Chiều và chỉ báo của các chiều nghèo đa chiều theo đề xuất của AF

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 34 - 37)

Các chiều và trọng số

từng chiều nghèo

Chỉ báo Thiếu hụt nếu Trọng số

Sức khỏe (1/3)

Dinh dưỡng1 Bất kỳ người nào dưới 70 tuổi có thông tin thiếu dinh

dưỡng 1/6

Tử vong trẻ em2 Bất kỳ đứa trẻ nào của hộ đã tử vong trong giai đoạn

năm năm trước cuộc khảo sát 1/6

Giáo dục (1/3)

Số năm đi học Không có thành viên nào trong độ tuổi từ 10 tuổi trở

lên đã hoàn thành sáu năm học 1/6

Tình trạng đi học3

Bất kì trẻ nào trong độ tuổi đi học không đi học đến

tuổi mà trẻ phải hoàn thành lớp 8 1/6

Nhiên liệu nấu ăn

Một hộ gia đình nấu ăn với phân động vật, cây nông nghiệp, cây bụi, gỗ, than.

Các chiều và trọng số

từng chiều nghèo

Chỉ báo Thiếu hụt nếu Trọngsố

Điều kiện sống (1/3)

Điều kiện vệ sinh4

Thiết bị vệ sinh hộ gia đình không được cải thiện (theo hướng dẫn của SDG) hoặc được cải thiện nhưng được chia sẻ với các hộ gia đình khác.

1/18

Nước uống5

Hộ gia đình không được sử dụng nước uống được cải thiện (theo hướng dẫn của SDG) hoặc sử dụng nước uống an toàn cách nhà ít nhất 30 phút đi bộ (cả đi lẫn về).

1/18

Điện Hộ không có điện 1/18

Nhà ở6

Hộ gia đình có nhà ở không đảm bảo: sàn nhà làm bằng vật liệu tự nhiên hoặc mái nhà hoặc tường là

vật liệu thô sơ. 1/18

Tài sản

Hộ gia đình không sở hữu nhiều hơn một trong những tài sản sau: radio, TV, điện thoại, máy tính, xe đẩy động vật, xe đạp, xe máy hoặc tủ lạnh và không sở hữu ô tô hay xe tải

1/18

Phương pháp do Alkire và Foster xây dựng, thực sự hữu ích với các nhà làm chính sách trên một số khía cạnh. Thứ nhất, phương pháp này giúp thiết kế các chính sách phù hợp từ đó phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn cho nhóm đối tượng thực sự cần hỗ trợ. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp xác định mối liên kết giữa các thiếu hụt. Phương pháp Alkire - Foster tích hợp nhiều khía cạnh khác nhau của nghèo đói vào một thước đo duy nhất, phản ánh mối liên hệ giữa các thiếu hụt và giúp xác định các bẫy nghèo. Mặt khác, phương pháp này có tính linh hoạt có thể bổ sung các chiều và chỉ báo của từng chiều để đo lường NĐC cũng như sử dụng các ngưỡng nghèo đa chiều khác nhau. Phương pháp này có thể được sử dụng để tạo ra các thước đo nghèo, nhắm mục tiêu vào người nghèo là người hưởng lợi từ các chương trình được triển khai. Cuối cùng, đo lường đa chiều có thể bổ sung cho các thước đo nghèo khác, chẳng hạn như thu nhập. Ngoài ra, có thể kết hợp thu nhập dưới dạng một chiều trong một thước đo đa chiều như đã đề cập ở trên. Tuy vậy, Alkire & Foster (2011) tiếp cận đo lường nghèo đa chiều chỉ bao gồm các chiều xã hội không bao gồm chiều tiền tệ với các chỉ báo và các chiều được thể hiện trong Bảng 1.2.

Không thể có một bộ chỉ báo chung cho các quốc gia do đặc điểm của từng quốc gia và điều kiện tiếp cận nguồn dữ liệu là khác nhau. Các quốc gia khác nhau đã xây dựng các bộ chỉ báo phù hợp với các chương trình nghị sự phát triển quốc gia của họ, nhắm vào các nhóm dân số cụ thể và giám sát các chương trình bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là hướng tới sự hài hòa cuối cùng bằng cách sử dụng một tập hợp các chỉ báo cốt lõi. Bảng 1.3 cho thấy các chiều khác nhau được lựa chọn bởi các quốc gia trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w