ mẫu phiếu B (Phiếu phỏng vấn hộ thu nhập và chi tiêu. Cuộc khảo sát bao phủ cả thông tin về cấp xã gồm thông tin chung về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cũng như thông tin ở cấp hộ gồm thông tin nhân khẩu, việc làm, giáo dục, sức khỏe, sở hữu tài sản, tiền gửi, chi tiêu và thu nhập.

Trong VHLSS không có câu hỏi rõ ràng về di cư nhưng có thông tin về thời gian mỗi thành viên ở trong hộ cũng như lý do thành viên không ở trong hộ. Theo đó, hộ có thành viên di cư (gọi tắt là hộ di cư) là hộ có ít nhất một thành viên không ở trong hộ trên 6 tháng với mục đích di chuyển là để tìm kiếm việc làm. Đây là khoảng thời gian đủ đề người di cư có thể ổn định công việc, cũng như cuộc sống ở nơi đến và có những đóng góp nhất định cho nơi đi. Lý do di chuyển vì mục đích làm việc vì đây cũng là mục đích chính trong các cuộc di cư và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích nghèo đói. Kết quả này cũng đã được khẳng định trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 “phần lớn người di cư quyết định chuyển tới nơi ở mới vì lý do tìm việc/bắt đầu công việc mới (36,8%)…. Đồng thời, di cư vì việc làm là yếu tố chủ yếu thu hút người di cư ngoại tỉnh” (TCTK 2019b, trang 110). Thông tin này được trích xuất từ câu 10 mục 1A trong bộ dữ liệu Khảo sát mức sống từng năm (2014 và 2016) dành cho chủ hộ đi làm ăn xa và câu 4 mục 1B cho các thành viên khác của hộ đi làm ăn xa (không tính người giúp việc cho hộ).

Theo dữ liệu VHLSS, với 9399 hộ được khảo sát ở mỗi năm, năm 2014 có khoảng 1002 hộ di cư (chiếm 10,66% tổng số hộ được điều tra) và con số này thấp hơn ở năm 2016 với 989 hộ (chiếm 10,52% tổng số hộ được điều tra). Thông tin về di cư cũng như thông tin khác liên quan đến hộ ở từng bộ dữ liệu VHLSS khảo sát được sử dụng để tính toán các giá trị liên quan đến nghèo đa chiều của hộ cũng như đặc điểm của hộ theo từng năm khảo sát.

Tuy vậy, để phù hợp với nội dung nghiên cứu là đánh giá tác động ở Chương 4, luận án tiến hành loại bỏ những quan sát ở những địa bàn mà ở đó không có bất kì một hộ di cư nào. Việc loại bỏ các quan sát này nhằm mục đích loại bỏ bớt các nhóm không đồng nhất do các nhóm đó thuộc các địa bàn chỉ có nhóm đối chứng (hộ không di cư), ko có nhóm bị tác động (hộ di cư). Tiến hành ghép nối hai bộ dữ liệu VHLSS 2014 với VHLSS 2016 bằng dữ liệu gộp và bằng dữ liệu bảng. Kết quả

mẫu sau khi loại bỏ các quan sát không phù hợp và tiến hành ghép nối hai bộ dữ liệu với nhau được mô tả như trong Bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4: Quy mô mẫu nghiên cứu

Nhóm hộ Năm 2014Dữ liệu gộp (pool data)Năm 2016 Năm 2014Dữ liệu bảng (panel data)Năm 2016

Quy mô % Quy mô % Quy mô % Quy mô %

Hộ KDC 1971 66,30 1906 65,84 398 55,74 396 55,46

Hộ di cư 1002 33,70 989 34,16 316 44,26 318 44,54

Chung 2973 100 2895 100 714 100 714 100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2014, 2016

Như vậy, từ 18798 quan sát thuộc dữ liệu gộp (pool data), sau khi loại bỏ các quan sát không đủ điều kiện, tổng số quan sát từ dữ liệu gộp là 5868 trong đó gồm 1991 quan sát thuộc nhóm hộ di cư (chiếm gần 33% tổng số quan sát của dữ liệu gộp). Đối với dữ liệu bảng, từ 3578 hộ có thông tin ở cả hai cuộc khảo sát, sau khi loại bỏ thì số quan sát chỉ còn 714 hộ có thông tin ở cả hai cuộc khảo sát trong đó nhóm hộ di cư chiếm tỷ trọng hơn 44%. Dữ liệu mỗi loại cho từng năm được thể hiện chi tiết như trong Bảng 3.4. Dữ liệu gộp sẽ được sử dụng cho phương pháp hồi quy kết nối điểm số tương đồng (PSM) trong khi dữ liệu bảng được sử dụng cho phương pháp khác biệt kép kết hợp điểm xu hướng nhằm kiểm tra tính vững của các kết quả ước lượng bằng phương pháp PSM. Nội dung Chương 3 chỉ sử dụng dữ liệu gộp để phân tích và tính toán. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.5

dưới đây.

Bảng 3.5: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (dữ liệu gộp)

Biến Kiểubiến KDCHộ Hộ dicư Khácbiệt

(1) (3) (4) (5) (6)

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (%) Nhị

phân 9,853 9,141

ns (0,008)

Điểm số thiếu hụt đa chiều Rời rạc 0,180 0,173 * (0,004)

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo thu nhập (%) Nhị

phân 5,133 2,963

*** (0,006)

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo chi tiêu (%) Nhị

phân

10,05

9 7,132

*** (0,008)

Thu nhập bình quân đầu người (logarit) Liên tục 7,554 7,683 ***

(0,017)

Chi tiêu bình quân đầu người (logarit) Liên tục 7,572 7,645 (0,015)***

Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo TĐHV của người lớn (%) Nhị phân 62,54 8 60,77 3 ns (0,013)

Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Tình trạng đi học của trẻ em (%) Nhị phân 1,135 1,557 ns (0,003) Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo tiếp cận dịch vụ y tế

(%) phânNhị 3,327 3,315 (0,005)ns

Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo BHYT (%) Nhị

phân 49,600 50,276 (0,014)ns

Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Chất lượng nhà ở (%) Nhị

phân 8,899 9,242

ns (0,008) Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Diện tích nhà ở BQĐN

(%)

Nhị

phân 5,236 2,762

*** (0,006) Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Nguồn nước sinh hoạt

(%) Nhị phân 12,17 4 11,45 2 ns (0,009)

Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Hố xí/nhà tiêu (%) Nhị

phân 22,18 2 23,70 7 ns (0,012) Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Tiếp cận dịch vụ viễn

thông (%) phânNhị 8,022 5,977 (0,007)**

Tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo Tài sản phục vụ tiếp

cận thông tin (%) phânNhị 6,758 3,918 (0,006)***

Tỷ lệ hộ sống ở vùng ĐBSH (%) Nhị phân 20,86 7 20,24 1 ns (0,011) Tỷ lệ hộ sống ở vùng Đông Bắc Bộ (%) Nhị phân 15,19 2 14,11 4 ns (0,001) Tỷ lệ hộ sống ở vùng Tây Bắc (%) Nhị phân 3,430 2,813 ns (0,005) Tỷ lệ hộ sống ở vùng Bắc Trung Bộ (%) Nhị phân 14,72 8 16,67 5 ns (0,010) Tỷ lệ hộ sống ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

(%) Nhị phân 7,764 7,484 ns (0,007) Tỷ lệ hộ sống ở vùng Tây Nguyên (%) Nhị phân 3,198 2,511 (0,005)ns Tỷ lệ hộ sống ở vùng Đông Nam Bộ (%) Nhị phân 7,790 6,831 (0,007)ns Tỷ lệ hộ sống ở vùng ĐBSCL (%) Nhị phân 27,03 1 29,33 2 ns (0,012) Hộ ở vùng thành thị (%) Nhị phân 20,84 1 16,52 4 *** (0,011)

Tỷ lệ hộ thuộc nhóm nghèo nhất (%) phânNhị 20,763 14,164 (0,011)***

Tỷ lệ hộ thuộc nhóm nghèo (%) Nhị phân 24,71 0 22,55 1 ns (0,012) Tỷ lệ hộ thuộc nhóm trung bình (%) Nhị phân 21,53 7 23,40 5 ns (0,011) Tỷ lệ hộ thuộc nhóm giàu (%) Nhị phân 17,926 20,342 * (0,011) Tỷ lệ hộ thuộc nhóm giàu nhất (%) Nhị phân 15,063 19,538 (0,010)***

Số quan sát 3877 1991

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2014, 2016

Chú thích: *, **, ***: Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% ns (non - significant): Không có ý nghĩa thống kê

Kết quả tính toán ở Bảng 3.5 cho thấy một số đặc điểm thống kê mô tả có khác biệt giữa hộ di cư với hộ không di cư. Mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ hộ NĐC giữa nhóm hộ KDC với nhóm hộ di cư, nhưng xét về điểm số thiếu hụt đa chiều thì sự khác biệt này là có ý nghĩa (ở mức ý nghĩa 10%). Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giữa hộ di cư và không di cư lần lượt là 9,14% và 9,85%, điểm số thiếu hụt đa chiều của hộ KDC cao hơn nhưng không đáng kể so với hộ di cư (với 0,01 điểm). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là số hộ hộ có điểm số thiếu hụt từ 0,3 điểm trở lên so với tổng số hộ khảo sát trong khi điểm số thiếu hụt đa chiều của hộ nằm trong khoảng [0,1].

Xét theo từng chỉ báo thiếu hụt đa chiều cho thấy, tỷ lệ hộ thiếu hụt chỉ báo “Diện tích nhà ở BQĐN” và hai chỉ báo thuộc chiều Tiếp cận thông tin thực sự có

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 80 - 93)

w